Nghiên cứu tác động của dự án 661 tại 02 xã điển hình: xã Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 82 - 94)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.6. Nghiên cứu tác động của dự án 661 tại 02 xã điển hình: xã Châu

3.6.1. Tác động của dự án về mặt kinh tế

Biểu đánh giá tình hình kinh tế Hộ GĐ tham gia dự án xã Châu Bình trước và sau khi tham gia dự án 661

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0

Nghèo Trung bình Khá

Tình hình kinh tế hộ GĐ trước khi TG dự án (%) Tình hình kinh tế hộ GĐ sau khi TG dự án(%)

Hình 3.1: Tình hình kinh tế hộ gia đình tham gia dự án xã Châu Bình trước và sau khi tham gia dự án 661

Biểu điều tra tình hình kinh tế xã Lục Dạ trước và sau khi tham gia dự án 661

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0

Nghèo Trung bình Khá

Tình hình kinh tế

Tlệ phần tm

Tình hình kinh tế hộ GĐ trước khi TG dự án (%) Tình hình kinh tế hộ GĐ sau khi TG dự án(%)

Hình 3.2: Tình hình kinh tế xã Lục Dạ trước và sau khi tham gia dự án 661

Nhìn vào hai biểu điều tra trên (Hình 3.1 và 3.2) ta thấy tình hình kinh tế hộ GĐ của hai xã Châu Bình – Huyện Quỳ Châu và Xã Lục Dạ - Huyện Con Cuông trước khi tham gia dự án có số hộ nghèo đạt tỷ lệ cao, nhưng kể từ khi tham gia dự án, có các nguồn thu nhập từ các hoạt động của dự án làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ hộ trung bình và khá cụ thể:

Xã Châu Bình tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50% xuống còn 30%, tỷ lệ hộ Trung bình giữ nguyên đạt 50%; Tỷ lệ hộ Khá tăng từ 6,7% lên 26,7% sau khi tham gia dự án.

Xã Lục Dạ có tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50% xuống còn 10%, tỷ lệ hộ trung bình tăng từ 50% lên 73,3% và tỷ lệ hộ khá tăng từ 0% lên 16,7%.

Như vậy có thể đánh giá rằng dự án đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế hộ gia đình tham gia dự án, xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập cho những hộ gia đình tham gia dự án.

Biểu điều tra tổng thu nhập trong một năm của hộ gia đình trước và sau khi tham gia dự án 661 - Xã Châu Bình

838,0

1.026,0 Tổng thu nhập trên một năm

của các hộ gia đình trước khi tham gia dự án (Tr.đồng) Tổng thu nhập trên một năm của các hộ gia đình sau khi tham gia dự án (Tr.đồng)

Hình 3.3: Tình hình kinh tế xã Châu Bình trước và sau khi tham gia dự án 661

Biểu điều tra tổng thu nhập trong một năm của hộ gia đình trước và sau khi tham gia dự án 661 - Xã Lục Dạ

1.048,0

1.407,0 Tổng thu nhập trên một năm

của các hộ gia đình trước khi tham gia dự án (Tr.đồng) Tổng thu nhập trên một năm của các hộ gia đình sau khi tham gia dự án (Tr.đồng)

Hình 3.4: Tổng hợp thu thập trong một năm của hộ gia đình trước và sau khi tham gia dự án 661 – xã Lục Dạ

Qua hai biểu đồ trên (Hình 3.3. và 3.4) ta thấy tổng thu nhập tính cho một năm của các hộ gia đình của hai xã trước khi tham gia dự án ít hơn tổng thu nhập sau khi tham gia dự án, xã Châu Bình có tổng thu nhập tăng từ 838

triệu đồng lên 1.026 triệu đồng, Xã Lục Dạ có tổng thu nhập tăng từ 1.048 triệu đồng lên 1.407 triệu đồng. Do vậy tác động của dự án làm cho thu nhập của người dân tham gia tăng lên rõ rệt; Trước khi tham gia dự án, người dân ở hai xã trên chủ yếu là tham gia sản xuất nông nghiệp, thu nhập thuần túy là nông nghiệp và một số khoản thu ít ỏi khác từ việc chăm sóc rừng cho một số công ty lâm nghiệp hoặc các lâm trường, sau khi tham gia dự án người dân được nhận đất để tự đầu tư chăm sóc và được sự hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Một số hộ gia đình đã đạt được mức trên dưới một trăm triệu đồng một năm từ việc trồng và bán gỗ keo nguyên liệu.

3.6.2. Tác động của dự án về mặt xã hội

Biểu điều tra thời gian bắt đầu tham gia dự án 661 của các hộ gia đình tại xã Lục Dạ

7

7

11 3 2

1998 1999 2000 2001 2002

Hình 3.5: Thời gian bắt đầu tham gia dự án 661 của các hộ gia đình tại xã Lục Dạ

Dự án bắt đầu hoạt động năm 1999 và hầu hết các hộ gia đình đều tham gia vào những năm đầu của dự án. Do cán bộ dự án đã tuyên truyền rất tốt về vai trò quan trọng của việc tham gia trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng nên đã giúp cho người dân nơi đây sớm nâng cao nhận thức về rừng và đất rừng, biết bảo vệ và phát triển rừng. Góp phần vào thanh công chung của huyện và của tỉnh.

Biểu điều tra tình hình nội dung công việc của các hộ gia đình tham gia vào dự án 661 - Xã Châu Bình

33,33

13,33 53,33

Trồng rừng thuê Chăm sóc thuê

Nhận khoán chăm sóc, bảo vệ

Hình 3.6: Tình hình nội dung công việc của các hộ gia đình tham gia dự án 661 – xã Châu Bình

Biểu điều tra tình hình nội dung công việc của các hộ gia đình tham gia vào dự án 661 - Xã Lục Dạ

16,67

26,67 56,67

Trồng rừng thuê Chăm sóc thuê

Nhận khoán chăm sóc bảo vệ

Hình 3.7: Tình hình nội dung công việc của các hộ gia đình tham gia dự án 661 – xã Lục Dạ

Đối với cả hai xã các hộ gia đình ở đây có ba hình thức công việc chủ yếu khi tham gia vào dự án đó là: Trồng rừng thuê; chăm sóc thuê và nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng.

Xã Châu Bình và Xã Lục Dạ có hình thức nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ là 53,33% và 56,67% số hộ được tham gia phỏng vấn, chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong ba hình thức công việc của hộ gia đình. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước đầu tư trung bình khoảng 3-4 triệu đồng/ha chi cho công tác trồng rừng, nguời dân chủ yếu là bỏ công lao động và chăm sóc. Không những thế dự án còn tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị xã hội, quốc phòng, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai.

Biểu điều tra tình hình đầu tư vốn trên 1 ha trồng rừng của Dự án 661 và hộ gia đình - Xã Châu Bình

46

57

Vốn do Nhà nước ĐT (%) Vốn do hộ GĐ đầu tư (%)

Hình 3.8: Tình hình đầu tư vốn trên 1 ha trồng rừng của dự án 661 và hộ gia đình – xã Châu Bình

Biểu điều tra tinh hình đầu tư vốn trên 1 ha trồng rừng của Dự án 661 và hộ gia đình - Xã Lục Dạ

44

56

Vốn do Nhà nước ĐT (%) Vốn do hộ GĐ đầu tư (%)

Hình 3.9: Tình hình đầu tư vốn trên 1 ha trồng rừng của dự án 661 và hộ gia đình – xã Lục Dạ

Nhìn biểu đồ trên ta thấy sự đầu tư của nhà nước và người dân là tương đối đồng đều. Nhà nước đầu tư giống cây, phân bón và các nguyên vật liệu đầu vào, còn hộ gia đình đầu tư công sức, chăm sóc bảo vệ rừng với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên, với mức đầu tư của nhà nước như vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của người dân. Với mức đầu tư từ 3-4 triệu đồng/ha thì chỉ đủ đáp ứng về giống cây, phân bón nguyên liệu của năm đầu tiên, chưa kể đến thiên tai hạn hán làm giảm tỷ lệ cây sống phải trồng dặm tốn thêm nhiều kinh phí.

3.6.3. Tác động của dự án về mặt môi trường sinh thái 3.6.3.1. Mực nước sông suối tại hai xã điều tra

Biểu điều tra đánh giá của người dân về mực nước sông suối trong xã sau khi dự án 661 diễn ra - Xã Châu Bình

56,67

23,33

20,00

Mực nước giữ nguyên Mực nước cạn đi Mực nước nhiều lên

Hình 3.10: Đánh giá của người dân về mực nước sông suối trong xã sau khi dự án 661 diễn ra – xã Châu Bình

Biểu điều tra đánh giá của người dân về mực nước sông suối trong xã sau khi dự án 661 diễn ra - Xã Lục Dạ

43

30

27

Mực nước giữ nguyên Mực nước cạn đi Mực nước nhiều lên

Hình 3.11: Đánh giá của người dân về mực nước sông suối trong xã sau khi dự án 661 diễn ra – xã Lục Dạ

Đa số người dân của hai xã được phỏng vấn đều cho rằng mực nước sống suối ao hồ tại nơi dự án diễn ra nhiều hơn so với thời điểm trước khi xuất hiện dự án.

Xã Châu bình có 56,67% người dân được hỏi cho rằng mực nước nhiều hơn so với trước khi dự án diễn ra và 23,33% cho rằng mực nước sông suối vẫn giữ nguyên và số còn lại thì cho rằng mực nước cạn đi.

Xã Lục Dạ thì có 43% người dân được hỏi cho rằng mực nước tăng lên, 30% cho rằng mục nước giữ nguyên còn lại cho rằng mực nước cạn đi.

3.6.3.2. Mức độ trong đục của nguồn nước

Biểu điều tra đánh giá của người dân về độ trong, đục của nguồn nước sau khi diễn ra dự án 661 - Xã Châu Bình

60 20

20

Nước trong hơn Nước đục hơn Nước bình thường

Hình 3.12: Đánh giá của người dân về độ trong, đục của nguồn nước sau khi diễn ra dự án 661 tại xã Châu Bình

Biểu điều tra đánh giá của người dân về độ trong, đục của nguồn nước sau khi diễn ra dự án 661 - Xã Lục Dạ

43

27 30

Nước trong hơn Nước đục hơn Nước bình thường

Hình 3.13: Đánh giá của người dân về độ trong, đục của nguồn nước sau khi diễn ra dự án 661 tại xã Lục Dạ

Một trong những ảnh hưởng của dự án đó là ảnh hưởng đến nguồn nước qua đó ta có thể đánh giá được mức độ và tầm ảnh hưởng của dự án đến nơi diễn ra các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Độ trong, đục của nguồn nước cũng là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá tác động về mặt môi trường.

Xã Châu Bình đa phần nguời dân được phỏng vấn đều cho rằng nguồn nước sau khi dự án diễn ra trong hơn nguồn nước trước khi diễn ra dự án chiếm 60%, 20% số hộ dân đánh giá nguồn nước vẫn giữ nguyên và còn lại cho rằng nguồn nước đục hơn.

Xã Lục Dạ cũng có tỷ lệ phần trăm người được hỏi cho rằng nguồn nước trong hơn sau khi dự án diễn ra chiếm 43%, 30% số người được hỏi cho rằng nguồn nước bình thường, số còn lại cho rằng nguồn nước đục hơn.

3.6.3.3. Đánh giá độ xói mòn của đất trước và sau khi dự án diễn ra

Biểu điều tra đánh giá của người dân về tình hình xói mòn đất sau khi dự án 661 diễn ra - Xã Châu Bình

3

43 33

20

Độ xói mòn tăng Độ xói mòn vẫn thế Độ xói mòn giảm Độ xói mòn giảm mạnh

Hình 3.14: Đánh giá của người dân về tình hình xói mòn đất sau khi dự án 661 diễn ra – xã Chấu Bình

Biểu điều tra đánh giá của người dân về tình hình xói mòn đất sau khi dự án 661 diễn ra - Xã Lục Dạ

3

43 33

20

Độ xói mòn tăng Độ xói mòn vẫn thế Độ xói mòn giảm Độ xói mòn giảm mạnh

Hình 3.15: Đánh giá của người dân về tình hình xói mòn đất sau khi dự án 661 diễn ra – xã Lục Dạ

Tình hình xói mòn đất cũng phản ánh được tầm quan trọng của dự án, đa số nguời dân được hỏi cho rằng độ xói mòn vẫn thế và giảm mạnh và giảm, chỉ ít trong số hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng độ xói mòn tăng.

3.6.3.4. Đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của người dân sau khi dự án diễn ra

Biểu điều tra đánh giá tác động tích cực, tiêu cực sau khi dự án 661 diễn ra - Xã Châu Bình

7 63 30

Tác động tích cực (%) Tác động tiêu cực (%) Tác động không rõ rệt (%)

Hình 3.16: Đánh giá tác động tích cực, tiêu cực sau khi dự án 661 diễn ra tại xã Châu Bình

Biểu điều tra đánh giá tác động tích cực, tiêu cực sau khi dự án 661 diễn ra - Xã Lục Dạ

13 63

23

Tác động tích cực (%) Tác động tiêu cực (%) Tác động không rõ rệt (%)

Hình 3.17: Đánh giá tác động tích cực, tiêu cực sau khi dự án 661 diễn ra tại xã Lục Dạ

Hầu hết người dân được hỏi đều cho rằng dự án có tác động tích cực đến khu vực diễn ra dự án và người dân tham gia dự án.

Dự án diễn ra không những làm tăng thu nhập của người dân mà còn làm thay đổi toàn bộ cách suy nghĩ và cách hành xử của người dân nơi đây đối với rừng.

Dự án đã mang lại những hiệu quả tích cực đến người dân trên cả ba mặt Kinh tế, xã hội và môi trường. Không những làm góp phần ổn định đời sống thu nhập cho dân mà còn là một nhân tố tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, góp phần ổn định xã hội vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khó khăn, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)