Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34 - 44)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

Nghệ An có diện tích 16.498,5 km2, thuộc khu vực Bắc Trung bộ Việt Nam, tọa độ địa lý 18033’43’’ đến 19024’43’’ vĩ độ Bắc và từ 103052’53’’ đến 105045’50’’ kinh độ Đông cách thành phố Hà Nội 300 km; Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa ; Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; Phía Tây giáp với Biển Đông với bờ biển dài 82km; Diện tích đất tự nhiên: 1.648.729 ha. chiếm 5,01% diện tích đất tự nhiên toàn quốc.

Dân số: 3.103.400 người (theo tổng cục thống kê năm 2007) gồm các dân tộc:

Kinh, Khơ mú, Sán dìu, Thái, H’mông, Ơ đu, Thổ...

Mật độ trung bình 188 người/km2; Tỉnh lỵ là Thành phố Vinh; Các huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hoà và 17 huyện gồm Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.

Địa hình: tỉnh Nghệ An nằm ở Đông bắc dãy Trường sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi cỏc hệ thống đồi nỳi, vựng đồi nỳi chiếm ắ diện tích sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là Pulaileng (2.711m) ở Huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng

huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0.2m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83%

diện tích đất tự nhiên toàn tình.

Khí hậu, thời tiết: Nằm trong vùng khí hậu thời tiết gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây – Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình hàng năm 230C - 240C, nhiệt độ cao nhất là 42,70C xảy ra vào năm 1996, tháng lạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, tần suất sương muối thường xảy ra vào mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau; Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.610,9mm, lượng mưa thấp nhất là 1110,1 mm ở huyện Tương Dương; Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7.

Sông ngòi: Tổng chiều dài sông ngòi trên địa bàn tỉnh là 9,828km, mật độ trung bình là 0,7km/km2. Sông lớn nhất là Sông Cả (Sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là 17.730km2). Nhìn chung, nguồn nước khá dồi dào, đủ đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Biển và bờ biển: Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển ngành du lịch ở Nghệ An.

Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập được giáo dục tiểu học cho 10 huyện miền núi là 314.420 em. Số học sinh người dân tộc thiểu số chiếm 36%. Số giáo viên toàn tỉnh có 35.000 người trong đó giáo viên là người dân tộc thiểu số có 59 người.

- Tài nguyên đất: Tỉnh Nghệ An có 1.648.728 ha diện tích đất tự nhiên.

Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 195.944 ha, chiếm 11,88%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 685.504 ha, chiếm 41,57%; diện tích đất chuyên dùng là 59.221 ha, chiếm 3,59%; diện tích đất ở là 14.893 ha, chiếm 0,9%;

diện tích đất chưa sử dụng và sống suối là 693.166 ha chiếm 42,04%.

- Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 142.333 ha chiếm 72,63%, riêng đất lúa chiếm mặt nước chưa sử dụng là 4.634 ha

Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2002, Tỉnh Nghệ An có 697.057 ha rừng, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 630.457 ha, diện tích rừng trồng là 66.660 ha. Tổng trữ lượng gỗ tính đến năm 2002, toàn tỉnh có trên 50 triệu m3 gỗ nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, sấu, đinh hương, sến.... ngoài ra còn có hàng tỷ cây tre, nứa, mét... và có 226 loài dược liệu quý.

Mạng lưới cơ sở hạ tầng: Toàn tỉnh có 7.009 km đuờng giao thông.

Trong đó, đường do Trung ương quản lý dài 665km; đường do tỉnh quản lý dài 344 km; đường do huyện và xã quản lý dài 6.000 km, chiếm 85,60%, kết cấu phổ biến là mặt cấp phối tự nhiên và đường đất chiếm 87%, mặt nhựa chiếm 13%, vùng miền núi có 1.398km (đường nhựa và đá dăm dài 86km).

Chất lượng đường giao thông nông thôn miền núi kiém hơn so với đường giao thông đồng bằng và trung du. Tính đến tháng 9 năm 2002 còn 15 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm 10 huyện miền núi.

Tình hình dân tộc và tôn giáo: Những năm gần đây đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên đáng kể. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã vận động đồng bào định canh định cư, phát triển sản xuất, không di cư trái phép sang Lào.

Nhân dân Nghệ An tham gia hai tôn giáo chính là Công giáo và Phật giáo.

Tình hình thiên tai hỏa hoạn: Các sự cố thường xảy ra như nắng nóng kéo dài. Địa hình dốc, nhiều khe suối cho nên mưa thường xảy ra lũ quét ở các

huyện vùng cao (Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu). Về mùa khô thường xảy ra hạn hán kéo dài đến hỏa hoạn ở một số huyện vùng núi cao.

Tình hình đời sống: Toàn tỉnh có khoảng 17,53% hộ đói nghèo, trong đó tỷ lệ đói nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 là 31,95%.

Mức thu nhập bình quân vùng miền núi, dân tộc, vùng sâu còn thấp.

3.2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội – Huyện Con Cuông

Con Cuông là huyện miền núi vùng cao, nằm ở vị trí cửa ngõ phía tây của tỉnh Nghệ An, cách tỉnh lị thành phố Vinh 120 km, bao gồm 12 xã và 01 thị trấn. Huyện Con Cuông phía Đông giáp Huyện Anh Sơn, Phía Tây Nam giáp nước CHDCND Lào, Phía Tây Bắc giáp huyện Tương Dương, Phía Nam giáp nước CHDCND Lào, Phía Bắc giáp huyện Quỳ Hợp và huyện Tân Kỳ.

Huyện Con Cuông bị phân chia bởi dòng sông Lam, tạo thành hai vùng kinh tế, sinh thái rõ rệt đó là vùng hữu ngạn và vùng tả ngạn. Dân số gần 15.820 hộ, 65.239 khẩu và 40.509 lao động, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, bao gồm các dân tộc: Thái, Kinh, Tầy, Nùng, Hoa và Đan Lai.

Tổng diện tích tự nhiên 173.831,12 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 154.537 ha, diện tích còn lại là 19.279 ha diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, quốc phòng, an ninh...

Cơ sở hạ tầng văn hóa: Là huyện vùng cao được sự quan tâm của tỉnh và các ban ngành cấp tỉnh, cơ sở hạ tầng đã có sự thay đổi rõ rệt; có 12/13 xã, thị trấn có điện lưới Quốc gia; có 27 km đường Quốc lộ 7A chay xuyên suốt từ đầu đến cuối huyện và có 13 km đường tỉnh lộ nối QL 7A và đường 48.

Có 11/13 xã, thị trấn có trường học cao tầng, xây dựng trường chuẩn quốc gia 17/48 trường, có 100 trẻ em được đến trường. Huyện có 01 bện viện đa khoa, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 13/13 xã, thị trấn có trạm y tế xã, 11/13 xã có bác sỹ về xã, có y sỹ nhi khoa.

Thực trạng kinh tế: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2009 là 563.747 triệu đồng, đạt 99.5% kế hoạch cả năm.

Hiệu quả và tác động của dự án

Trước năm 1998, diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị xâm hại nghiêm trọng, đặc biệt là tại các vùng đệm, gần khu dân cư diện tích có xu hướng thu hẹp dần, tài nguyên rừng (gỗ, lâm sản, động vật) bị khai thác, buôn bán trái phép, nhiều nơi trở thành điểm nóng, độ che phủ rừng giảm có nơi chỉ còn 20- 30%, diện tích phát triển rừng hàng năm hầu như không tăng mà có chiều hướng giảm, nguyên nhân là:

Để có lương thực đảm bảo đời sống nhân dân, hàng năm huyện giao hàng ngàn ha diện tích rừng cho bà con nông dân để sản xuất nương rẫy, do công tác quản lý nhà nước lỏng lẻo, nên việc sản xuất nương rẫy không đúng theo quy hoạch và khai thác gỗ rừng trái phép ồ ạt, do vậy hàng năm có hàng ngàn ha đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bị tàn phá.

Là huyện miền núi vùng cao, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%

đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nguyên nhân là do chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, sức lao động, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật... chủ yếu sống dựa vào rừng đó là phát rừng làm nương rẫy khai thác gỗ và lâm sản trái pháp, săn bắt động vật rừng đổi bán lấy lương thực... nên ảnh hưởng rất lớn đén quản lý bảo vệ rừng.

Nhờ có các chương trình đầu tư từ dự án 661, đến năm 2010 diện tích rừng được quản lý, bảo vệ 128.094,4 ha (100% diện tích rừng); trồng rừng năm 2010 gồm: trồng cây phân tán vụ xuân là 30.000 cây các loại trong đó có 12.000 cây keo lai huyện cấp cho các xã, thị. Trồng rừng nguyên liệu 2.500 ha trong đó: Dự án 147 là 1.392,7 ha, dự án 661 là hơn 100 ha. Công ty Tân Hồng là 327 ha, trồng rừng thay thế nương rẫy 300 ha, diện tích keo lai dân tự bỏ vốn trồng là 380,3 ha. Công tác quản lý, chăm sóc bảo vệ rừng, kiểm tra

kiểm soát lâm sản được tăng cường thường xuyên, rừng được bảo vệ tốt. Tích cực ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ vi phạm lâm luật. Xây dựng và thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và quản lý bảo vệ rừng, không có cháy rừng xảy ra.

3.2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội – Xã Lục Dạ, Huyện Con Cuông - Xã Lục Dạ là xã miền vùng cao, huyện Con Cuông, cách trung tâm huyện lị 12 km về phía Nam – Tây Nam. Phía Bắc giáp xã Yên Khê, Phía Nam giáp xã Môn Sơn, Phía Đông giáp xã Môn Sơn – huyện Anh Sơn, Phía Tây giáp xã Môn Sơn, xã Yên Khê.

- Khí hậu thủy văn: Chế độ nhiệt ở đây có 02 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ lên đến 410C, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ có lúc thấp nhất 60C, Nhiệt độ bình quân của nhiều năm qua là 220C, số giờ nắng bình quân năm là 1.600 giờ. Lượng mưa bình quân trong một năm là 1950 mm, là nơi chịu ảnh hưởng rất lớn của gió Đông - Bắc và gió Phơn Tây - Nam ( Gió Lào).

Điều kiện đất đai: Gồm đất feralit trên đá mẹ phiến thạch sét, Đất bồi tụ trên núi, Đất thịt trung bình phụ trên nền thịt nặng hoặc sét. Hiện trạng đất đai: Diện tích tự nhiên 12.275,65 ha trong đó: Đất nông nghiệp 11.998,64 ha, Đất sản xuất nông nghiệp 1.097,07 ha gồm : Đất trồng cây hàng năm 720,34 ha, đất trồng lúa 287,2 ha và đất trồng cây lâu năm 376,73 ha. Đất Lâm nghiệp: 10892,37 ha gồm: Đất rừng sản xuất 2.492,0 ha, (Rừng tự nhiên 2.976,0 ha, rừng trồng 527 ha, đất trống 1.326,5 ha). Đất rừng phòng hộ 2,732,1 ha, (Rừng tự nhiên 2.628,8 ha, rừng trồng 38,3 ha, đất trống 65,5 ha).

Đất rừng đặc dụng 7.3330,8 ha, (Rừng tự nhiên 3.326,3 ha, rừng trồng 0 ha, đất trống 4,5 ha). Đất phi nông nghiệp 172,55 ha, Đất chưa sử dụng 104,46 ha.

- Hiện trạng sông suối: Xã có 01 dòng sông chính chảy dài dọc xã là Khe Mọi, đổ ra sông Giăng và hệ thống khe suối: Khe Sú, khe Cá, khe Yên Hòa…

đảm bảo tưới tiêu, sinh hoạt cho trên 80% toàn xã.

- Dân số - lao động: Toàn xã có 1.668 hộ, phân bổ trên 12 thôn bản, với 7.443 nhân khẩu (có 7.175 khẩu nông nghiệp chiếm 96,4%, còn lại khẩu phi nông nghiệp). Tổng số lao động 2.278 trong đó lao động nông nghiệp 1.732 chiếm 76%, còn lại phi nông nghiệp. Tỷ lệ tăng dân số 1,0%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ là 37,9%, theo chuẩn mới là 67,8%. Thu nhập người dân 4.000.000 đồng/người/năm,

- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 56,9%, Tiểu thủ công nghiệp chiếm 25,7% , Thương mại chiếm 17,3%. Tổng giá trị sản xuất năm 2010: Sản xuất nông nghiệp đạt 29,4 tỷ, Tiểu thủ công nghiệp đạt 19,1 tỷ, dịch vụ thương mại đạt 12 tỷ. Tổng thu ngân sách địa phương năm 2005 là 1,2 tỷ, năm 2010 là 1,5 tỷ. Trồng trọt: Diện tích lúa cả năm 574 ha, năng suất 56,1 tạ/ha, diện tích ngô 150 ha, năng suất đạt 45 tạ/ha, diện tích lạc 48 ha, năng suất đạt 20 tạ/ha, rau các loại 3 ha, năng suất đạt 2,5 tạ/ha. Chăn nuôi: Tổng đàn trâu 2.200 con, đàn bò 1.234 con, đàn lợn 5.778 con, gia cầm 65.840 con,

- Dân sinh kinh tế: Hệ thống giáo dục của xã gồm có 01 trường mầm non với 271 cháu, 11 giáo viên, 02 trường Tiểu học với 620 học sinh và 70 giáo viên; 01 trường trung học cơ sở với 416 học sinh và 33 giáo viên; hệ thống các trường về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của xã.

Cơ sở văn hóa có 8/12 thôn bản có cơ sở đạt theo tiêu chuẩn của bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Có 01 bưu điện văn hóa xã được xây dựng trên khuôn viên 400m2, diện tích sử dụng 150 m2. Cơ sở y tế: có 01 phòng khám đa khoa khu vực. Có 01 trạm y tế được xây dựng trên diện tích 4000 m2 (nhà cấp 4, 04 giường bệnh, 04 y sỹ).

Tình hình giao thông: Xã có 5,8 km đường nhựa liên xã chạy qua đạt chuẩn quốc gia và 70 km đường nội xã có 10 km bê tông hóa, còn lại là đường đất rộng 2 - 3m. Chưa tính đường nội thôn xóm, giao thông nội đồng là 27km đường đất 2 m. Hệ thống thủy lợi: Đã cơ bản bê tông hóa với 8km kênh cấp II và 32km kênh cấp III, hệ thông tiêu nước kênh cấp II 2,5 km. Hệ thống cấp điện: có 06 trạm biến áp với tổng công suất 760 KVA đáp ứng đủ 100 % nhu cầu số hộ được dùng điện, chỉ số tiêu thụ hàng năm 800 KW trong đó điện sinh hoạt 600 KW. Nước sinh hoạt: Trên 80 % hộ dân đã dược sử dụng nước sạch.

3.2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội – Huyện Quỳ Châu

Quỳ Châu nằm cách thành phố Vinh khoảng 145km về phía Tây Bắc Nghệ An theo quốc lộ 48, có ranh giới chung với: Phía Bắc giáp huyện Quế Phong và tỉnh Thanh Hóa. Phía Nam giáp huyện Quỳ Hợp và huyện Con Cuông. Phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn và tỉnh Thanh Hóa. Phía Tây giáp huyện Quế Phong và Huyện Tương Dương.

Quỳ Châu có tuyến quốc lộ 48 đi qua huyện dài 39km, đường tỉnh lộ từ Châu Thôn đi Tân Xuân qua huyện dài 15km và 4 tuyến đường huyện lộ:

Đường Phù Huống dài 45km chạy xuyên ngã ba từ Săng lẻ (qua dốc Bù Xén, Bù Hốc) đến xã Châu Hoàn; đường 96 – Đốc Thiết từ Tân Hương xã Châu Hạnh đi bản 8-3 xã Châu Hội dài 16km; đường 69 – Bù Đằng, từ Lâm Hội xã Châu Hội đến trung tâm xã Châu Nga.

Quỳ Châu là một huyện miền núi vùng cao, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là:105.689,3 ha, Gồm 11 xã và 01 thị trấn, với 12.732 hộ, 53.910 khẩu và 34.322 lao động.

Là huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp khá lớn so với toàn tỉnh.

Diện tích đất lâm nghiệp 95.097 ha chiếm 89,9 %. Diện tích đất có rừng:

75.036,7 ha (Trong đó diện tích rừng tự nhiên: 71.347 ha; diện tích rừng trồng: 7. 868.25 ha kể diện tích trồng mới và trồng sau khai thác).

Quỳ Châu có tài nguyên rừng phong phú và đa dạng các loài thực vật rừng, động vật rừng của dải rừng Đông Bắc Trường Sơn, trong đó có các loài gỗ quí hiếm như: Lim, Sến, Táu, Lát hoa ... các loài cây thuốc và dược liệu quý như: Hoàng Đằng, Thiên nhiên kiện, Bách bộ, Sâm nam, sa nhân, Hoài sơn và nhiều loài thú quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam như: Gấu, chó, hổ, voi, báo và các loài linh trưởng.

Trong huyện có 5 tuyến đường thủy: Sông Hiếu dài 60km, sông Hạt dài 23km, Nậm Quàng dài 10km, Nậm Chàng dài 16km, Nậm Việc dài 20km, tổng chiều dài 129km, tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển về mùa mưa.

Nằm trong vành đai kinh tế Phủ Quỳ, là vệ tinh của trung tâm kinh tế vùng Tây Bắc của Tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần tăng năng lực sản xuất các ngành và nâng cao vai trò của huyện trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong vùng và giữa vùng với các địa phương trong tỉnh.

Là huyện có địa hình hiểm trở chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn.

Các dòng sông hẹp và dốc gây khó khăn cho phát triển vận tải đường sông và hạn chế khả năng điều hòa nguồn nước mặt trong và các mùa phục vụ cho canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với nhiều thác lớn nhỏ là tiềm năng rất lớn cần được khai thác để phát triển thủy điện.

Về khí hậu: Khí hậu Quỳ châu mang đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa nắng nóng, mùa lạnh và ẩm. Các yếu tố khí hậu trung bình nhiều năm cho thấy: sự chênh lệnh nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ không khí trung bình là 21-230C. Chế độ mưa: Là huyện có lượng mưa trung bình so với các huyện khác ở vùng miền núi Tây Bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 800 - 1200

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)