Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3 QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
Quản lý CTYT là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát sinh đến xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và thiêu hủy chất thải.
Thu gom là việc tách, phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm tập trung chất thải bệnh viện.
Vận chuyển là quá trình chuyên chở từ nơi phát sinh đến nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt trùng các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao ngay gần nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.
Tiêu hủy là quá trình sử dụng nhằm cô lập chất thải nguy hại, làm mất khả năng gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Nội dung công tác quản lý - Hệ thống quản lý kỹ thuật:
Chất thải rắn trong bệnh viện bao gồm chất thải sinh hoạt và chất thải y tế. Do đặc tính gây nguy hại cao đến môi trường và sức khỏe con người chất thải y tế phải được tách riêng ra khỏi chất thải sinh hoạt trước khi tiêu hủy.
Đó là quá trình bắt đầu từ điểm phát sinh CTR và cuối cùng và thải bỏ, bao gồm 5 khâu chức năng:
Lưu trữ và phân loại tại nguồn.
Thu gom.
Phân loại và xử lý.
Trung chuyển và vận chuyển.
Đốt.
- Hệ thống quản lý hành chính:
Hiện nay hệ thống quản ký hành chính là tổ chức cao nhất trong cơ quan, xí nghiệp nói chung và tại bệnh viện nói riêng. Công tác quản lý đƣợc tổng hợp từ nhiều ngành nghề và đƣợc quản lý với nhiều nhân lực có nhiều chuyên môn đem lai hiệu quả tốt nhất cho công tác quản lý. Một cách tổng quát, hệ thống quản lý hành chính gồm các thành phần sau:
Các phòng ban chức năng.
Tài chính.
Điều hành.
Quản lý thiết bị.
Báo cáo giá thành, thanh quyết toán.
Hợp đồng.
Hướng dẫn
Thông tin cộng đồng.
Quan hệ quốc tế.
Trong công tác quản lý CTR, hệ thống quản lý hành chính là hệ quả của hệ thống kỹ thuật, cùng phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp cho công tác quản lý tốt, giảm bớt tác động xấu đến môi trường. Mỗi phòng ban hay mỗi thành phần trong hệ thống có chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và quyền lợi khác nhau. Việc phân chia các thành phần để chỉ rõ trách nhiệm với nhau và tạo mối liên kết theo kiểu mắt xích.
Giảm thiểu tại nguồn 2.3.1
Phương pháp làm giảm thiểu chất thải hiện tại đang được áp dụng là các hoạt động tái sinh, tái chế cũng nhƣ giảm thiểu tại nguồn. Giảm thiểu tại nguồn là giảm về số lượng hoặc độc tính của bất kỳ một chất thải y tế nào đi vào dòng chất thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc đưa vào môi trường. Những cải tiến căn bản trong giảm thiểu tại nguồn là:
- Chọn nhà cung cấp hậu cần cho bệnh viện mà sản phẩm của họ ít phế thải hay giảm lƣợng CTYT nguy hại phải xử lý đặc biệt.
- Sử dụng các biện pháp khử trùng tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các biện pháp hóa học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại.
- Giảm thiểu chất thải, nhất là trong công tác phân loại và khử trùng tẩy uế.
Nguồn phát sinh
Lưu trữ và phân loại tại nguồn
Thu gom
Trung chuyển và vận chuyển
Thải bỏ
Phân loại và xử lý
Sơ đồ 2.2. Quy trình xử lý chất thải y tế tại bệnh viện
Quản lý và kiểm soát ở bệnh viện 2.3.2
- Việc quản lý và kiểm soát chất thải ở bệnh viện đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Tập trung quản lý thống nhất các loại thuốc, hóa chất nguy hại.
- Giám sát sự luân chuyển lưu hành hóa chất, dược chất ngay từ khâu nhận, nhập kho, sử dụng và tiêu hủy thải bỏ.
Quản lý kho hóa chất, dƣợc chất 2.3.3
Việc quản lý kho hóa chất và những dƣợc phẩm cụ thể là:
- Thường xuyên nhập hàng từng lượng nhỏ hơn là nhập quá nhiều một đợt dễ dẫn tới thừa hay quá hạn.
- Sử dụng các lô hàng cũ trước, hàng mới dùng sau.
- Sử dụng toàn bộ thuốc, dƣợc chất vật tƣ trong đợt, rồi mới chuyển sang đợt mới.
- Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc, dược chất, vật tư tiêu hao ngay từ khi nhập hàng cũng nhƣ trong quá trình sử dụng.
Thu gom, phân loại và vận chuyển 2.3.4
Phân loại:
Điểm chủ yếu của biện pháp này là phân loại ngay từ đầu một cách chính xác chất thải y tế nguy hại và chất thải rắn thông thường. Việc phân loại chính xác chất thải y tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tiếp theo như quá trình vận chuyển và lưu giữ tại bệnh viện hay quá trình vận chuyển tới nơi tiêu hủy và quá trình tiêu hủy.
Việc tách và phân loại CTYT đòi hỏi phải có thùng chứa, túi lót trong thùng chứa đƣợc buột chặt chẽ, hộp đựng vật sắc nhọn. Yêu cầu màu sắc phải thống nhất theo quy định để dễ quản lý chất thải y tế đã đƣợc phân loại thu gom trong suốt quá trình lưu thông.
Bảng 2.3. Yêu cầu màu sắc, túi, thùng đựng và biểu tƣợng chỉ chất thải y tế STT Loại chất thải Màu và đánh dấu nhãn Loại thùng, túi
1 Chất thải lây nhiễm cao Vàng, kí hiệu nhiễm khuẩn cao
Thùng nhựa, túi nhựa bền chắc chắn 2 Chất thải lây nhiễm,
bệnh phẩm, giải phẫu
Vàng, có logo nhiễm khuẩn Thừng nhựa, túi nhựa bền
3 Vật sắc nhọn Vàng để chữ sắc nhọn Túi nhựa bền, hộp giấy, chai nhựa 4 Chất thải y tế có đồng
vị phóng xạ
Đen, logo có bức xạ theo quy định
Hộp chì, kim loại có dán nhãn bức xạ 5 Chất thải y tế thông
thường
Xanh, túi đựng rác sinh hoạt Túi nilon, thùng nhựa, kim loại 6 Chất thải có khả năng
tái chế
Trắng, biểu tƣợng chất thải có thể tái chế
Túi nilon, thùng nhựa, kim loại (Nguồn: Theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế, 2007)
Thu gom tại phòng khoa:
Nhân viên y tế phân loại, tách chất thải y tế ngay trong quá trình khám chữa bệnh như thay băng, tiêm truyền. Hoạt động này phải duy trì thường xuyên liên tục.
Nhân viên chịu trách nhiệm thu gom chất thải y tế từ các khoa chuyên môn tập trung về thùng lưu chứa tập trung, sau đó vận chuyển về khu lưu giữ chất thải y tế nguy hại của bệnh viện.
Chất thải phải được thu gom hàng ngày và chuyển về nơi lưu giữ chất thải của bệnh viện.
Thùng túi đã chứa đầy chất thải, khi vận chuyển đi phải có nhãn ghi rõ chất thải từ khoa, bệnh viện, ngày giờ.
Phải có ngay thùng, túi chứa rác đặt ngay vào vị trí khi đã chuyển thùng cũ đi.
Lưu chứa:
Khu lưu giữ chất thải y tế xây dựng riêng, tách biệt với khu vực khám chữa bệnh của bệnh viện.
Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt.
Thời gian lưu chứa như sau:
Tốt nhất là vận chuyển CTYT nguy hại đi xử lý ngay trong ngày. Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ.
Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ.
Vận chuyển:
Xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.