THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Xác định những khó khăn và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác quản lý chất thải y tế tại TP hồ chí minh (Trang 46 - 53)

Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÍ MINH

Phát sinh CTYT ở thành phố Hồ Chí Minh 2.4.1

Theo báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011, thì Đông Nam Bộ là vùng có chất thải y tế phát sinh hàng năm lớn nhất nước ta, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực kinh tế năng động nhất nước ta, dân số lớn, tập trung đông đảo các cơ sở y tế hiện đại, có trình độ chuyên môn cao, thu hút đông đảo bệnh nhân từ các tỉnh lân cận, nên CTYT luôn là vấn đề cấp thiêt đối với Thành phố, nhất là giai đoạn hiện nay.

Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế khác nhƣ:

trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu, …; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu sinh học, ngân hàng máu…

Bảng 2.4. Khối lƣợng CTYT tại một số bệnh viện tại TP.HCM

Tên Cơ sở phát sinh

Khối lƣợng

(Kg)

Bệnh viện 115 732

Bệnh viện 30 – 4 522

Bệnh viện An Bình 2.026

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới 432

Bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương 360

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình 1.200

Bệnh viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi Chức Năng TP.HCM 4.500

Bệnh viện Đa Khoa khu vực Củ Chi 151

Bệnh viện Đa Khoa khu vực Thủ Đức 56.604

Bệnh viện Da liểu TP. HCM 2.257

Bệnh viện Đại Học Y Dƣợc TP.HCM 377,2

Bệnh viện điều dƣỡng - phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp 16.014

Bệnh viện Đức Khang 2.220

Thành phố hiện có 476 cơ sở y tế khám chữa bệnh (khối công lập), bao gồm bệnh viện thuộc Trung ƣơng (Bộ Y tế quản lí), bệnh viện thuộc thành phố (Sở Y tế quản lí), bệnh viện cấp huyện, trung tâm y tế dự phòng (cấp quận), trạm y tế (cấp phường), bệnh viện thuộc nghành quản lí (Công an, Quân đội, ưu điện, Giao thông vận tải…) và hơn 13.141 cơ sở y tế khám chữa bệnh (ngoài công lập) với tính đa dạng về loại hình và quy mô nhƣ: bệnh viên (đa khoa, chuyên khoa); phòng khám (chuyên khoa, đa khoa, phòng mạch); nhà hộ sinh; dịch vụ y tế (dịch vụ kính thuốc, tiêm chích, thay băng, chăm sóc sức khỏe tại nhà, phòng răng,..); phòng chẩn trị y học cổ

truyền,…Số cơ sở công lập tuy ít hơn dân lập, nhƣng về tổ chức quy mô, chuyên môn và cung cấp dịch khám chữa bệnh thì khối công lập vẫn chiếm đa số về số lượt người khám chữa bệnh, hiệu quả khám điều trị và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống y tế nên khối lƣợng CTYT phát sinh chiếm tỷ trọng lớn hơn. (Danh sách các bệnh viện ở TP. HCM đƣợc đính kèm ở Phụ lục)

(Nguồn: Bộ Y Tế, năm 2014)

Lƣợng phát sinh

Theo số liệu báo cáo của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô Thị thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, CTYT (lây nhiễm) thu gom xử lý đã tăng liên tục từ 4,6 tấn/ngày (2000) đến 16,6 tấn/ngày (2014) từ các cơ sở khám chữa bệnh, mà chủ yếu là từ các bệnh viện (hầu hết là khối công lập) và có thực hiện hợp đồng vận chuyển, xử lý.

Bảng 2.5. Khối lƣợng CTYT phát sinh tại TP.HCM giai đoạn 2002 - 2014 Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2011 2012 2013 2014 Khối lƣợng

tấn/ngày

4,6 5,8 6,88 8,97 11,38 11,54 13,9 15,92 17,16 16,6

Khối lƣợng tấn/năm

1.681 2.117 2.5123.2744.154 4.214 5.072 5.810 6.250 6.059

(Nguồn: Công ty Môi Trường Đô Thị TP.HCM) Nhận xét: Ta nhận thấy có hai trường hợp xảy ra:

- Một là có ký hợp đồng với các Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích (viết tắt là MTV DVCI) quận huyện thì khối lƣợng đã đƣợc bao gồm trong báo cáo của CITENCO;

- Hai là không có ký hợp đồng thì khối lượng này được thải theo con đường chất thải rắn sinh hoạt hoặc thải bỏ ra môi trường hoặc đốt tại chỗ và chưa được thống kê đầy đủ. Các đối tƣợng không thực hiện hợp đồng chuyển giao CTYT hầu hết là ở khối dân lập có quy mô nhỏ (phòng mạch, phòng nha, phòng khám nhỏ, phòng nữ hộ sinh, các cơ sở đào tạo ngành y dƣợc, sản xuất dƣợc, kinh doanh dƣợc…).

Ƣớc tính khoảng 8.500 (65%) cơ sở y tế tƣ nhân nhỏ lẻ chƣa thu gom đƣợc. Nếu mỗi cơ sở y tế nhỏ lẻ phát sinh từ 0.1 – 0.5kg/ngày CTYT lây nhiễm thì có khoảng 0.85 – 4.25 tấn/ngày chƣa đƣợc thu gom. Số lƣợng chƣa thu gom đƣợc này đang theo hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt đến các bãi chôn lấp của thành phố.

Bảng số liệu trên cho thấy, lƣợng CTYT ở TP. HCM liên tục gia tăng qua các năm, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ:

- Dân số tăng (tự nhiên và cơ học) dẫn đến Gia tăng số lƣợng cơ sở y tế;

- Tăng cường sử dụng sản phẩm dùng một lần trong y tế;

Nếu thành phố không sớm có các giải pháp can thiệp thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa, khi lƣợng chất thải y tế tăng quá khả năng xử lí và giới hạn chịu đựng của môi trường, sẽ dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho xã hội.

Thu gom, xử lí chất thải y tế ở thành phố Hồ Chí Minh 2.4.2

2.4.2.1 Phân loại tại nguồn

Do đặc tính nguy hại nên CTYT đƣợc Bộ Y tế sớm quan tâm và triển khai công tác phân loại tại nguồn từ năm 1995. So với các tỉnh thành khác, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương triển khai công tác phân loại tại nguồn rất tốt, với hầu hết các bệnh viện trên địa bàn đều có tổ chức phân loại thành 5 nhóm chất thải nhƣ sau:

- Chất thải lây nhiễm: đƣợc chứa trong túi và thùng màu vàng;

- Chất thải hóa học nguy hại: đƣợc chứa trong túi và thùng màu đen;

- Chất thải phóng xạ: đƣợc chứa trong túi và thùng màu đen;

- Chất thải là các bình chứa áp suất: đƣợc chứa trong túi và thùng màu xanh (bình nhỏ);

- Chất thải thông thường (sinh hoạt) được chứa trong túi và thùng màu xanh.

Trong các nhóm chất thải trên ở các cơ sở y tế thì phổ biến nhất là chất thải lây nhiễm và chất thải thông thường và được phân loại thành 3 nhóm cơ bản như sau:

- Chất thải lây nhiễm

- Chất thải sinh hoạt (chất hữu cơ dễ phân hủy)

- Chất thải tái chế (đƣợc chứa trong túi và thùng màu trắng).

Một đặc điểm khác so với chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại hay chất thải sinh hoạt, CTYT chỉ đƣợc phân loại tại nguồn, không thực hiện phân loại trong quá trình thu gom vận chuyển hay tại các khu tập trung, trạm trung chuyển hoặc tại nhà máy xử lý. Một số bệnh viện lây nhiễm (bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – chuyên khoa phổi – lao phổi, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới – các bệnh truyền nhiễm) đƣợc áp dụng cơ chế đặc biệt là tất cả các chất thải phát sinh từ buồng bệnh, khoa khám chữa bệnh đều đƣợc xem là chất thải nguy hại (kể cả chất thải rắn sinh hoạt) và đƣợc thu gom toàn bộ theo quy trình của chất thải y tế nguy hại.

Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện tốt phân loại tại nguồn ở khối công lập thì ở khối dân lập vẫn chƣa thực hiện tốt, nhất là các cơ sở y tế tƣ nhân nhỏ lẻ. Ƣớc tính khối dân lập có khoảng 50-70% thực hiện phân loại nhƣng chƣa triệt để, tỷ lệ còn lại (30-50%) không thực hiện phân loại tại nguồn, cũng đồng nghĩa với việc giao CTRYT không đúng theo hệ thống, mà giao theo chất thải rắn sinh hoạt.

Tổ chức thu gom tại nguồn

Hệ thống thu gom CTYT lây nhiễm hiện nay duy nhất do Nhà nước tổ chức, gồm:

- Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố (CITENCO) tổ chức thu gom tại nguồn các cơ sở y tế quy mô lớn nhƣ các bệnh viện công và tƣ, phòng khám đa khoa, chuyên khoa và chịu trách nhiệm thu gom tại các điểm tập trung chuyển đến nhà máy xử lý.

- Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận huyện tổ chức thu gom trên địa bàn quận huyện, chủ yếu là từ các sở y tế nhỏ như trạm y tế phường xã, phòng mạch, phòng điều dƣỡng, phòng hộ sinh… và một số bệnh viện, phòng khám đa khoa tƣ nhân.

Khối lƣợng thu gom tại nguồn:

Tính đến thời điểm 2011, hoạt động thu gom tại nguồn của hệ thống đƣợc phân bổ (tự nhiên/tự phát) nhƣ sau:

- CITENCO thu gom tại nguồn khoảng 8,5- 09 tấn/ngày, tương đương khoảng 65- 70% tổng khối lƣợng thu gom.

- Công ty DVCI quận huyện thu gom tại nguồn khoảng 3,5-04 tấn/ngày tương đương khoảng 30-35% tổng khối lượng thu gom.

Hình thức thu gom tại nguồn:

Đối với các cơ sở y tế lớn (có nhà lữu giữ CTYT, có thùng chứa) thì đƣợc thu gom với hình thức “trao đổi thùng”. Đối với cơ sở y tế nhỏ thì chất thải đƣợc chứa trong bao màu vàng và công nhân thu gom cả bao cho vào thùng chứa màu vàng. Tần suất thu gom đối với các cơ sở y tế có quy mô lớn tối đa là 2 ngày/lần; đối vối cơ sở y tế có quy mô vừa và nhỏ thì không quá 1 tuần/lần cho cơ sở không có bệnh phẩm và 1 ngày/lần cho cơ sở có bệnh phẩm.

2.4.2.2 Tái sử dụng và tái chế

Trước năm 1994, các y dụng cụ (ống tiêm. kim chích, dao phẩu thuật, chai lọ dịch truyền…) đều đƣợc các cơ sở y tế tái sử dụng sau khi đã đƣợc tiệt trùng. Tuy nhiên, việc tái sử dụng này không đảm bảo an toàn cho người bệnh. Từ năm 1995 đến nay, các cơ sở y tế (đi đầu là các bệnh viện công lập lớn) bắt đầu chuyển dần sang sử dụng y dụng cụ dùng một lần, cũng là thời điểm mà lƣợng CTYT tăng nhanh hơn.

CTYT có thể tái chế đƣợc ở 2 loại phế liệu chính (1) các loại nhựa, và (2) thủy tinh, có giá trị rất cao do thường là các loại rất tốt (loại 1). Các cơ sở y tế, cũng giống nhƣ các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, hoàn toàn có quyền bán các phế liệu của họ và đây là một thị trường hoàn toàn tự do, tuy nhiên thành phố chưa thống kê được khối lƣợng CTYT có thể tái chế.

Hoạt động tái chế CTYT đã tồn tại rất lâu, nhưng do trước đây việc quản lý không chặt chẽ và vì quá chú trọng vào lợi ích kinh tế, một số cơ sở y tế lạm dụng trong việc phân loại, tận thu các loại phế liệu trong đó có các loại đã bị nhiễm dịch bẩn y tế nhƣ máu, mủ, bệnh phẩm (dây dịch truyền, chai dịch truyền nhiễm máu, ống tiêm nhựa đã qua sử dụng nhiễm máu, một số y cụ khác đã sử dụng cho các bệnh nhân) cũng đƣợc các cơ sở y tế tận dụng làm phế liệu để tái chế. Điều này không an toàn cho môi trường và sản phẩm tái chế nếu quy trình tái chế không đảm bảo đủ nhiệt độ tiệt khuẩn.

Sau khi Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế đƣợc ban hành, thì việc phân loại và quy định các thành phần CTYT có thể tái chế được rõ ràng hơn. ên cạnh, nhờ sự tăng cường kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng quản lý môi trường nên các cơ sở y tế dần đi vào thực hiện nghiêm túc việc phân loại tại nguồn và việc này đƣợc giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị cơ sở y tế. Nếu thực hiện phân loại tại nguồn tốt thì các

đơn vị tái chế có thể hoạt động mà không cần sự kiểm soát của Sở Y tế, mà hoạt động này phải đƣợc điều chỉnh bởi Quy chế hoạt động tái chế.

2.4.2.3 Xử lý chất thải

Xử lý CTYT ở thành phố Hồ Chí Minh đến nay vẫn do Nhà nước đảm trách, mặc dù đã có chủ trương xã hội hóa (do không hấp dẫn nhà đầu tư), và CITENCO là đơn vị thực hiện, với công nghệ xử lý sau phân loại tại nguồn duy nhất là đốt tiêu hủy.

Hiện thành phố Hồ Chí Minh có 02 nhà máy xử lý CTYT, ình Hƣng Hòa và Đông Thạnh.

- Tại Trung tâm hỏa táng của Nghĩa trang ình Hƣng Hòa, nhà máy có lò đốt chất thải y tế công suất 07 tấn/ngày:

Đây là lò đốt CTYT bán tự động với công nghệ hiện đại, từ khâu tiếp nhận rác đến khâu xử lý khói và thoát tro. Nhiệt độ đốt của lò từ 8000C - 1.1000C và thời gian thực hiện 1 mẻ đốt là 20 phút, sử dụng nhiên liệu đốt là gaz. Lò đốt này do hãng Hoval - Thụy Sĩ sản xuất năm 2000 với đầy đủ tính năng của 01 lò đốt chất thải y tế hiện đại, đƣợc thiết kế với công suất 7- 8 tấn/ngày. Tuy nhiên, công suất vận hành lò đốt có thể tăng (trong điều kiện cho phép và không quá công suất thiết kế của nhà sản xuất) lên đến 13,95 tấn/ngày. Hiện lò đốt 07 tấn/ngày đang hoạt động với công suất tối đa (12- 13 tấn/ngày), gần gấp đôi công suất của lò. Do không đủ thời gian bảo dưỡng nên lò thường xuyên gặp sự cố và mỗi lần hư hỏng chất thải tại nhà máy bị ứ đọng với khối lƣợng có khi lên đến 20-30 tấn.

Nhƣ vậy về mặt kỹ thuật, CTYT lây nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh đƣợc xử lý khá tốt so với các tỉnh thành khác. Tuy nhiên nhà máy xử lý ình Hƣng Hòa đang ở trong giai đoạn quá tải, và đến năm 2015 thì phải giải tỏa di dời. Do đó sau năm 2015 nếu thành phố không đầu tƣ nhà máy xử lý thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề xử lý.

- Ngoài ra, thành phố đang đƣa vào vận hành 01 nhà máy xử lý CTYT ở xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn với công suất 21 tấn/ngày, đã đƣa vào hoạt động cuối năm 2011 để kịp thời giảm tải cho nhà máy ình Hƣng Hòa.

Hiện tại, CTYT tại TP.HCM xử lý khá tốt tuy nhiên trong tương lai cần phải đầu tư thêm thiết bị và công nghệ xử lý hiện đại hơn, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải thải ra từ quá trình xử lý CTYT.

Một phần của tài liệu Xác định những khó khăn và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác quản lý chất thải y tế tại TP hồ chí minh (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)