XÁC ĐỊNH NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG

Một phần của tài liệu Xác định những khó khăn và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác quản lý chất thải y tế tại TP hồ chí minh (Trang 70 - 75)

TƯƠNG LAI ĐẾN NĂM 2025

CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG

4.1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHÓ KHĂN

Nhằm mục tiêu đánh giá đầy đủ, khách quan về công tác quản lý CTYT tại TP.HCM, tác giả sử dụng mô hình SWOT. Phương pháp phân tích này sẽ đánh giá đầy đủ, khách quan điểm mạnh, điểm yếu trong công tác thu gom, vận chuyển. Ngoài ra, nó còn đƣa ra những cơ hội và thách thức trong công tác thu gom vận chuyển, giúp cho tác giả có những phương án kế thừa hay loại bỏ hợp lý, phù hợp thực tế.

Phân tích điểm mạnh của hệ thống (S, Strengths) 4.1.1

Từ công tác quản lý thu gom CTYT tại bệnh viện, nhận thấy tình hình thu gom, vận chuyển đã được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo cho công tác thu gom, vận chuyển CTYT cần phải tiếp tục và phát huy các điểm mạnh nhƣ sau:

- Có một lực lượng và phương tiện thu gom, vận chuyển CTYT tương đối đáp ứng cho công tác thu gom vận chuyển tại bệnh viện. Bên cạnh đó, hệ thống thu gom, vận chuyển CTYT tương đối ổn định.

- Có sự hỗ trợ và quan tâm của Quận, bệnh viện trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyển CTYT tại bệnh viện.

Phân tích điểm yếu của hệ thống (W, Weaknesses) 4.1.2

Với thực trạng quản lý CTYT tại bệnh viện, hệ thống thu gom, vận chuyển CTYT tại bệnh viện có những điểm yếu cần khắc phục:

- Công tác thu gom, vận chuyển CTYT hiện nay chưa được đảm bảo, phương tiện thu gom thô sơ dẫn đến việc rơi vãi rác thải, nước rỉ rác, bốc mùi hôi,… làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Thời gian thực hiện thu gom, vận chuyển CTYT chƣa phù hợp dẫn đến việc thu gom không đúng giờ.

- Các hành vi làm rơi vãi rác thải, nước rỉ rác,… trong quá trình thực hiện thu gom, vận chuyển chƣa đƣợc xử lý kịp thời xử lý theo quy định, do không đủ nguồn nhân lực để tăng cường công tác kiểm tra và giám sát.

- Đội ngũ công nhân - lao động tại quận chưa được đầu tư và hướng dẫn có khoa học về các công đoạn trong quá trình quản lý rác thải y tế

- Công tác quản lý thu gom, vận chuyển CTYT chƣa thật sự đƣợc quan tâm, chú trọng tại bệnh viện.

- Vẫn còn một bộ phận người dân còn thiếu ý thức, trách nhiệm trong vấn đề quản lý thu gom rác nên vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng, xuống mương thoát nước của bệnh viện.

Phân tích cơ hội của hệ thống (O, Opportunities) 4.1.3

Trong thời gian qua, công tác quản lý, thu gom CTYT có những cơ hội tiếp cận nhƣ sau:

- Được sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ vay vốn đầu tư xử lý CTR thông qua cơ quan quản lý (Quỹ bảo vệ môi trường) về ngân sách.

- Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn luật,… kịp thời được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng quản lý nhà nước về xử lý rác. Kịp thời ban hành các chủ trương về quy hoạch quản lý thu gom chất thải rắn và có định hướng, tầm nhìn với thời gian từ 5 năm đến 10 năm, 20 năm,…

- Tiếp cận đƣợc nhiều dự án, mô hình và đề tài nghiên cứu về công nghệ xử lý rác được cải tiến, công nghệ tiên tiến của các Viện, Trường đại học và các nước trên thế giới.

- Có một nguồn nhân lực đƣợc đào tạo căn bản về chuyên môn, một lực lƣợng chuyên viên, chuyên gia về môi trường làm việc tài các cơ quan quản lý nhà nước, Viện, Trường đại học, ….

- Các công tác thông tin đại chúng về tuyên truyền hiện đại, đƣợc phủ kín đến từng khu vực, hộ dân thông qua truyền hình, đài phát thanh.

- Đa phần được người dân ủng hộ trong việc đổi mới phương thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn nhằm cải thiện tình hình vệ sinh môi trường.

Phân tích những thách thức của hệ thống (T, Threats) 4.1.4

Với những điểm mạnh, cơ hội nêu trên, việc thực hiện và một vấn đề thách thức lớn trong công tác quản lý thu gom CTYT nhƣ:

- Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vay vốn trong đầu tư chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển,… mắc phải rào cản là thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp và khó tiếp cận.

- Thiếu vốn đầu tƣ trong việc triển khai thực hiện các dự án, mô hình và áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới.

- Do tập quán, phong tục, thói quen và sự suy nghĩ của một bộ phận người dân chưa ý thức, trách nhiễm đối với việc bảo vệ môi trường, còn thờ ơ, chưa thật sự quan tâm chú trọng,…Từ đó, việc không chấp hành các quy định về pháp luật vẫn còn.

Lực lƣợng thu gom, vận chuyển CTYT hiện nay đa phần là nhân viên điều dƣỡng, y tá, …nên chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn về công việc phân loại rác tại nguồn.

4.2 NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ CTYT TẠI QUẬN BÌNH THẠNH

Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu về hiện trạng quản lý và thu gom CTYT tại quận Bình Thạnh có những bất cập và khó khăn sau:

- Đội ngũ công nhân - lao động tại quận chưa được đầu tư và hướng dẫn có khoa học về các công đoạn trong quá trình quản lý rác thải y tế. Do đó, nguyên nhân rủi ro xảy ra tương đối cao, trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe cộng động và nhân viên môi trường tại quận.

- Trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom rác còn thiếu và không đƣợc đầu tƣ đồng bộ, thùng rác Bệnh Viện luôn trong tình trạng quá tải.

- Vào những ngày nắng nóng thì việc thu gom diễn ra nhanh chóng nhƣng bù lại là CTYT rất nhanh phân hủy, có mùi cho các hộ dân xung quanh nhà rác.

4.3 NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ CTYT TẠI TP.HCM Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải kém hiệu quả đang gây dƣ luận trong cộng đồng và đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều ngành đặt biệt là ngành môi trường và y tế. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này đang còn gặp một số khó khăn, bất cập và thiếu đồng bộ. Những nguyên nhân tồn tại chủ yếu là:

- Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành y tế với các ban ngành chức năng như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư và Công ty Môi trường Đô thị.

- Công nghệ thiết bị xử lý môi trường nói chung còn khá đắt. Các bệnh viện và Trung Tâm y tế của thành phố chƣa có kinh phí đầu tƣ kể cả công nghệ thiết bị và công nhân vận hành.

- Hệ thống phân tách chất thải y tế và chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố còn kém.

- Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn gây khó khăn cho việc phân loại và lưu trữ CTYT.

- Hệ thống thu gom CTYT hiện đang đƣợc vận hành khá tốt nhƣng mới chỉ tập trung ở khối các bệnh viện lớn. Đối với khối trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, trạm y tế và đặc biệt là khối phòng khám tƣ nhân ở nhiều quận vẫn còn bỏ ngỏ. Công tác thu gom và vận chuyển chất thải y tế nhiều nơi không đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như vấn đề vệ sinh môi trường trong khu vực bệnh viện.

- Đối với hệ thống quản lý còn nhiều bất cập về trình độ, kinh phí, việc thực hiện quy chế quản lý CTYT không thống nhất giữa các đơn vị, vàđặc biệt thành phố chƣa có quy hoạch trong tương lai các biện pháp quản lý CTYT.

 Thiếu nguồn kinh phí đầu tƣ xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn.

 Vấn đề quản lý chất thải y tế thông thường có thể tái chế còn bất cập. Trong thời gian qua, một số bệnh viện lơi lỏng công tác quản lý giám sát để nhân viên hợp đồng cung cấp CTYT cho các cơ sở tái chế tƣ nhân chƣa qua xử lý.

- Công tác phân loại tại nguồn chƣa triệt để, trong đó khối y tế tƣ nhân chƣa phân loại tốt và còn lạm dụng chất thải tái chế.

- Trang thiết bị chƣa đồng bộ ở công tác thu gom tại nguồn (các Công ty DVCI quận huyện).

- Hệ thống quản lý CTYT còn thiếu tính xã hội hóa trong thu gom xử lý, do đó chƣa có tính cạnh tranh về chất lƣợng và dịch vụ. Điều này cũng có thể là do thiếu tính hấp dẫn nhà đầu tƣ trong lĩnh vực này (không mang lại lợi nhuận cao).

- Cán bộ chuyên môn về môi trường ở các cơ sở y tế (Bệnh viện lớn) chưa có, hoặc có cán bộ phụ trách nhƣng không chuyên.

- Một số trạm y tế phường có khối lượng CTYT phát sinh quá ít (chỉ khoảng vài kg/tuần) nên công tác thu gom hằng ngày còn gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Xác định những khó khăn và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác quản lý chất thải y tế tại TP hồ chí minh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)