NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Xác định những khó khăn và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác quản lý chất thải y tế tại TP hồ chí minh (Trang 75 - 80)

Chương trình quản lý môi trường là một kế hoạch hành động để đạt được các mục tiêu về môi trường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và thân thiện với môi trường hơn. Do đó đòi hỏi tổ chức chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường bệnh viện giao trách nhiệm thực hiện cho các khoa phòng, theo dõi và đánh giá kết quả chặt chẽ nghiêm khắc để có thể rút đƣợc kinh nghiệm và sau đó có kế hoạch hành động, thay đổi cho phù hợp với mục tiêu của việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng phục vụ của ngành y tế, công tác khám và chữa bệnh cũng nhƣ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bảo vệ môi trường tại bệnh viện.

Hệ thống quản lý hành chính 5.1.1

5.1.1.1 Hoàn thiện công tác quản lý hành chính đối với chất thải

Trước tiên, bệnh viện cần quản lý chặt chẽ hơn đội ngũ thu gom rác, cụ thể như sau:

- Chuyên nghiệp hóa bộ phận thu gom rác, nhƣ không đƣợc ém rác, chất rác quá cao.

- Giám sát kỹ việc vận chuyển, phải đảm bảo lƣợng rác vừa đủ trong xe để đậy nắp kín trong quá trình vận chuyển.

- Nếu lƣợng rác thải quá nhiều có thể tăng thêm số lần lấy rác trong ngày và suy xét việc nâng cao mức thu nhập cho nhân viên vận chuyển để khuyến khích họ thực hiện tốt hơn.

Thứ hai là vấn đề giám sát lƣợng CTYT phát sinh tại mỗi khoa. Hiện nay có nhiều người sống bằng nghề thu lượm các loại chất thải có khả năng tái chế để bán cho cơ sở thu mua và tái chế chất thải. Với xu thế phát triển hiện nay, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế đƣợc sử dụng với số lƣợng, chủng loại ngày càng tăng. Các vật liệu dùng một lần, đặc biệt là chất nhựa là mặt hàng rất hấp dẫn đối với những người thu gom chất thải vì các chất nhựa này là những loại nhựa tốt, có giá trị cao khi tái sinh, tái chế. Việc quản lý chất thải bệnh viện nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ có hiện tƣợng thất thoát.

Vì thế, mỗi khoa nên có một nhân viên chịu trách nhiệm giám sát lƣợng chất thải đã qua sử dụng, lƣợng rác thải chƣa sử dụng hết tại khoa và ghi nhận cụ thể rõ ràng để so sánh đối chiếu với kho lưu giữ và nhà chứa rác sau mỗi tháng một lần.

Như vậy sẽ đảm bảo tốt khối lượng dụng cụ y tế mà kho lưu giữ đã bàn giao đến từng khoa và tránh đƣợc tình trạng thất thoát rác không mong muốn trong bệnh viện.

5.1.1.2 Kiểm soát ô nhiễm do chất thải

Khoa Chống Nhiễm Khuẩn thực hiện việc giám sát các hoạt động nhƣ:

- Công tác phân loại rác tại nguồn ở các khoa.

- Phương thức quản lý (phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý và thải bỏ) đƣợc tiến hành chặt chẽ trong bệnh viện.

5.1.1.3 Tăng cường pháp chế đối với các trường hợp vi phạm

an Môi trường áp dụng hình thức khiển trách, trừ điểm thi đua Trưởng khoa và các hình thức chế tài nhƣ phạt tiền theo mức độ vi phạm của từng vụ việc đối với các Trưởng khoa không hướng dẫn nhân viên tuân thủ theo quy định về công tác xử lý chất thải, công tác vệ sinh môi trường bệnh viện do an môi trường đề ra. Trong khoa nhân viên vi phạm sẽ bị khiển trách và có hình thức xử phạt theo cấp và mức độ tại khoa.

Cải thiện vệ sinh môi trường bệnh viện 5.1.2

Việc nâng cao chất lượng cho công tác vệ sinh môi trường bệnh viện phải được mọi người đồng tình, cùng tham gia thực hiện và phải chi tiết cụ thể, được xây dựng trên cơ sở kiểm tra giám sát từ thực tế thông qua việc ghi nhận lại những vấn đề đang diễn ra hằng ngày và phải mang tính khách quan.

Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của bệnh nhân và thân nhân cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện tại, tình trạng người nuôi bệnh vứt rác thải vào khu vực thoát nước dọc lang cang tại các dãy phòng của bệnh viện là rất phổ biến tuy đã có nhân viên hộ lý nhắc nhở thường xuyên. Vì vậy Tổ Chống nhiễm khuẩn cần có chương trình tuyên truyền cụ thể và biện pháp xử phạt tài chính thích đáng để họ nhận thức đúng đắn hơn hành vi sai phạm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh chung cho bệnh viện.

Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường 5.1.3

CTRT bao gồm một lƣợng lớn chất thải nói chung và một lƣợng nhỏ hơn các chất thải có tính nguy cơ cao. CTYT có thể tạo nên những mối nguy cơ cho sức khỏe con người.

Việc tiếp xúc các CTYT có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Đó là do trong CTYT có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dƣợc phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn… Vì thế, việc nâng cao công tác bảo vệ môi trường nói chung, cũng như nhận thức về tác hại của CTYT nói riêng giúp mọi người ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường bệnh viện.

Phòng tổ chức bệnh viện có kế hoạch đưa ra các chương trình giáo dục tuyên truyền cho tất cả mọi người ra vào bệnh viện ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh chung và bảo vệ môi trường bệnh viện. Đây là mục tiêu quan trọng nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, những tác động hay ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường gây ra giúp cho tất cả mọi người ý thức về vai trò trách nhiệm của bản thân để giúp cho việc bảo vệ môi trường bệnh viện được tốt hơn, trong lành tạo không gian khám và chữa bệnh hiệu quả hơn. Các biện pháp có thể sử dụng nhƣ sau đây.

5.1.3.1 Giáo dục cộng đồng

Có kế hoạch đưa các chương trình giáo dục, tuyên truyền dành cho tất cả mọi người ra vào bệnh viện, bao gồm nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm nuôi ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường bệnh viện.

Việc thực hiện tốt vệ sinh môi trường, phân loại rác đã sử dụng để ngăn ngừa ô nhiễm. Làm tốt việc này sẽ nâng cao chất lƣợng điều trị và tiết kiệm chi phí trong vấn đề thải bỏ, xử lý và khắc phục hậu quả về sau.

Cách thức có thể thực hiện nhƣ sau:

- Tổ chức các khóa giáo dục, tập huấn hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường cho các cấp quản lý nồng cốt, cán bộ bệnh viện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua các cuộc thi, biểu dương, khen thưởng.

- Triển khai công tác tuyên truyền, vận động đến từng người ra vào bệnh viện, hướng dẫn tất cả mọi người thực hiện các yêu cầu về phân loại rác tại nguồn, giữ gìn vệ sinh chung trong toàn bệnh viện.

- Tuyên truyền thông qua sử dụng những hệ thống thông tin, biểu ngữ, băng rôn trong bệnh viện. Nội dung tuyên truyền cần thực hiện nổi bật các khía cạnh:

 Tính bức xúc liên quan đến chất thải rắn tại bệnh viện.

 Những tác động đến môi trường và xã hội của chất thải rắn.

 Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm nhẹ các tác động xấu.

 Các thành phần chất thải có thể tái sinh, tái chế.

 Có thể đƣa ra một số khẩu hiệu nhƣ sau " Thực hiện công tác tự đánh giá bệnh viện để cải tiến và nâng cao chất lƣợng phục vụ " hay " Giữ gìn vệ sinh vì sức khỏe bạn và gia đình bạn" hoặc " Không xả rác nơi công cộng và hành lang bệnh viện",

"Bảo vệ cây xanh hoa kiểng là bảo vệ chính bản thân mình"…

 In ấn tài liệu học tập, tờ rơi, hình ảnh… về việc phân loại rác hay công tác bảo vệ môi trường.

 Tổ chức thông tin nhanh và sinh hoạt định kỳ về công tác phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

 Thông qua giáo dục cộng đồng, ý thức bản thân của mỗi cá nhân đƣợc nâng cao, việc đó phải đƣợc thiết lập ngay từ cấp lãnh đạo đến nhân viên bệnh viện cũng như từ người nhà bệnh nhân đến bệnh nhân trong công tác bảo vệ môi trường. Hạn chế đƣợc thói quen cũ trong sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân cƣ, năng lực chuyên môn của cấp độ quản lý đƣợc nâng cao.

 Các chương trình phải tổ chức có tính bền vững lâu dài chứ không phải là hoạt động trên cơ sở đối phó, mang tính phong trào, chung chung chƣa đi sâu vào nguyên nhân và hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi trường sống.

5.1.3.2 Nâng cao năng lực tổ chức

Nâng cao năng lực tổ chức trước hết phải tăng cường hơn sự hiểu biết của người quản lý về vai trò trách nhiệm của mình để đƣa ra những giải pháp phù hợp. Kế tiếp tiến hành cải tiến việc thực hiện chương trình quản lý môi trường, báo cáo kết quả triển khai hoạt động cũng nhƣ tiến độ thực hiện thông qua quá trình thu thập các số liệu, thông tin có liên quan trong vấn đề vệ sinh môi trường bệnh viện. Sau đó phân tích các thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mục tiêu đề ra. Cụ thể nhƣ sau:

- Tăng cường hơn công tác giám sát không chỉ riêng tại các khoa phòng trong vấn đề phân loại rác, mà kết hợp thêm việc theo dõi quá trình thu gom, vận chuyển, nhà lưu giữ rác hay công tác vệ sinh cho khuôn viên xung quanh bệnh viện.

- Nghiêm cấm người nhà bệnh nhân nấu ăn tại hành lang, ngoài vườn hay trong buồng bệnh, vứt bất cứ thứ gì xuống khu thoát nước hành lang bệnh viện.

- Tổ chống nhiễm khuẩn tăng cường thiết lập hệ thống thông tin liên lạc với các khoa trong bệnh viện bằng các văn bản hướng dẫn, diễn thoại…với nội dung chỉ đạo công tác chuyên môn, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, giữ cho hệ thống quản lý vận hành tốt.

- Rà soát những tài liệu phù hợp với hệ thống quản lý môi trường, cập nhật thường xuyên các quy định, văn bản pháp luật mới trong quy chế quản lý bệnh viện.

- Có thể đƣa ra các tiêu chí để cải tiến công tác quản lý nhƣ nâng cao năng lực khám chữa bệnh, giám sát tỉ lệ ô nhiễm, lên lịch công tác thực hiện bao nhiêu lần trong tuần…

- Tăng cường pháp chế đối với các trường hợp vi phạm: đơn vị chịu trách nhiệm về môi trường trong bệnh viện có thể áp dụng hình thức khiển trách, trừ điểm thi đua của mỗi khoa nếu vi phạm hay hình thức chế tài nhƣ phạt tiền theo mức độ vi phạm của từng vụ việc đối với việc không tuân thủ theo quy định về công tác xử lý chất thải, công tác vệ sinh môi trường bệnh viện.

- Trực tiếp vận hành chương trình, định kỳ tiến hành công tác đánh giá tổng kết hiệu quả triển khai thực hiện chương trình.

Một phần của tài liệu Xác định những khó khăn và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác quản lý chất thải y tế tại TP hồ chí minh (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)