Dự báo khối lƣợng CTYT

Một phần của tài liệu Xác định những khó khăn và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác quản lý chất thải y tế tại TP hồ chí minh (Trang 65 - 70)

TƯƠNG LAI ĐẾN NĂM 2025

3.2 KẾT QUẢ DỰ BÁO

3.2.2.2 Dự báo khối lƣợng CTYT

Lấy mốc dự báo là năm 2014 và dự vào “quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành y tế TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, ta dự báo đƣợc số giường bệnh và khối lượng CTYT phát sinh ở các năm tiếp theo, (đặt G là số giường bệnh, D là dân số):

Số giường bệnh trên 10.000 dân: 42 giường Số giường bệnh năm 2015:

G2015 =

Tương tự ta tính được số giường bệnh từ năm 2015 đến 2025 như bảng sau:

Bảng 3.5: Số lượng giường bệnh tại TP.HCM từ năm 2015 đến 2025 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Giường

(Nghìn

giường) 34 35 38 41 45 50 57 67 79 96 118

Hình 3.3. Biểu đồ số giường bệnh tại TP.HCM giai đoạn 2015 – 2025 Để có thể dự báo đƣợc lƣợng chất thải rắn y tế sinh ra, ta có thể tính toán dựa trên các hệ số có thể phát sinh chất thải rắn nguy hại và hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên mỗi giường bệnh.

Trong quá trình chữa bệnh, ngoài các chất thải y tế là bông băng, bệnh phẩm ra còn sinh ra một lượng rác sinh hoạt của chính bệnh nhân và người thăm nuôi. Căn cứ theo kinh nghiệm đã từng khảo sát tại bệnh viện và trung tâm y tế tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác nhau, cho thấy với mỗi giường bệnh hằng ngày thải ra một lƣợng chất thải rắn nhất định:

- Chất thải rắn y tế nguy hại: 0,25 kg/giường bệnh.

- Chất thải sinh hoạt: 0,3 kg/giường bệnh.

Lượng CTYT nguy hại = Hệ số CTYT nguy hại * Số giường bệnh.

Lượng CTSH = Hệ số CTSH * Số giường bệnh.

34 35 38 41 45 50 57 67

79

96

118

0 20 40 60 80 100 120 140

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025

SỐ GIƯỜNG ỆNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2025

Đơn vị: Nghìn giường

Năm Giường

Lƣợng CTYT = Lƣợng CTYT nguy hại + Lƣợng CTSH.

Bảng 3.6. Tính toán dự báo tốc độ phát sinh CTYT tại TP.HCM đến năm 2025

Năm

Số giường bệnh (Nghìn giường)

Hệ số CTYT nguy hại (kg/giường.

ngày)

Hệ số CTSH (kg/giường.

ngày)

Lƣợng CTYT nguy hại (tấn/năm)

Lƣợng CTSH (tấn/năm)

Lƣợng CTYT (tấn/năm)

2015 34 0,25 0,3 8,5 10,3 18,8

2016 35 0,25 0,3 8,9 10,6 19,5

2017 38 0,25 0,3 9,4 11,3 20,7

2018 41 0,25 0,3 10,1 12,2 22,3

2019 45 0,25 0,3 11,2 13,4 24,5

2020 50 0,25 0,3 12,5 15,0 27,5

2021 57 0,25 0,3 14,3 17,1 31,4

2022 67 0,25 0,3 16,6 20,0 36,6

2023 79 0,25 0,3 19,7 23,7 43,4

2024 96 0,25 0,3 23,9 28,7 52,5

2025 118 0,25 0,3 29,5 35,3 64,8

Hình 3.4. Biểu đồ lƣợng CTYT tại TP.HCM giai đoạn 2015 - 2025

Qua các dự báo khối lƣợng từ năm 2015 CTYT nguy hại là 18.8 tấn đến năm 2025 thì con số này đã tăng lên là 64,8 tấn. Đây là lƣợng chất thải rắn có tính nguy hại rất cao, nếu không được xử lý thật tốt nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người và môi trường, còn đối với lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh ra thì được thu gom riêng và xử lý chung cùng với các loại rác thải sinh hoạt khác.

Đánh giá

Thông qua 2 cách dự báo lƣợng phát sinh CTYT giai đoạn 2015 đến 2025, tác giả thấy có sự khác biệt về kết quả giữa cách dự báo dựa vào số giường bệnh giai đoạn 2002 – 2013 (cách 1) và cách dự báo dựa vào niên giám thống kê dân số TP.HCM từ năm 2010 đến 2014 (cách 2). Cụ thể nhƣ sau:

+ Theo cách 1: Số lượng giường bệnh sẽ tăng từ 25,9 nghìn giường lên 34,1 nghìn giường và lượng CTYT tăng từ 14,2 tấn/năm lên 18,8 tấn/năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2025.

+ Theo cách 2: Số lượng giường bệnh sẽ tăng từ 34 nghìn giường lên 118 nghìn giường và lượng CTYT tăng từ 10,3 tấn/năm lên 35,3 tấn/năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2025.

Nguyên nhân có sự chênh lệch đáng kể giữa hai cách dự báo là do cách 1 dự báo dựa trên số liệu thống kê giường bệnh thực tế của Cục Thống kê trong khi cách 2 dựa

18.793 19.522 20.670 22.306 24.534 27.504 31.425

36.596

43.438

52.549

64.795

.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025

LƯỢNG CTYT PHÁT SINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2025

Đơn vị: Tấn/năm

Năm CTYT

trên quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành y tế TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của UBND TP.HCM với mục tiêu 42 giường bệnh/10.000 dân. Do đa số bệnh viện hiện nay vẫn còn thiếu giường bệnh, tốc độ trang bị thêm giường mới chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế vì nhiều lí do... Do đó số giường bệnh và lượng CTYT tính theo cách 1 sẽ thấp hơn số giường và lượng CTYT tính theo cách 2. Từ việc so sánh 2 cách tính này, đã chỉ ra nhu cầu đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, giường bệnh cho ngành y tế để phù hợp với mục tiêu của UBND thành phố đề ra.

Theo hai cách dự báo trên, tác giả đề xuất cách dự báo dựa vào thống kê dân số.

Cách này sẽ đánh giá đúng nhu cầu và tình hình của ngành y tế hiện nay. Từ đó giúp thành phố định hướng phát triển như mong muốn của ngành.

Một phần của tài liệu Xác định những khó khăn và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục trong công tác quản lý chất thải y tế tại TP hồ chí minh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)