Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Don

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia yok đôn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 38)

4. Cấu trúc của luận án

1.3 Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Don

Sau hơn 10 năm thành lập, đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành tại VQG Yok Don, tập trung vào 3 lĩnh vực sau:

1.3.1 Nghiên cu, điu tra Đa dng sinh hc

Từ năm 1989, Laurie, A., Hà Đình Đức và Phạm Trọng Ảnh đã tiến hành điều tra loài Bò xám Bos sauveli ở khu vực phía tây tỉnh Đăk Lăk (trong đó có khu vực Yok Don) do Quỹ bảo tồn Bò xám (Kouprey Conservation Trust) tài trợ. Đây là nghiên cứu có báo cáo về điều tra ĐDSH đầu tiên được tiến hành tại VQG Yok Don, đã mô tả chi tiết các lần bắt gặp các loài thú và chim lớn [36].

Đến năm 1990, Cox, R. và Hà Đình Đức tiếp tục nghiên cứu này. Sau đó, Cox, R., Laurie, A. và Woodford, M. (1992) đã tiếp tục thực hiện bốn

chuyến khảo sát thực địa để nghiên cứu loài Bò xám tại Việt Nam và Lào.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn chưa khẳng định sự tồn tại của loài này tại khu vực Yok Don [74]. Cũng trong năm 1990, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Phạm Trọng Ảnh và Hoàng Minh Khiên tiến hành nghiên cứu khu hệ thú rừng khộp Yok Don [33], đã ghi nhận được sự hiện diện của 62 loài thú, 196 loài chim, 40 loài bò sát và 13 loài lưỡng cư. Trong nghiên cứu này, Đặng Huy Huỳnh và Trần Anh Tuân (1991) đã ước tính sơ bộ quần thể bò rừng ở HST rừng khộp trong KBTTN Yok Don là: Bò rừng Bos javanicus:

1,3 cá thể / km2; Bò tót Bos gaurus: 0,79 cá thể / km2 [3].

Năm 1992, Lê Vũ Khôi và Đỗ Tước nghiên cứu về tình trạng của loài Voi châu Á Elephas maximus và việc bảo tồn chúng tại Việt Nam đã khẳng định sự phân bố của loài này tại VQG Yok Don [95]. Năm 1993, Dawson, Đỗ Tước, Lê Vũ Khôi và Trịnh Việt Cường thực hiện điều tra Voi tại Việt Nam nhằm mục tiêu ước tính kích cỡ quần thể và xác định sự phân bố theo mùa của Voi tại các khu bảo vệ, trong đó có VQG Yok Don, đối chiếu số liệu về voi nhà để đưa ra các kiến nghị cho công tác bảo tồn Voi trong tương lai [20].

Năm 1995, Lê Vũ Khôi tiến hành nghiên cứu về tình trạng các loài móng guốc lớn và công tác bảo tồn chúng tại Việt Nam trong đó có Yok Don [67]. Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung và Lê Xuân Cảnh tiếp tục khảo sát tài nguyên sinh học VQG Yok Don từ tháng 02 đến tháng 03 năm 1995 nhằm kiểm kê và đánh giá hiện trạng tài nguyên động thực vật, xác định phân bố hiện tại và chiều hướng tiếp diễn của các loài, đặc biệt là các loài quý hiếm, đã đề xuất xây dựng một trại nuôi sinh sản để phát triển các loài quý hiếm đặc trưng của VQG, xây dựng trung tâm đào tạo Voi tại Buôn Đôn và đào tạo cho cán bộ VQG các kiến thức khoa học cơ bản vể bảo tồn ĐDSH. Báo cáo này đã khẳng định “các dấu hiệu Bò rừng rất phong phú” và ghi nhận thông qua quan sát trực tiếp ba đàn Bò rừng, trong đó có một đàn hơn 30 cá thể [76].

Năm 1997, Lê Xuân Cảnh, Phạm Trọng Ảnh, Duckworth, J. W., Vũ Ngọc Thành và Lic Vuthy đã tiến hành điều tra và hoàn thành báo cáo về các loài thú lớn ở tỉnh Đăk Lăk. Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình trạng của các loài thú lớn tại tỉnh Đăk Lăk. Sau ba tháng điều tra tại tỉnh Đăk Lăk (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1997), tập trung vào các loài thú lớn, đặc biệt là Bò xám, Voi châu Á, Hổ, Nai cà toong, Hươu đầm lầy, Mang lớn và Bò sừng xoắn. Báo cáo đã nêu chi tiết các ghi nhận về các loài thú và các loài chim bị đe dọa trong chuyến khảo sát tại ba địa điểm điều tra (gồm Ea Sô, một vùng trảng cỏ và rừng cây lá rụng ở phía đông bắc tỉnh Đăk Lăk, VQG Yok Don và huyện Ea Súp). Kết quả khảo sát cũng đã ghi nhận chứng cứ về sự tồn tại của chín loài bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu, ba loài gần bị đe dọa và hai loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam; đồng thời khẳng định rằng có rất ít bằng chứng về sự di chuyển theo mùa của các quần thể Voi và các loài thú móng guốc giữa tỉnh Đăk Lăk và Campuchia. Báo cáo cũng kết luận Bò xám hiện có lẽ không còn phân bố trong địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Trái ngược với các kết quả điều tra trước đây tại VQG Yok Don, không phát hiện bất cứ dấu hiệu nào về các loài thú ăn thịt lớn họ Mèo và có rất ít dấu hiệu Voi rừng được phát hiện tại VQG Yok Don. Các quần thể Bò rừng và Bò tót ở VQG Yok Don được kết luận là đã suy giảm mạnh so với các thập kỷ trước đây. Báo cáo này cũng xác định các mối đe dọa và đưa ra các kiến nghị bảo tồn, trong đó có các kiến nghị về điều tra trong các giai đoạn tiếp theo [96]. Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung và Lê Xuân Cảnh tiến hành nghiên cứu bảo tồn về cấu trúc ĐDSH và sinh thái của một số nhóm động thực vật của VQG Yok Don và VQG Cát Bà và các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững [34].

Năm 1998, Brickle, N. W., Nguyễn Cử, Hà Quý Quỳnh, Nguyễn Thái Tự Cường và Hoàng Văn San đã nghiên cứu về tình trạng và phân bố của Công Pavo muticus tại tỉnh Đăk Lăk [13]. Đây là một báo cáo điều tra định

02/02/1998 đến ngày 04/05/1008, xác định được hiện trạng và phân bố của Công cũng như việc sử dụng các kiểu sinh cảnh khác nhau của loài này. Phân tích về sinh cảnh cho thấy, Công được ghi nhận với số lượng nhiều nhất ở các vùng rừng khộp. Số lượng Công tỷ lệ thuận với sự có mặt của các nguồn nước tự nhiên trong vòng 2 km và tỷ lệ nghịch với sự hiện diện của các khu dân cư trong vòng 2 km. Báo cáo kết luận rằng các khu vực rừng khộp không bị nhiễu loạn có thể tiếp cận nguồn nước đóng vai trò quan trọng đối với Công.

Kiểu sinh cảnh này cũng cực kỳ quan trọng đối với các loài thú lớn, trong đó có các loài móng guốc, cũng như một số loài chim nước và các loài chim ăn thịt lớn đang bị đe dọa. Báo cáo cũng chỉ ra rằng: việc bảo tồn Công và qua đó bảo tồn các loài thú và chim lớn đang bị đe dọa tuyệt chủng đòi hỏi cần bảo vệ được những vùng rừng khô cây lá rụng không bị tác động và có các nguồn nước thường xuyên. Báo cáo đã yêu cầu cần bảo vệ các sông suối có nước thường xuyên và đưa ra một số kiến nghị quan trọng về việc mở rộng VQG Yok Don. Duckworth, J. W. và Hedges, S. (1998) tiến hành nghiên cứu theo dõi loài Hổ, rà soát tình trạng Hổ, Voi châu Á, Bò tót và Bò rừng ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Vân Nam (Trung Quốc), cùng với các kiến nghị cho công tác bảo tồn trong tương lai. Đây là báo cáo rà soát về tình trạng của các loài thú lớn ở vùng Đông Dương, đã nêu chi tiết tất cả các thông tin liên quan đến tình trạng tại Đông Dương của các loài Hổ, Voi châu Á, Bò tót và Bò rừng trong khoảng từ năm 1988 đến 1997; đưa ra các kiến nghị về công tác bảo tồn ở trạng thái rừng đối với các loài; xác định các thông tin về tình trạng toàn bộ các loài tại Việt Nam đều thiếu cơ sở và có độ tin cậy thấp [22].

Duckworth, J. W., Anderson, G. Q. A., Desai, A. A. và Steinmetz, R. Tiếp tục nghiên cứu tình trạng của loài Chó rừng Canis aureus tại Đông Dương đã mô tả chi tiết về hai lần quan sát trực tiếp loài Chó rừng tại VQG Yok Don [21].

Cũng trong năm này, Hà Văn Hoạch điều tra xây dựng danh lục các loài bướm của VQG Yok Don [11].

Năm 1999, Osborn, L., Vinton, M. đã nghiên cứu và nêu chi tiết các ghi nhận của loài Voi tại VQG Yok Don, khẳng định quần thể Voi của VQG Yok Don đã bị suy giảm mạnh [54].

Năm 2005, Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Tiến Dũng [18] đã nghiên cứu tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch của VQG Yok Don.

Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu từ trước đến năm 2000 tại VQG Yok Don cho thấy:

V khu h thc vt: đã ghi nhận được 858 loài thuộc 478 chi và 129 họ tại VQG Yok Don, thể hiện qua bảng 1.4:

Bảng 1.4. Khu hệ thực vật tại Vườn quốc gia Yok Don

Ngành H ọ Chi Loài

Tên khoa học Tên Việt Nam

Lycopodiophyta Thông đất 1 1 2

Polypodiophyta Dương xỉ 9 15 18

Pinophyta Thông (Hạt trần) 2 2 3

Magnoliophyta Mộc lan (Hạt kín) 117 460 835

Tổng 129 478 858

Trong đó, có 23 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2000 (Cấp V: 8 loài, Cấp T: 3 loài, cấp R: 3 loài và cấp K có 9 loài) và 16 loài có tên trong Danh lục Đỏ của IUCN 2006 (Cấp CR: 4 loài, cấp EN: 5 loài, cấp VU: 3 loài, cấp LR có 2 loài và 2 loài được xếp vào cấp chưa biết thông tin chính xác- DD) [18].

V khu h thú: đã ghi nhận được 67 loài, trong đó có 27 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2000 (Cấp E: 14 loài, cấp R: 1 loài, cấp V: 12 loài) và 34 loài có tên trong Danh lục Đỏ của IUCN 2000 (Cấp CR: 1 loài, cấp EN:

7 loài, cấp VU: 12 loài, cấp LR: 11 loài và cấp DD: 3 loài). Các loài quan trọng đối với công tác bảo tồn đã được xác định gồm 5 loài: Voi Elephas maximus Linnaeus, 1758, Hổ Panthera tigris (Linnaeus, 1758), Bò tót Bos

gaurus Smith, 1827, Bò rừng Bos javanicus d'Alton, 1823 và Nai cà tông Cervus eldii M’Clelland,1842 [11].

V khu h chim: đã ghi nhận được 247 loài, trong đó 15 loài có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam 2000 (Cấp R: 6 loài, cấp V: 1 loài và cấp T: 8 loài) và 11 loài có tên trong Danh lục Đỏ của IUCN 2000 (Cấp CR: 1 loài, cấp EN: 1 loài, cấp VU: 2 loài và cấp NT: 7 loài). Các loài quan trọng được xác định gồm 5 loài: Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini, Elliot, 1866, Công Pavo muticus, Linnaeus, 1766, Diều cá đầu xám Ichthyophaga ichthyaetus (Horsfield, 1821), Cắt nhỏ bụng trắng Microhierax melanoleucos (Blyth, 1843), Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus (Horsfield, 1821) [11].

V khu h Bò sát và lưỡng cư: cũng đã ghi nhận được 48 loài bò sát thuộc 17 họ, 4 bộ và 16 loài lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ. Trong đó, 16 loài trong số 54 loài có ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2000 [11].

1.3.2 Nghiên cu nguyên nhân suy gim Đa dng sinh hc

Năm 1997, Phạm Bình Quyền và Trương Quang Học đã tiến hành nghiên cứu các nguyên nhân sâu xa về mặt kinh tế xã hội dẫn đến tổn thất ĐDSH tại hai vùng sinh thái đặc trưng của Việt Nam: Nghiên cứu chuyên đề được thực hiện tại VQG Ba Bể và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang ở vùng núi phía Bắc và VQG Yok Don ở vùng Tây Nguyên [122].

Đến năm 1998, Huỳnh Thu Ba nghiên cứu về sự di dân và sử dụng tài nguyên: Một dự án nghiên cứu về biến động dân số và sử dụng tài nguyên ở vùng đệm của VQG Yok Don và các khu vực xung quanh, tỉnh Đăk Lăk đã cân nhắc đến các tác động do sự di dân và tăng cường sử dụng tài nguyên ở vùng đệm VQG Yok Don [1].

Năm 2003, tác giả bắt đầu nghiên cứu về nguyên nhân trực tiếp gây suy thoái ĐDSH của VQG Yok Don [56] và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận án này.

1.3.3 Nghiên cu gii pháp bo tn Đa dng sinh hc

Từ năm 1989, MacKinnon, J., Laurie, Nghiêu, Đặng Huy Huỳnh, Lê Vũ Khôi và Hà Đình Đức đã xây dựng bản dự thảo kế hoạch quản lý KBTTN Yok Don. Đây là những công trình nghiên cứu đầu tiên được các tác giả quốc tế và Việt Nam đưa ra kiến nghị chuyển hạng khu BTTN Yok Don lên VQG Yok Don, đồng thời đề xuất việc phân vùng quản lý núi Yok Don và sông Srêpôk là các khu lõi [101].

Năm 1990, kế hoạch trên được bổ sung chi tiết phù hợp với điều kiện của Việt Nam và được hoàn thiện thành Luận chứng Kinh tế Kỹ thuật của VQG Yok Don trên qui mô 58.200 ha [3]. Đến năm 1999, Wege, D. C., Long, A. J., Mai Kỳ Vinh, Vũ Văn Dũng và Eames, J. C tiến hành nghiên cứu đề xuất mở rộng hệ thống khu bảo vệ của Việt Nam cho thế kỷ XXI, phân tích hệ thống hiện tại và kiến nghị việc mở rộng một cách phù hợp bao gồm kiến nghị về việc mở rộng VQG Yok Don [57].

Năm 2001, Timmins, R. J., Ou Rattanak đã nghiên cứu tầm quan trọng của khu tập trung động vật hoang dã Phnom Prich và các vùng lân cận với việc bảo tồn Hổ và các loài hoang dã khác. Đây là một tài liệu tham khảo quan trọng trong khung cảnh quy hoạch ở mức độ tiếp cận hệ quản lý sinh thái để bảo tồn các vùng rừng khô cây lá rụng ở vùng hạ lưu sông Mê Kông [51].

Tháng 3 năm 2002, Chính phủ Việt Nam chính thức phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng VQG Yok Don mở rộng trên qui mô 115.545 ha [15].

Trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2004, UNDP và GEF đã thực hiện dự án “Xây dựng các khu bảo vệ dựa theo quan điểm sinh thái cảnh quan tại VQG Yok Don, tập trung vào 4 chương trình: Qui hoạch bảo tồn, phát triển vùng đệm, du lịch sinh thái – giáo dục môi trường, và qui hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên.

Tóm lại: các kết quả nghiên cứu nêu trên đã mô tả các giá trị ĐDSH của Vườn, tập trung vào các loài thú lớn và thực vật bậc cao có mạch, cũng như bước đầu xác định được các vấn đề xã hội có liên quan đến công tác quản lý bảo tồn và hoạch định các chính sách bảo tồn dựa trên quan điểm bảo tồn các loài quan trọng, tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về hiện trạng quản lý bảo tồn đa dạng sinh học cho VQG Yok Don.

Do đó luận án này sẽ tập trung nghiên cứu bổ sung 03 vấn đề chính sau đây:

• Cập nhật các giá trị ĐDSH của khu hệ thú và khu hệ chim tại VQG Yok Don,

• Xác định các khu vực ưu tiên cho công tác bảo tồn, phù hợp với điều kiện tại Yok Don,

• Vận dụng phương thức tiếp cận quản lý hệ sinh thái để đánh giá hiện trạng các giải pháp bảo tồn đã được áp dụng và đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm bảo tồn ĐDSH cho VQG Yok Don.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia yok đôn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)