Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia yok đôn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 38 - 51)

4. Cấu trúc của luận án

1.4 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu

1.4.1 V điu kin t nhiên

VQG Yok Don được thành lập theo Quyết định phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật số: 352/CT ngày 29/10/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với diện tích tự nhiên là 58.200 ha và được đầu tư mở rộng 115.545 ha theo quyết định 39/2002/QĐ - TTg ngày 18/3/2002 [11].

V trí địa lý

VQG Yok Don nằm gần trung tâm của bán đảo Đông dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 500 km về phía Bắc và cách thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh Đăk Lăk) 40 km về phía tây, thuộc vùng địa lý sinh học

Nam Trường Sơn [30], thuộc tiểu vùng 10a - Nam Tây Nguyên [101] và nằm trong vùng sinh thái rừng khô Tây Nguyên [80], có toạ độ địa lý: từ 12o45’ - 13o10’ độ vĩ Bắc đến 107o29’30” - 107o48’30”độ kinh Đông.

Phía Bắc: tiếp giáp với 2 xã Ea Bung và Cư M’Lan (huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk). Ranh giới dựa theo đường ô tô từ ngã ba Cư M’Lan qua đồn biên phòng số 2 đến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Phía Nam: tiếp giáp với 2 xã Ea Pô và Đăk Wil (huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông) và giao điểm giữa đường 6 B từ VQG với đường T15 chạy thẳng phía Tây đến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Phía Đông: dọc theo tỉnh lộ 1A từ ngã 3 Cư M’Lan đến Bản Đôn và sau đó ngược sông Srêpôk đến ranh giới huyện Cư Jut.

Phía Tây: là biên giới Việt Nam - Campuchia dài 100 km [11], tiếp giáp với tỉnh Mundulkiri (hình 1.2).

Hình 1.2. Vị trí khu vực nghiên cứu

So với các khu bảo tồn trong khu vực, VQG Yok Don có diện tích lớn nhất, thể hiện ở bảng 1.5:

Bảng 1.5. Diện tích của các khu bảo tồn trong vùng Tây nguyên

Tên khu vực Diện tích (ha)

Yok Don (Đăk Lăk) 115.545

Chư Mon Ray (Kon Tum) 48.658

Kon Ka Kinh (Gia Lai) 28.000

Chư Yang Sin (Đăk Lăk) 58.900

Nam Ca (Đăk Lăk) 24.500 Chư Hoa (Đăk Lăk) 17.000 Bi Đóup - Núi Bà (Lâm Đồng) 74.000

Ngun: Tổng hợp theo [17]

Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ HST rừng khộp điển hình ở Việt Nam và thế giới, đảm bảo được tính ổn định cho sự phân bố của các loài động thực vật quí hiếm [22]. Vị trí địa lý của VQG Yok Don có ý nghĩa quốc tế rất quan trọng: ranh giới phía Tây chính là biên giới quốc tế với Campuchia, đặc biệt là tiếp giáp với 2 khu vực đã được Chính phủ Campuchia đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Ratanakiri và Phnom Nam Lyr, là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các khu bảo tồn liên biên giới nhằm xác lập hành lang an toàn cho sự di chuyển của động vật hoang dã. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát huy công tác bảo tồn liên quốc gia, đáp ứng được nhu cầu bảo tồn cho nhiều loài động thực vật quí hiếm, đặc biệt là các loài móng guốc và thú ăn thịt lớn [9,97].

Địa hình - Đất đai

Toàn bộ VQG Yok Don nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, tương đối bằng bằng phẳng, độ cao trung bình 200 m so với mặt nước biển, được chia thành các dạng địa hình chính như sau: 1) Địa hình đồi và núi thấp: Phân bố rải rác trên toàn bộ diện tích, dọc theo bờ phải sông Srêpôk là dãy Cư M’lan chạy

suốt từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới gần trung tâm huyện Buôn Đôn với đỉnh cao nhất là Cư M’Lan (502 m) và các đỉnh 498 m, 382 m.cuối cùng là đỉnh Chư Minh (384 m). Bờ trái sông Srêpôk có ngọn núi thấp là Yok Da (466 m) được cấu tạo chủ yếu là các loại đá xâm nhập macma, granit.Gần ranh giới phía nam của Vườn là dãy núi thấp Yok Don (482 m) được hình thành bỡi các loại đá trầm tích có cấu trúc hạt mịn. 2) Địa hình tích tụ: bao gồm các bãi bồi, các bậc thềm của sông Srêpôk và các suối lớn trong vùng

Sự thay đổi của địa hình đã tạo ra những cảnh quan phong phú, vừa đa dạng vừa đặc thù và hình thành nên nhiều dạng thảm thực vật khác nhau làm nơi trú ngụ của nhiều loài động vật có giá trị. Chính điều kiện địa hình bằng phẳng cũng đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của các loài thú lớn có giá trị như: Voi, trâu rừng, bò rừng [34]. Do vậy việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên ĐDSH cũng cần phải phù hợp với các dạng địa hình, cảnh quan khác nhau nhằm bảo đảm tính bền vững và có hiệu quả.

Trong khu vực VQG Yok Don có một số nhóm đất chính như sau: 1) Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá phiến: đây là sản phẩm phong hoá từ các đá trầm tích phiến sét có tuổi Jura, phân bố những vùng có địa hình đồi núi thấp.

Đất nghèo dinh dưỡng và tầng mỏng, từ thịt nặng đến cát pha; khả năng thấm và giữ nước kém; về mùa khô bị chai rắn, chiếm 2,5% diện tích. 2) Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát kết: tầng đất dày 30 - 50cm, nhiều thành phần cát, ít mùn, thường có kết von; phân bố ở vùng đồi thấp hai bên bờ sông Srêpôk ở độ cao từ 300m trở xuống. Loại đất này chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (64,7%). 3) Nhóm đất xám: phát triển trên đá mẹ Granite và trầm tích hỗn hợp Mezozoi, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, tỷ lệ đá lẫn cao. Đất chua, nghèo mùn dễ bị xói mòn, rửa trôi, có kết von đá ong. Phân bố ở độ cao từ 200 - 250m hai bên bờ sông Srêpôk và chân đồi thấp hữu ngạn sông, chiếm 26,4% diện tích. 4) Đất dốc tụ thuộc nhóm đất nâu vàng trên đá Basalt: đây là đất phù sa bồi tụ; tầng đất mặt khá tơi xốp, màu xám đen, lẫn

nhiều chất hữu cơ và sỏi sạn. Thành phần cơ giới thịt pha cát, đất tốt hơn các loại đất trên, có khả năng canh tác nông nghiệp. Loại đất này phân bố ven sông và các suối lớn, chiếm 6,4% diện tích Vườn. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên sự xâm lấn canh tác đất nông nghiệp trong phạm vi quản lý của Vườn mà đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Khí hu - Thy văn:

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho khí hậu của vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung 93,5% tổng lượng mưa cả năm; tổng lượng mưa trung bình từ năm 1990 đến 2004 là 1.588 mm, lượng bốc hơi là 1.470 mm (số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn Buôn Đôn, 2004).

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất gây nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân trong vùng. Sự thay đổi khí hậu theo 2 mùa rõ rệt ảnh hưởng đến sự di chuyển của động vật hoang dã giữa VQG Yok Don và các khu vực xung quanh. VQG Yok Don là một bộ phận trong hệ sinh thái lớn hơn bao gồm cả khu vực rừng thường xanh ở phía nam (huyện Cư Jút) với vùng rừng khộp ở phía bắc (huyện Ea Súp) và tiếp cận với tỉnh Mondulkiri của Campuchia.

Chế độ nhiệt

• Nhiệt độ bình quân năm: 24,50C. Nhiệt độ cao nhất: 37,50C. Nhiệt độ thấp nhất: 110C.

• Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất: tháng 4. Tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất: tháng 1

Chế độ ẩm

• Lượng mưa bình quân năm: 1.588 mm.

• Lượng mưa cao nhất: 1.750 mm

• Độ ẩm bình quân năm: 81%.

Chế độ gió

Hướng gió chính trong mùa mưa là gió Tây Nam, ngoài ra còn có gió Đông Bắc và Đông Nam trong mùa khô. Đặc điểm khí hậu đã chi phối các hoạt động kinh tế xã hội, và môi trường sinh học trong vùng. Điểm nổi bật là mùa khô kéo dài, độ ẩm giảm, lượng bốc hơi lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng trong vùng, là điều kiện bất lợi cho việc phát triển nông nghiệp - một trong những nguyên nhân gây ra sự đói nghèo của cộng đồng, làm tăng sức ép của họ đối với tài nguyên ĐDSH trong khu vực VQG Yok Don [1].

Mặc khác, đây cũng là nguyên nhân chính gây nên các vụ cháy thảm thực bì hàng năm vào mùa khô.

Hệ thống thủy văn:

VQG Yok Don nằm trong lưu vực sông Mê Kông bằng nhánh sông Srêpôk (Đăkrông). Con sông này bắt nguồn từ các dãy núi cao Chư Jang Sin, chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua Campuchia rồi đổ vào sông Mê Kông, phần chảy qua VQG Yok Don khoảng 60 km, mùa khô lòng sông khoảng 2 - 3 m, mùa lũ có thể sâu từ 5 - 10 m. Sông có nhiều thác ghềnh, khó đi lại bằng thuyền nhưng lại là một trong những tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có các suối lớn như: Đăk Na, Đăk Nor, Đăk Ken, Đăk Lau và nhiều suối cạn có nước theo mùa. Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến việc di cư của các loài thú lớn, nhất là thú móng guốc.

1.4.2 V kinh tế - xã hi

Dân s, phân b dân cư và lao động:Vùng đệm của VQG Yok Don được xác định gồm 7 xã, thuộc 3 huyện, 2 tỉnh sau: xã Ea Bung, xã Cư M'Lan

(huyện Ea Súp - Đăk Lăk); xã Krông Na, xã Ea Huar, xã Ea Ver (huyện Buôn Đôn - Đăk Lăk); xã Ea Pô, xã ĐăkWil (huyện Cư Jút - Đăk Nông) có tổng diện tích là 122.195 ha với 70 thôn buôn được trình bày ở bảng 1.6:

Bảng 1.6. Diện tích, dân số trong vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don

Số

thôn/buôn Diện tích

(km2) Vùng lõi

(km2) Vùng đệm

(km2) Số Hộ

(hộ) Dân số

(người) Mật độ Krông

Na 7 1.116,66 968,87 147,79 704 3.554 3,18

Ea Huar 7 45,84 45,84 536 2.465 53,77

Ea Wer 11 80,8 80,8 1280 5.568 68,91

Ea Bung 11 413 124,68 288,32 705 3.328 8,06 Cư M'lan 7 280,4 34,08 246,32 369 1.728 6,16

Ea Pô 16 100,1 100,1 2243 9.939 99,29

Đăk Wil 11 421,4 27,82 393,58 1140 5.650 13,41 Tổng

cộng 70 2.458,2 1.155,45 1.221,95 6.977 32.232 Ngun: Dự án Đầu tư mở rộng Vườn quốc gia Yok Don, 2000

Trong vùng có 15 dân tộc khác nhau; trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (48,5%). Tính chất đa dân tộc đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong tục tập quán cũng như thói quen sử dụng tài nguyên của từng nhóm cộng đồng [56] ví dụ: cộng đồng người Ê Đê và M’Nông bản địa có tập quán săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, sử dụng voi nhà làm phương tiện đi săn hoặc kéo gỗ;

còn hình thức săn bắt động vật rừng bằng súng chỉ mới xuất hiện khi có cộng đồng người H’Mông, Tày, Mường từ những năm 1980.

Số liệu điều tra năm 2000 cho thấy, do chính sách xây dựng các khu kinh tế mới của Nhà nước và hiện tượng di dân tự do, nên số lượng các dân tộc và dân số trong cộng đồng đang có chiều hướng gia tăng (bảng 1.7)

Bảng 1.7. Thành phần dân tộc trong vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don Đơn vị tính: Người

Ngun: Dự án Đầu tư mở rộng Vườn quốc gia Yok Don, 2000

Cộng đồng dân cư ở đây có thể chia làm 3 nhóm: 1) Cộng đồng dân cư bản địa: chủ yếu là M'Nông, Ê Đê, Lào, Gia rai, Ba na, Miên. Đặc điểm cơ bản của nhóm dân cư này là dựa trên nền tảng cộng đồng nông thôn, hình thái tổ chức của đồng bào là buôn, làng. Đây là tổ chức xã hội mang tính xã hội tương đối hoàn chỉnh, độc lập, tách biệt, khép kín về khu vực canh tác, khu vực cư trú với thiết kế xã hội chặt chẽ. Một bộ phận của đồng bào dân tộc ít người đã có sự hoà nhập vào kinh tế thị trường, trong khi đại bộ phận dân cư vẫn đang trong quá trình sản xuất tự nhiên, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu đang là cản trở cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng nâng cao trình độ sản xuất và mức sống cho cộng đồng dân cư bản địa. 2) Cộng đồng người Kinh định cư trước năm 1975: tập trung ở các khu vực thị trấn, dọc theo các trục giao thông. Họ có kinh nghiệm tiếp cận với thị trường, năng động và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. 3) Cộng đồng người Kinh và các dân tộc phía Bắc (Thái, Nùng, Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan) di cư đến sau năm 1980 theo chương trình di dân của

Tng Kinh Thái Nùng M’Nông Tày Ê Đê Dao Mường HMông Lào Gia Rai Hrê Bana Caolan Miên

Krông

Na 3.554 881 25 1.326 6 1.074 41 130 69 2

Ea Huar 2.465 1.720 8 15 650 72

Ea Wer 5.568 3.270 671 440 826 285 41 10 15 6 4

Ea Bung 3.328 3.328

CưM’lan 1.728 1.702 5 21

Ea Pô 9.939 3.252 2.941 1.865 1.261 19 601

Dăk Wil 5.650 1.480 235 1.107 863 527 1.126 47 265 Tổng

cộng 32.232 15.633 3.209 2.987 2.647 2.575 2.499 1.145 995 265 171 79 15 6 4 2

Chính phủ và di cư tự do: sống rải rác và hầu hết là chưa có việc làm, thu nhập không ổn định [1]. Có thể thấy rằng, thành phần cư dân phức tạp, không thuần nhất, phần lớn là lao động phổ thông, chưa có kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất hàng hoá, chưa thích ứng với qui trình sản xuất phù hợp về mặt sinh thái; đặc biệt là dân di cư tự do là một trong những nguyên nhân sâu xa gây suy giảm ĐDSH trong khu vực. Bên cạnh đó, trong vùng có một lực lượng lao động rất lớn thể hiện ở bảng 1.8. Trong đó, tỷ lệ nam chiếm: 45,9%; nữ chiếm: 54,1%; tỷ lệ lao động chiếm 45,91%% dân số vùng đệm, trong đó:

Lao động nam chiếm 44,4%, lao động nữ chiếm 55,6%. Tỷ lệ lao động, nam, nữ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân công lao động trong cộng đồng, cụ thể là: Nam giới thường đi vào rừng khai thác gỗ, săn bắt thú rừng, còn phụ nữ thì thu hái lâm sản phụ như măng, cây thuốc, phong lan.

Bảng 1.8. Dân số, lao động trong vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don

Dân số (người) Lao động (người)

Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ

Ea Bung 3.328 1.376 1.952 1.167 569 598

Cư M’Lan 1.728 854 874 844 472 372

Krông Na 3.554 1.591 1.963 1.228 599 629

Ea Huar 2.465 1.052 1.413 1.356 412 944

Ea Ver 5.568 2.347 3.221 2.251 594 1.657

Ea Pô 9.939 5.055 4.884 4.627 2.257 2.370

Đăk Wil 5.650 2.534 3.116 3.325 1.678 1.647 Tổng cộng 32.232 14.809 17.423 14.798 6.581 8.217 Ngun: Dự án Đầu tư mở rộng Vườn quốc gia Yok Don, 2000

Tình hình y tế và giáo dc

Các xã trong vùng đệm đều có trạm y tế. Vấn đề khó khăn hiện nay là thiếu cán bộ y tế, chỉ có 23 cán bộ y tế gồm 13 y tá và 10 bác sỹ trên tổng dân số 32.232 người, được trình bày ở bảng 1.9. Điều này dẫn đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng bị hạn chế. Các bệnh dịch phổ biến trong vùng là sốt rét, bệnh đường ruột và hô hấp; trong đó sốt rét là bệnh có tỉ lệ người mắc

và có nguy cơ tử vong cao nhất. Ngoài ra các bệnh về đường ruột và hô hấp mà nguyên nhân chủ yếu là do phong tục tập quán sinh hoạt, không có nước sạch và chăn nuôi mất vệ sinh gây ra. Dịch bệnh và các ảnh hưởng của nó đã làm cho đời sống của cộng đồng đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Vấn đề y tế và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng là một trong những giải pháp góp phần xoá đói, giảm nghèo [11]. Số lượng học sinh ở đây chỉ có 6.967 em (Bảng 1.10), chiếm 21,6% tổng dân cư trong vùng do người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và điều kiện kinh tế hạn hẹp, không đủ khả năng cho con em tới trường. Học sinh nhỏ không thích học thường theo cha mẹ trong công việc đồng áng, với học sinh lớn phải phụ giúp gia đình nhiều công việc như: nội trợ, lấy củi, chăn nuôi, trồng trỉa, thu hái.nên đã xao nhãng học tập.

Ý thức về vai trò của giáo dục giữa các cộng đồng dân tộc trong vùng không giống nhau. Đối với cộng đồng người Kinh, người Mường và người Tày di cư, thì họ luôn tạo điều kiện để con em mình tham gia học tập. Các nhóm dân tộc còn lại, đặc biệt đối với hộ nghèo thì ít quan tâm đến việc học tập của con em mình. Tỷ lệ mù chữ của cộng đồng là 21,7% [56]. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của cộng đồng nói chung mà đặc biệt là nhận thức đối với vấn đề quản lý, sử dụng tài nguyên ĐDSH.

Bảng 1.9. Tình hình y tế trong trong vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don

Số giường Số Y tá Số Bác sĩ

Ea Bung 5 2 2

Cư M’Lan 60 3 3

Krông Na 25 2 2

Ea Huar 5 2 1

Ea Ver 15 2 2

Ea Pô+Đăk Wil 5 2

Tổng cộng 115 13 10

Ngun: Dự án Đầu tư mở rộng Vườn quốc gia Yok Don, 2000

Bảng 1.10. Tình hình giáo dục trong vùng đệm của Vườn quốc gia Yok Don Số trường Cấp 1 Cấp II, III Số lớp Học sinh Giáo viên

Ea Bung 2 1 1 32 757 32

Cư M’Lan 4 3 1 74 2.463 77

Krông Na 2 1 1 21 579 41

Ea Huar 2 1 1 15 441 30

Ea Ver 1 1 10 531 39

Ea Pô+Đăk

Wil 2 1 1 65 2.196 52

Tổng cộng 13 8 5 217 6.967 271

Ngun: Dự án Đầu tư mở rộng Vườn quốc gia Yok Don, 2000 Cơ s h tng

Giao thông: Tuy điều kiện địa hình khá bằng phẳng, không xa trung tâm huyện Buôn Đôn và thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng điều kiện giao thông trong 7 xã vùng đệm còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa.

Toàn bộ hệ thống đường liên thôn là đường đất, chỉ có một tuyến đường nhựa từ Buôn Ma Thuột đi Ea Súp (tỉnh lộ 1A). Điều này đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế do khó khăn trong việc vận chuyển hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương và VQG Yok Don trong thời gian qua nhằm nâng cao đời sống của cộng đồng, giảm bớt các áp lực của họ đối với tài nguyên ĐDSH vẫn chưa đạt hiệu quả thiết thực.

Ngoài ra, trong vùng lõi của VQG Yok Don còn có một hệ thống đường mòn dày đặc được hình thành từ trước khi thành lập VQG. Điều này gây khó khăn cho công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng kiểm lâm. Mặc khác, mật độ của đường mòn trong một vùng cũng phản ánh mức độ tác động của con người đối với các nguồn tài nguyên rõ nét nhất.

Thông tin liên lạc: các xã trong vùng đệm VQG Yok Don đã có điện thoại. Các phương tiện thông tin nghe, nhìn cũng đã tiếp cận với cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng địa phương. Đây là điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia yok đôn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)