Giá trị Đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Yok Don

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia yok đôn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 62 - 100)

4. Cấu trúc của luận án

3.1 Giá trị Đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Yok Don

Kết quả phân tích GIS ở hình 3.1 và bảng 3.1 cho thấy, khi phân chia địa hình của VQG Yok Don thành 4 cấp độ cao so với mặt nước biển (với độ chênh cao 100 m trong 1 cấp), địa hình của VQG Yok Don có các đặc trưng sau: Toàn bộ khu vực của Vườn tương đối bằng phẳng, ở cấp độ cao nhỏ hơn 300 m chiếm tỷ lệ nhiều nhất (97,06% tổng diện tích); ở cấp độ cao từ 300 m trở lên chiếm 2,94% tổng diện tích, trong đó những khu vực có độ cao trên 400 m chỉ chiếm 0,25 % tổng diện tích.

Bảng 3.1. Phân bố diện tích theo 4 cấp độ cao của Vườn quốc gia Yok Don Cấp độ cao (m) DT (ha) Tỷ lệ

(%) Ghi chú

<200 59.308,64 51,33

200 – 300 52.837,94 45,73

300 – 400 3.106,40 2,69

>400 292,02 0,25 Yok Don, Yok Da, Chư Minh

Tổng cộng 115.545,00 100,00

Khu vực có độ cao trên 400 m tập trung chủ yếu ở núi Yok Don, Yok Da và dãy Chư M’Lan, được đặc trưng bằng kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (rừng thường xanh). Các dẫn liệu điều tra về ĐDSH cho thấy, đây là nơi tập trung của nhiều loài động vật quí hiếm vào mùa khô, khi nguồn nước và thức ăn cạn kiệt. Do đó, việc bảo tồn các khu vực này là ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH của VQG Yok Don.

Hình 3.1. Phân bố diện tích theo 4 cấp độ cao của Vườn quốc gia Yok Don

3.1.2 Đa dng h sinh thái

WWF đã xếp khu vực VQG Yok Don vào 1 trong 4 vùng sinh thái quan trọng thuộc khu vực hạ lưu sông Mê Kông, cần khẩn cấp ưu tiên bảo tồn vùng rừng khô Trung Đông Dương đại diện rõ nhất, là nơi sinh sống của một số loài động vật móng guốc, một số quần xã chim lớn có tầm quan trọng và các loài động thực vật đặc trưng cho khu vực này. Các loài thú móng guốc sống trong các sinh cảnh này cần sinh cảnh rộng. Ưu tiên bảo tồn là đảm bảo sự tồn tại và phục hồi trạng thái trước đây của các loài này [59,60].

Kết quả phân tích GIS cho thấy: trong VQG Yok Don cùng tồn tại đồng thời 7 hệ sinh thái khác nhau gồm: (1) Rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới (rừng Khộp) có diện tích lớn nhất 92.574,9 ha (chiếm 80,12 % tổng diện tích); (2) Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (rừng nửa rụng lá); (3) Rừng tre nứa; (4) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (rừng thường xanh); (5) đất ngập nước (sông suối, ao hồ); (6) Trảng cỏ và (7) Đất nông nghiệp có diện tích ít nhất 288,6 ha (0,25% tổng diện tích) được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.2:

Bảng 3.2. Các hệ sinh thái của Vườn quốc gia Yok Don

TT Tên DT(ha) Tỷ lệ %)

1 Rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới

(rừng Khộp) 92.574,9 80,12

2 Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới

(rừng nửa rụng lá) 16.648,9 14,41

3 Tre nứa 2.747,8 2,38

4 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (rừng thường xanh)

1.623,0 1,40 5 Đất ngập nước (Mặt nước / ao hồ) 874,9 0,76

6 Trảng cỏ 787,0 0,68

7 Đất nông nghiệp 288,6 0,25

Tổng cộng 115.545,0 100,00

Trong đó: (1) Rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới (rừng Khộp):

Chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực (80,12%), bao phủ gần như toàn bộ

diện tích từ độ cao 400 m trở xuống. Đặc trưng cơ bản là mật độ cây gỗ thưa, tán không liên tục, mỏng dẫn đến độ che phủ của rừng thấp. Ngay trong mùa mưa, khi tất cả các cây rừng đều mang lá thì độ che phủ tối đa cũng chỉ đạt 50 - 60%. Vào mùa khô, độ che phủ của rừng coi như không đáng kể, rừng trở lên xơ xác tiêu điều, đồng thời tạo điều kiện cho tầng thảm tươi rất phát triển.

Cây rừng có vỏ dày, sần sùi, nứt sâu, hoặc có thân ngầm phát triển, chồi búp phủ đầy lông, có lá to để thích nghi với điều kiện khô hạn, chống chọi với lửa rừng trong mùa khô và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cho thời gian sinh trưởng ngắn trong mùa mưa. Do ảnh hưởng của lửa rừng thường xuyên nên chất lượng cây rừng kém, tỷ lệ cây rỗng ruột cao, hấp dẫn một vài loài chim như Yểng, Vẹt, Hồng hoàng về đây làm tổ. Mặt khác, do điều kiện khí hậu khô nóng và đặc điểm hình thái cây rừng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài kiến phát triển và đã thu hút đến 20 loài chim Gõ kiến được ghi nhận ở đây. So với các hệ sinh thái khác, rừng ở đây có kết cấu đơn giản về tầng thứ và thành phần thực vật. Rừng thường chỉ có 1 - 2 tầng cây gỗ. Tầng tán cao từ 10 m đến trên 20 m, đôi khi chỉ cao 7 - 8 m tùy vào từng điều kiện lập địa và loài cây cụ thể; tổ thành loài gồm các loài rụng lá thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Đậu (Fabaceae). Các loài thực vật ưu thế là: Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), Cà chít (Shorea obtusa), Cẩm liên (Shorea siamensis), Chiêu liêu quả khế (Terminalia alata), Căm xe (Xylia xylocarpa), Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus). Ngoài ra, còn xuất hiện một số loài cây thường xanh như: Kơ nia (Irvingia malayana), Xoài rừng (Mangifera sp). Độ ưu thế của rừng khá cao và thường chỉ tập trung vào 2 - 3 loài, có khi chỉ có một loài. Tầng dưới tán rừng cũng rất thưa thớt, ngoài các cây nhỏ của tầng trên ra còn gặp nhiều loài khác như các loài Mã tiền (Strychnos sp), Vừng (Carea arborea), Móng bò (Bauhinia spp.), Mà ca

Tầng cây bụi và thảm tươi rất phát triển, đặc biệt trong mùa mưa. Nó được tạo ra không chỉ bỡi các loài cỏ, cây bụi mà còn do tái sinh chồi rất mãnh liệt của các loài cây gỗ mỗi khi mùa mưa đến. Thành phần các loài cỏ khá phong phú nhưng phổ biến nhất lại là loài Le lá cỏ (Oxytenanthera pusilla) và Cỏ lá tre (Panicum sarmentosum Roxb). Về thành phần cây bụi cũng khá phức tạp song đáng chú ý hơn cả là loài Tuế gân chìm (Cycas immersa), loài Le đen (Oxytenanthera nigrociliata) mọc thành những diện tích đáng kể trên đất không bị ngập nước và loài Sổ đất (Dillenia hookeri), ở những nơi dễ bị ngập nước. Đây là hệ sinh thái phù hợp với các loài thú lớn, đặc biệt là thú móng guốc [95]. Do vậy cần ưu tiên bảo tồn HST này.

(2) Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (rừng nửa rụng lá): Chiếm một diện tích không đáng kể (14,41%). Phân bố chủ yếu từ độ cao 200 - 400 m trở lên thuộc núi Yok Don và rải rác ở những vùng đất có khả năng giữ nước tốt hoặc ven sông suối. So với kiểu rừng thưa cây lá rộng rụng lá, ngoại mạo của kiểu rừng này đã có sự thay đổi đáng kể. Rừng kín, rậm hơn được tạo ra bỡi mật độ cây, độ che phủ và tỷ lệ cây thường xanh cao hơn. Rừng thường có 4 - 5 tầng. Tầng ưu thế sinh thái bao gồm cả tầng vượt tán và tầng tán rừng cao trên 30 m. Thực vật tạo tầng này chủ yếu là Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata). Ngoài ra còn có nhiều loài khác như Vên vên (Anisoptera costata), Sao đen (Shorea odorata), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), Gụ mật (Sindora siamensis), Căm xe (Xylia xylocarpa), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Cẩm lai (D. Oliveri), Muồng đen (Cassia siamea), Chiêu liêu nghệ (Terminalia tritera), Kơ nia (Irvingia malayana).Tầng dưới tán rừng cao 10 - 20m. Thành phần loài chủ yếu gồm: Trâm (Syzygium cumini), Nhọc (Polyalthia cerasoides), Dền (Xylopia vielana) và các loài thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Bứa (Guttiferae) và họ Cà phê (Rubiaceae). Tầng cây bụi thảm tươi không nhiều,

các loài thường gặp là các loài trong họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ô rô (Acanthaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Hoàng tinh (Marantaceae) và họ Cỏ (Poaceae).

(3) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (rừng thường xanh) chỉ chiếm 1,4% diện tích, phân bố dọc theo hai bờ sông Srêpôk và trên núi Yok Don. Do diện tích hẹp nên rừng thể hiện kết cấu tầng thứ không rõ ràng.

Thành phần loài chủ yếu là các loài thường xanh, ưa ẩm. Trong đó, trước tiên phải kể đến là Rù rì (Homonoia riparia), Bún (Crataeva religiosa), Bứa suối (Garcinia sp), là những loài cây không cao mọc thành bụi dày đặc. Xen lẫn với những loài này còn có các loài cây có chiều cao cao hơn như: Sung (Ficus racemosa), Đa (Ficus altissima), Si (Ficus benjamica), Thị (Diospyros sp.), Táu (Vatica odorata), Mà ca lớn (Buchanania arborescens), Côm (Elaeocarpus macroceras). Ngoài ra, còn xuất hiện một số cây có tầm vóc cao trội hẳn như Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) và Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata). Với đặc điểm kín, rậm và xanh quanh năm, loại rừng này không những chỉ có ý nghĩa phòng hộ, chống xói lở trong mùa mưa lũ mà còn là nơi trú ngụ của các loài chim, thú trong mùa khô nóng.

(4) Đất ngập nước: Đã thống kê được 45 khu đất ngập nước với tổng diện tích 12,7 ha. Đây là những khu vực tập trung thú nhiều nhất vào mùa khô khi nguồn nước và thức ăn cạn kiệt.

(5) Trảng cỏ: Rải rác trong rừng thưa cây lá rộng, xuất hiện những vùng trũng thường ngập nước trong mùa mưa, có khi kéo dài gần hết mùa khô, ở đây có các trảng cỏ được hình thành do nhiều loài thuộc họ Hoà thảo (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae). Trong số đó đáng kể là loài cỏ (Cyperus.

sp) mọc khá tập trung tạo thành một kiểu thảm giống với thảm nông nghiệp.

Đây cũng là nơi tập trung của các loài tôm, cá không kịp trở về sông suối khi

nói riêng và là nguồn cung cấp nước uống cho động vật trong mùa khô nói chung.

Ngoài ra, còn có thảm cây bụi và tre nứa phân bố rải rác trong hầu hết diện tích của vườn. Đây được xem là sinh cảnh phù hợp đối với loài Công (Pavo munticus) [13]. Có 2 loại trảng cỏ chính: (1) Trảng cỏ tự nhiên tại các vùng trũng và gần các khu vực đất ngập nước, (2) Trảng cỏ nhân tạo, là kết quả của việc của quá trình canh tác nông nghiệp.

Sự tồn tại đồng thời của nhiều sinh cảnh khác nhau chứng tỏ sự đa dạng HST tại VQG Yok Don, tạo nên môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động thực vật có giá trị, điển hình nhất là HST rừng khộp. Một HST khác không kém phần quan trọng đó là hệ sinh thái đất ngập nước.

Hình 3.2. Bản đồ phân bố các hệ sinh thái rừng của Vườn quốc gia Yok Don

3.1.3 Đa dng khu h thú và chim a. Khu hệ thú

Thành phần loài

Đã cập nhật danh lục thú của VQG Yok Don gồm 89 loài, thuộc 30 họ, 11 bộ tại VQG Yok Don (Phụ lục 2), đã bổ sung thêm 22 loài so với danh lục thú Yok Don năm 2000.

Các loài quí hiếm

Thống kê được 44 loài thú của VQG Yok Don được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2000), Nghị Định 32/CP, Danh lục Đỏ của IUCN (2006) và CITES (2006); chiếm 49,4 % tổng số loài ghi nhận được (bảng 3.3). Từ bảng 3.3 cho thấy: VQG Yok Don có tầm quan trọng đối với việc bảo tồn các loài thú lớn, với sự hiện diện của 6 loài trong họ Trâu Bò gồm: Bò tót - Bos gaurus Smith, 1827; Bò rừng - Bos javanicus d'Alton, 1823; Bò xám - Bos sauveli Urbain, 1937; Trâu rừng - Bubalus bubalis (Linnaeus, 1758); Sơn dương - Capricornis sumatraensis (Bechstein, 1799) và Bò sừng xoắn - Pseunovibos spiralis.

Tuy nhiên, theo các dữ liệu thu thập được từ năm 1990 đến nay đối với hai loài loài Bò xám và Bò sừng xoắn cho thấy: 2 loài này chưa từng được ghi nhận trong tại VQG Yok Don. Trong đó, Bò xám được xếp ở cấp tối nguy cấp trên phạm vi toàn cầu (CR).

Các nghiên cứu trước đây (Lekagul 1952, Wharton 1957) đã cho biết dấu chân Bò xám là rất đặc biệt và thậm chí là không có một đoàn khảo sát nào có thể tìm thấy dấu chân của loài này. Laurie (1989), Cox và Hà Đình Đức (1990) cũng khẳng định thông tin về sự tồn tại của loài này ở khu vực Yok Don là không chắc chắn. Bò sừng xoắn được xếp ở cấp nguy cấp trên toàn cầu (EN) chỉ được nhận biết qua sừng và xương sọ; thân và những dấu vết khác thì vẫn chưa nhận biết được.

Theo Peter và Feiler 1946, Phạm Trọng Ảnh 1996, khẳng định loài này thường thích nghi với môi trường sống ở Tây Nguyên.

Các cá thể đơn lẻ hoặc các đàn nhỏ của ba loài: Hổ - Panthera tigris, Nai cà toong - Cervus eldii và Trâu rừng - Bubalus bubalis xuất hiện rất hiếm ở khu vực biên giới giữa Yok Don và Campuchia, các loài này cũng ngày càng hiếm gặp ở Campuchia và quần thể của chúng được đánh giá là đang bị suy giảm [97].

Kết quả điều tra cũng cho thấy số lần phát hiện Nai - Cervus unicolor và Lợn rừng - Sus scrofa là rất ít, điều này chứng tỏ rằng nguồn thức ăn cho Hổ cũng càng ngày càng cạn kiệt.

Số lượng Voi rừng trong VQG Yok Don đang suy giảm, thậm chí đến các đàn nhỏ cũng hầu như khó bắt gặp trong quá trình điều tra.

Khu hệ linh trưởng ở VQG Yok Don rất đa dạng với sự hiện diện của 3 họ và 9 loài:

• Cu li lớn - Nycticebus coucang (Boddaert,1785)

• Cu li nhỏ - Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907

• Khỉ mặt đỏ - Macaca arctoides (Wroughton,1815)

• Khỉ đuôi dài - Macaca fascicularis Raffles, 1821

• Khỉ vàng - Macaca mulatta (Zimmermann, 1780)

• Khỉ đuôi lợn - Macaca nemestrina (Linnaeus, 1766)

• Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes (Milne-Edward, 1871)

• Voọc bạc - Trachypithecus germaini(Milne-Edwards,1876)

• Vượn má hung - Nomacus gabriellae (Thomas, 1909)

Độ phong phú của các loài linh trưởng tại đây không cao. Số lượng linh trưởng bắt gặp trên các tuyến điều tra trong rừng thường xanh và bán thường xanh là rất thấp. Điều này có thể là do ảnh hưởng tổng hợp của sự chia cắt của

ít, việc khai thác gỗ tại các vùng rừng thường xanh trước kia và sức ép săn bắn lớn.

Núi Yok Don là một khu vực rất quan trọng đối với các loài linh trưởng: đây là nơi ghi nhận cả hai loài Vượn má hung (Nomacus gabriellae) và Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) [87]. Khu vực này còn là nơi trú ngụ của các loài thú khác trong giai đoạn mùa khô, thời điểm mà toàn khu vực trở nên cạn kiệt, thì khu vực này vẫn còn duy trì nhiều suối cạn có nước quanh năm. Người dân địa phương cũng cho rằng, các loài thú tập trung lại tại các vùng rừng thường xanh trên núi Yok Don khi các vùng rừng khộp xung quanh bị cháy do đó khu vực này đang bị áp lực săn bắt rất cao.

Bảng 3.3. Danh sách các loài thú quí hiếm tại Vườn quốc gia Yok Don

TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Giá trị bảo tồn (1) (2) (3) (4)

1 Chồn dơi Cynocephalus variegatus (Audebert, 1799)

R I B 2 Cu li lớn Nycticebus coucang (Boddaert,1785) V I B 3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907 V I B VU 4 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides (Wroughton,1815) V II

B

VU II 5 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis Raffles, 1821 II

B II 6 Khỉ vàng Macaca mulatta (Zimmermann,

1780) II

B II 7 Khỉ đuôi lợn Macaca nemestrina (Linnaeus, 1766) V II

B

VU II 8 Chà vá chân đen Pygathrix nigripes(Milne-Edward,

1871)

E I B EN II 9 Voọc bạc Trachypithecus germaini(Milne-

Edwards,1876) V I B DD II

10 Vượn má hung Nomacus gabriellae (Thomas, 1909) E I B VU II 11 Chó rừng Canis aureus Linnaeus, 1758 E II III

TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Giá trị bảo tồn (1) (2) (3) (4)

B 12 Sói đỏ Cuon alpinus (Pallas, 1811) E I B VU

13 Gấu chó Helarctos malayanus Raffles, 1821 E I B DD II 14 Gấu ngựa Ursus thibetanus G. Cuvier, 1823 E I B VU I 15 Chồn vàng Martes flavigula (Boddaert, 1785) EN III 16 Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus (Illiger, 1815) V I B II 17 Rái cá thường Lutra lutra (Linnaeus, 1758) V I B VU I 18 Rái cá lông mượt Lutrogale perspicillata

I.Geoffroy,1826

V VU 19 Cầy mực Arctictis binturong (Raffles, 1821) V VU III 20 Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus

(Pallas, 1777)

VU III 21 Cầy giông sọc Viverra megaspila Blyth, 1862 E II

B

III 22 Cầy Tây Nguyên Viverra tainguenensis, Scolov,1974 V 23 Cầy hương Viverricula indica (Desmarest, 1804) II

B

III 24 Beo lửa Catopuma temminckii (Vigors et

Horfield, 1827)

E I B I 25 Mèo ri Felis chaus Schreber, 1777 E I B 26 Báo gấm Neofelis nebulosa Griffith, 1821 V I B VU I 27 Báo hoa mai Panthera pardus (Linnaeus, 1758) E I B I 28 Hổ Panthera tigris (Linnaeus, 1758) E I B EN I 29 Mèo rừng Prionailurus bengalensis (Kerr,

1792)

I B I 30 Mèo cá Prionailurus viverrinus Bennett,

1833

R I B 31 Voi châu Á Elephas maximus Linnaeus, 1758 V I B EN I 32 Cheo cheo Nam

dương

Tragulus javanicus (Osbeck, 1765) V II B

TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Giá trị bảo tồn (1) (2) (3) (4)

33 Nai cà toong Cervus eldii M’Clelland,1842 E I B VU I 34 Hươu vàng Cervus porcinus Zimer mann,1777 I B 35 Hoẵng Muntiacus muntjak (Zimermann,

1780)

V 36 Mang lớn Muntiacus vuquangensis DoTuoc et

al,1994

V I B DD I 37 Bò tót Bos gaurus Smith, 1827 E I B VU I 38 Bò rừng Bos javanicus d'Alton, 1823 V I B EN

39 Bò xám Bos sauveli Urbain, 1937 E I B CR I 40 Trâu rừng Bubalus bubalis (Linnaeus, 1758) E I B EN III 41 Sơn dương Capricornis sumatraensis

(Bechstein, 1799)

V I B VU 42 Tê tê Manis javanica Desmarest, 1822 II

B

43 Sóc bay bé Hylopetes spadiceus (Blyth, 1847) II

B

44 Sóc bay lớn Petaurista petaurista (Pallas,1766) R II

B Ghi chú:

(1): theo Sách Đỏ Việt Nam, 2000: (3):theo Danh lục Đỏ của IUCN, 2006:

E - Đang nguy cấp: 15 loài CR - Tối nguy cấp: 1 loài V - Sẽ nguy cấp: 17 loài EN - Nguy cấp : 6 loài R - Hiếm: 3 loài VU - Sẽ nguy cấp: 14 loài

DD – Thiếu dữ liệu: 3 loài (2): theo Nghị Định 32/CP: (4):theo CITES, 2006:

Phụ lục 1 (IB) : 27 loài Phụ lục I: 12 loài

Phụ lục 2 (IIB): 11 loài Phụ lục II: 9 loài, Phụ lục III: 7 loài

Hình 3.3. Bản đồ các điểm ghi nhận thú tại Vườn quốc gia Yok Don

Hình 3.4. Bản đồ phân bố của một số loài thú quan trọng

Mô tả hiện trạng, phân bố của một số loài thú được quan tâm bảo tồn tại Vườn quốc gia Yok Don

1. Cu li nhỏ - Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907 Tình trạng bảo tồn: V (SĐVN 2000), VU (IUCN 2006).

Một cá thể bắt tại khu vực suối Két đã được ghi nhận tại một nhà dân ở Buôn Drang Phok. Những mẫu da tương đối mới của Cu li nhỏ cũng đã được phát hiện tại buôn Drang Phok và Trạm 5. Đã quan sát được đốm mắt bắt đèn của loài này trong một chuyến điều tra đêm ở vùng rừng tre nứa hỗn giao với Bằng lăng Lagerstroemia sp. dọc suối Đăk Ken. Theo các thông tin phỏng vấn với người dân địa phương thì loài này rất hiếm gặp ở VQG Yok Don do đang bị săn bắt và buôn bán để làm dược liệu. Đặng Huy Huỳnh đã ghi nhận loài này tại VQG Yok Don năm 1994 [31,33].

Hình 3.5. Cu li nhỏ - Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907 (Nguồn: Dự án PARC VIE/95/G31)

2. Khỉ mặt đỏ - Macaca arctoides (Wroughton,1815) Tình trạng bảo tồn: V (SĐVN 2000), VU (IUCN 2006).

Một cá thể được ghi nhận tại ở núi Yok Don ngày 26/04/2003. Lê Xuân Cảnh cũng đã ghi nhận loài này [31,33,76].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia yok đôn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 62 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)