10. Kền kền Bengal - Gyps bengalensis (Gmelin, 1788)
3.3 Giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học cho Vườn quốc gia Yok Don
a. Những nguyên tắc
Quản lý một VQG là việc kiểm soát một cách khôn khéo các quần thể động vật, thực vật hoang dã, các sinh cảnh, đất và giám sát những tác động của con người nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể - mục tiêu quản lý [58].
Quản lý cần có sự vận dụng các phương pháp và kỹ thuật của các nghiên cứu sinh thái và sinh học đã được kiểm nghiệm.
Mục tiêu quản lý VQG có thể xem là kim chỉ nam cho những người có trách nhiệm thực thi các biện pháp quản lý.
Một kế hoạch quản lý có hiệu quả bền vững phải được người dân tham gia thảo luận, góp ý và nhận được sự đồng thuận của cộng đồng nhằm hạn chế những mâu thuẫn và sự phản đối của người dân.
Công tác quản lý bảo tồn ĐDSH chỉ đạt được hiệu quả khi các giải pháp quản lý thích hợp được áp dụng đồng bộ và đặc biệt là có sự tham gia của cộng đồng.
Quản lý bảo tồn có mục tiêu được nhiều người chấp nhận là “bảo tồn tối đa tính đa dạng loài”. Điều này được hiểu là bảo tồn các hệ sinh thái và chức năng của chúng.
b. Một số định hướng ưu tiên
• Nâng cao năng lực quản lý bảo tồn ĐDSH: nhân lực và vật lực.
• Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý bảo tồn (bao gồm dữ liệu GIS)
• Xác định và đóng mốc ranh giới
• Kiểm soát các hoạt động khai thác, đánh bắt động thực vật hoang dã.
• Điều tra nghiên cứu và quan trắc tài nguyên đa dạng sinh học với các yếu tố kinh tế xã hội liên quan.
• Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, trường học và các nhà quản lý địa phương.
• Xây dựng và triển khai các mô hình quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng,
• Xây dựng và tăng cường các hoạt động hợp tác với địa phương (nhân dân và chính quyền),
• Qui hoạch và phát triển du lịch sinh thái phục vụ công tác quản lý, bảo tồn,
• Hợp tác trong nước và quốc tế.
• Tăng cường ngân sách Nhà nước, cho phép tìm kiếm mở rộng nguồn thu để tái đầu tư cho bảo tồn.
c. Mục tiêu lâu dài
Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bao gồm các hệ sinh thái, loài, nguồn gen và các chức năng của chúng, phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững.
d. Mục tiêu trước mắt
• Nâng cao năng lực quản lý cho VQG Yok Don,
• Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng và lãnh đạo địa phương vào công tác quản lý bảo tồn,
• Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế nhằm thu hút sự hỗ trợ cả về chuyên môn và vật lực.
3.3.2 Giải pháp lâu dài
Về khía cạnh tự nhiên: để có thể đạt được mục đích bảo tồn và duy trì chức năng và tính toàn vẹn của HST, các phương thức quản lý phải bao gồm các vấn đề bảo vệ nguồn gen, bảo tồn loài và các HST, đồng thời xác định và đề ra các biện pháp phòng trừ các nguy cơ có thể gây tổn thất cho những giá trị này. Một trong những hoạt động quan trọng của quản lý HST để duy trì ĐDSH là quan trắc ĐDSH vì sự thay đổi của nó có thể là chỉ thị cho sự suy thoái HST. Một vài loài thực vật và động vật có thể được xác định như là đặc trưng của HST hay giữ vai trò là vật chỉ thị về hiện trạng của HST đó.
Về khía cạnh kinh tế - xã hội: yếu tố con người có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì đó là cơ sở để đạt được sự hài hòa giữa bảo tồn và và phát triển, vì vậy việc lập kế hoạch quản lý và tổ chức thực hiện công tác bảo tồn phải thể hiện được nguyện vọng kinh tế chính đáng của cộng đồng trong vùng đệm. Do đó, để quản lý bảo tồn ĐDSH, đặc biệt trong vùng đệm, cần có sự điều phối và phối hợp liên ngành ở cấp cao và lập kế hoạch với sự tham gia của các tổ chức quan tâm. Các mối liên hệ liên ngành phải được thực hiện ở
cấp trung ương, tỉnh và huyện. ĐDSH được bảo tồn tốt nhất trong môi trường tự nhiên, do đó đòi hỏi phải có phương thức quản lý bao gồm cả các vấn đề bảo tồn nguồn gen, bảo tồn loài và các HST; xác định và đề ra các biện pháp phòng chống các nguy cơ có thể. Công tác quản lý phải phù hợp với những thay đổi về kiến thức sẵn có nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công việc đã đạt được bằng cách thường xuyên đóng góp ý kiến cho các cuộc nghiên cứu và thông tin thu thập được, tham gia xây dựng chính sách quản lý và theo dõi kết quả của các quyết định quản lý. Các cấp chính quyền và cộng đồng cần nhận thức đầy đủ giá trị kinh tế và khoa học của VQG Yok Don.
Phương thức tiếp cận HST thực chất là phương thức tiếp cận tổng hợp nhằm đạt được sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển. Trong điều kiện cụ thể và đặc thù của VQG Yok Don, cần thực thi 4 nhóm pháp tổng thể sau:
(1) Lồng ghép công tác bảo tồn vào kế hoạch phát triển KT - XH của các huyện trong vùng đệm
Nghiên cứu lịch sử phát triển của huyện Buôn Đôn từ 1975 đến nay đã chỉ ra rằng hiệu quả công tác bảo tồn ĐDSH có mối liên kết và tác động qua lại rất chặt chẽ với các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
Sự thành công hay thất bại của nhiều chính sách kinh tế xã hội khác nhau cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn và mang tính đặc thù trong các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội khác nhau của đất nước.
Những chính sách lớn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của huyện Buôn Đôn nói chung và của xã Krông Na nói riêng bao gồm chính sách định canh định cư cho đồng bào dân tộc, chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới nhằm phát triển các lâm nông trường, các chính sách phát triển nông nghiệp và sử dụng đất, các chính sách lâm nghiệp, giao đất giao rừng, chương trình 327 và 5 triệu ha rừng và các chương trình xoá đói giảm nghèo.
Vì người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng nên gắn kết quyền lợi kinh tế của người dân với quyền lợi bảo vệ rừng là hết sức quan trọng.
Đây cũng chính là cơ sở để gắn kết các chính sách phát triển kinh tế xã hội, nhất là các vùng đệm, với mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn ĐDSH.
Do đó việc lồng ghép công tác bảo tồn với chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện phải luôn chú ý đến đặc thù dân tộc, truyền thống văn hoá và kinh nghiệm bản địa của các dân tộc trong sử dụng tài nguyên.
(2) Tăng cường năng lực quản lý, nghiên cứu và hợp tác quốc tế cho Ban quản lý VQG
Cũng như ở nhiều khu KBT của cả nước, VQG Yok Don hiện đang gặp nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Ban quản lý phải sớm khắc phục thì mới có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ được giao của mình.
Do đó, phải tăng thêm nguồn nhân lực, vì với tổng số 125 biên chế như hiện nay chỉ có 72 kiểm lâm viên, còn thiếu 43 biên chế nữa theo quy định 1 kiểm lâm quản lý 1000 ha rừng và đất rừng.
Hơn nữa, đội ngũ cán bộ hiện nay cũng cần được nâng cao năng lực thông qua các lớp tập huấn khác nhau thì mới có thể áp dụng những phương pháp quản lý mới như quản lý dựa trên HST.
Vì đặc thù có nhiều người dân sống trong và gần VQG, nên những cán bộ của Ban quản lý không những có hiểu biết về công tác quản lý bảo vệ nói chung mà còn cần có kỹ năng để tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ người dân sống trong vùng đệm phát triển kinh tế mà ít làm tổn hại đến tài nguyên rừng và ĐDSH.
Sớm xây dựng các hình thức lồng ghép hoạt động phát triển kinh tế ít tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên như du lịch sinh thái để nhằm nâng cao đời sống của người dân sống trong VQG và tăng giá trị kinh tế của ĐDSH.
Cần sớm có kế hoạch đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cũng như khả năng nghiên cứu cho các cán bộ của Ban quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch và giáo dục môi trường cho các đối tượng của trung ương cũng như địa phương.
(3) Xây dựng và hoàn thiện phân vùng quy hoạch VQG, bao gồm phát triển KT - XH trong vùng đệm
Cần hoàn thiện việc phân vùng quy hoạch các vùng chức năng của VQG (vùng lõi, vùng phục hồi sinh thái, vùng đệm) nhằm xác định rõ các hoạt động cho phép ở trong các vùng đó.
Lập kế hoạch qui hoạch buôn Drang Phok.
Nâng cao đời sống của người dân sống trong VQG có ý nghĩa quan trọng để giảm áp lực lên tài nguyên rừng và góp phần đáng kể vào công tác bảo tồn.
Xác định ranh giới vùng đệm, xác định rõ quyền sử dụng các dạng tài nguyên, bao gồm cả quyền sử dụng đất trong vùng đệm, để xác định quyền lợi trách nhiệm của các chủ sở hữu.
Xây dựng những hình thức hợp tác giữa Ban quản lý VQG với chính quyền và nhân dân các xã thuộc VQG nhằm củng cố công tác bảo tồn và nâng cao đời sống nhân dân, hạn chế dần những mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển.
Việc đầu tư và phát triển vùng đệm cần xem xét đến các khía cạnh được trình bày ở bảng 3.19 sau đây:
Bảng 3.19. Ma trận lựa chọn đánh giá các hoạt động và biện pháp can thiệp trong quản lý vùng đệm
Tên hoạt động Nhân tố đánh giá
Điểm số (Điểm số lớn được lựa chọn)
4 3 2 1
I . Xem xét đến mục tiêu bảo tồn (hoặc có mối liên hệ với công tác bảo tồn)
Hoạt động là một biện
pháp can thiệp
bảo tồn
Các hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với công
tác bảo tồn
Các hoạt động liên
quan đến bảo tồn và
phát triển
Các hoạt động có trọng
tâm chủ yếu là
phát triển
NHƯNG có liên hệ với
các cam kết bảo
tồn
VÀ / HOẶC nhằm mục
tiêu cải thiện tính