Hiện trạng quản lý bảo tồn Đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Don

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia yok đôn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 107 - 147)

10. Kền kền Bengal - Gyps bengalensis (Gmelin, 1788)

3.2 Hiện trạng quản lý bảo tồn Đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Yok Don

3.2.1 Qui hoch ranh gii và các phân khu chc năng

Ranh giới Vườn đã được xác lập trên bản đồ và trên thực địa với sự tham gia của các bên liên quan. Ranh giới phía Tây là biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Campuchia, phía Bắc được phân định theo đường ô tô, phía Đông là sông Srêpôk; riêng ranh giới phía Nam tiếp giáp với huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông) đã được xác lập bằng mốc bê tông (theo qui định của Bộ NN và PTNT).

Phương thức tiếp cận để xác định ranh giới và đóng cột mốc được thực hiện có sự tham gia của các bên liên quan gồm: chính quyền xã, Hạt kiểm lâm huyện, phòng Tài nguyên Môi trường huyện, phòng Kinh tế, đại diện lâm trường, hoặc các công ty ở các xã có liên quan đến ranh giới. Kết quả cuối cùng là đạt được một bản thỏa thuận về ranh giới giữa các bên liên quan. Bản đồ ranh giới hành chính cũng đã được thiết lập. Phương thức này mang lại hiệu quả cao về tuyên truyền giáo dục người dân và các bên liên quan trong công tác bảo vệ VQG. Tổng hợp 40 phiếu thăm dò người dân ở xã Ea Pô và Đăk Wil (huyện Cư Jút) cho thấy 27 người biết đến ranh giới và mục tiêu nhằm bảo vệ VQG. Việc qui hoạch các khu chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và phát triển, có tác dụng bảo tồn cũng như hoạch định các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ cộng đồng trong vùng đệm cải thiện đời sống. Đến nay, VQG Yok Don đã hoạch định được ranh giới 3 phân khu chức năng trên bản đồ và ngoài thực địa, bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ. Ranh giới các phân khu chức năng được dựa trên các ranh giới sông, suối tự nhiên.

Tuy nhiên một số tồn tại như: theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng (năm 2004), cấm toàn bộ các hoạt động khai thác tài nguyên trong VQG, nên việc phân chia các khu vực đa chức năng nhằm khai thác các tiềm năng du lịch, tận thu lâm sản ngoài gỗ,…chưa được đề cập đến. Mặc dù trên thực tế các hoạt động này vẫn diễn ra thường nhật. Việc phân chia ranh giới chưa được cập nhập thông tin ngoài thực địa. Việc bảo tồn hệ động thực vật trong VQG Yok Don đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự tồn tại của buôn Drang Phôk, nơi mà 67 hộ dân ở trung tâm Vườn với 333 nhân khẩu. Do vậy, việc phân vùng này mâu thuẫn với định nghĩa về các KBT thiên nhiên ở Việt Nam mà theo đó trong các VQG / KBT không thể có người sinh sống (Boonratana, 1999). Để giải quyết vấn đề này, VQG Yok Don đã có đề xuất di dời buôn Drang Phok ra ngoài vùng đệm

Hiện tại, Chính phủ đang chuẩn bị triển khai xây dựng đường 14 C đi dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đển sự di chuyển theo mùa và nguồn thức ăn của động vật hoang dã trong vùng. Khu vực phía Bắc của Vườn, đã và đang hình thành khu kinh tế quốc phòng trọng điểm Binh Đoàn 16, thuộc địa phận xã Ea Bung; phía Nam của Vườn là rừng sản xuất của Công ty Đăk Wil, thuộc địa bàn xã Đăk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Những dẫn liệu này cho thấy nguy cơ cô lập sinh thái trong vùng đối với VQG Yok Don.

3.2.2 Qun lý h sinh thái

Quản lý HST là hoạt động nhằm bảo tồn các chức năng sinh thái, tối ưu sinh cảnh cho các loài quan trọng, tăng ĐDSH ở những nơi có thể và tối ưu các khả năng bảo tồn để hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái. Sau 10 thành lập, công tác quản lý HST chỉ được tiến hành thông qua các hoạt động sau:

(1) Quản lý cháy rừng: Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của VQG, được thiết kế và lập kế hoạch thực hiện hằng năm, đặc biệt là mùa khô (tháng 5 - 10). Biện pháp đốt non có kiểm soát được áp dụng từ năm 1995 đến nay và tỏ ra có hiệu quả trong việc hạn chế cháy rừng. Phương thức tiếp cận dựa vào cộng đồng trong phòng cháy, chữa cháy rừng đã mang lại hiệu quả cao.

(2) Phục hồi và làm giàu rừng: Các hoạt động chủ yếu là khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa. Quan sát thực địa cho thấy, các khu vực nương rẫy và rừng bị khai thác trước đây đã phục hồi thành rừng thứ sinh [41]. Kết quả nghiên cứu trên đối tượng rừng thường xanh sau khai thác tại buôn Drang Phok cho thấy khả năng phục hồi rừng tự nhiên ở đây là rất cao [28].

Bên cạnh đó, cũng đã phát hiện một một số vấn đề tồn tại như: Việc nghiên cứu trồng các loài cây bản địa cần đòi hỏi nhiểu thời gian, nên nhiệm

vụ này phải được đưa vào kế hoạch nghiên cứu khoa học phục vụ cho bảo tồn trong tương lai. Các trảng cỏ trong rừng, là một thành phần quan trọng trong cấu trúc HST của VQG Yok Don, tuy nhiên chưa được quan tâm bảo tồn nhằm duy trì các đồng cỏ cho thú móng guốc [81]. Các khu đất ngập nước cũng nằm trong tình trạng tương tự. Các hồ nước tại trạm kiểm lâm số 8, trạm kiểm lâm số 3 được cải tạo nhằm mục tiêu cung cấp nước phòng chống cháy trong mùa khô, tuy nhiên, kết quả điều tra hiện trường cho thấy không còn dấu vết của các loài động vật hoang dã tìm đến uống nước như ở các khu vực lân cận.

3.2.3 H thng tun tra qun lý bo v rng

Nhằm thiết lập một hệ thống tuần tra bảo vệ, giúp cho việc bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên rừng, theo thiết kế ban đầu, cần phải xây dựng 10 trạm kiểm lâm [11], đến nay VQG Yok Don đã xây dựng được 8 trạm kiểm lâm tại các vị trí gần đường giao thông và khu dân cư. Trên cơ sở các đường mòn tự nhiên, đã xác lập hệ thống đường tuần tra bảo vệ rừng với tổng chiều dài 120 km. Kế hoạch tuần tra chi tiết hàng năm và hàng tháng được xây dựng thành các biểu lịch cho từng trạm bảo vệ rừng và Đội cơ động; cụ thể Đội cơ động tiến hành tuần tra 2 lần / tháng (kết hợp với trạm kiểm lâm), mỗi đợt từ 7 - 10 ngày. Các trạm tuần tra theo kế hoạch 4 lần / tháng, mỗi đợt 2 - 3 ngày trong phạm vi quản lý của mình. Ngoài ra các trạm và đội cơ động thường tổ chức những đợt tuần tra đột xuất khi có yêu cầu. Giữa các trạm, đội cơ động có các qui định về phối kết hợp, ví dụ như: các trạm phải cung cấp nhận lực và trang thiết bị phối hợp khi được Đội cơ động yêu cầu để tiến hành tuần tra đột xuất trên địa bàn do trạm đó quản lý. Ngoài ra, lịch phối hợp đa ngành cũng được lập để phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm của Vườn, kiểm lâm Huyện, công an Huyện, Huyện đội, và 3 Đồn biên phòng để tiến hành các cuộc tuần tra bảo vệ rừng và an ninh biên giới. Lực lượng bảo vệ rừng còn được huy

động bởi 1.066 hộ gia đình tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng (chương trình 661), tiến hành trên các tuyến điều tra đã được thiết kế chi tiết cho từng trạm. Chế độ báo cáo được thực hiện được trình bày ở hình 3.18:

Hình 3.18. Hệ thống báo cáo tuần tra bảo vệ rừng

Tuy vậy, thực tiễn cũng cho thấy một số tồn tại như: tổ bảo vệ rừng cấp xã rời rạc, khó khăn trong việc liên lạc, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cơ chế hưởng lợi từ VQG Yok Don cho người dân không thực hiện được như: việc cấp giấy phép khai thác lâm sản phụ, khai thác mật ong, đánh bắt cá có kiểm soát. Lược lượng kiểm lâm có 72 người quản lý trực tiếp 115.545 ha, do đó chưa phân chia cụ thể phạm vi khu vực quản lý cho từng trạm.

3.2.4 Nghiên cu giám sát

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nghiên cứu sự biến đổi thành phần của HST như yêu cầu của nguyên tắc thứ 4 của phương thức QLHST. Tuy nhiên, Vườn chưa thực hiện nội dung này do các nguyên nhân chủ yếu là: (1) Năng lực nghiên cứu hạn chế, (2) thiếu kinh phí đầu tư thuê khoán chuyên môn cho chuyên gia thực hiện. Mặc khác, để tiến hành nghiên cứu giám sát ĐDSH, cần phải chuẩn bị đủ các nguồn lực: nhận lực (đội ngũ cán bộ đủ và có năng lực), tài lực (bố trí đủ tài chính) và vật lực (cơ sở vật chất cho các hoạt động), đồng thời phải có sự tham gia của người dân để sử dụng những

GIÁM ĐỐC Văn phòng Hạt

Kiểm Lâm Trạm

QLBVR Pháp chế

Đội cơ động

Tổ bảo vệ rừng cấp xã / thôn bản

3.2.5 Cơ cu t chc và ngun lc

a. Cơ cấu tổ chức: Bộ máy của Vườn bao gồm Ban giám đốc, Hạt kiểm lâm và các phòng nghiệp vụ: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng kế hoạch tài vụ, Phòng khoa học kỹ thuật, Ban du lịch và Ban quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (Hình 3.19):

Hình 3.19. Bộ máy tổ chức VQG Yok Don

Ghi chú: TC - HC=Tổ chức hành chính, KH - TV=Kế hoạch tài vụ, KH -

KT=Khoa học kỹ thuật, TTDLST - GDMT= Trung tâm du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, ĐT - XDCB=Đầu tư xây dựng cơ bản

Như vậy, cơ cấu tổ chức các đơn vị thuộc VQG Yok Don đầy đủ, rõ ràng với các chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Tuy nhiên, vấn đề hợp tác quốc tế là rất cần thiết đối với các VQG. VQG Yok Don là một trong những trọng điểm của cả nước, được nhiều tổ chức nước ngoài quan tâm chú ý. Từ năm 1990 đến nay, hợp tác quốc tế đã có những tác dụng không nhỏ trong quá trình hoạt động của Vườn, nhưng trong hệ thống tổ chức trên không thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ hoạt động hợp tác quốc tế và cũng chưa có một đơn vị nào trong Vườn được phân công trách nhiệm thực hiện hoạt động

GIÁM ĐỐC

Phòng TC - HC

Phó giám đốc (2)

Ban XDCB TTDLST

- GDMT Hạt

Kiểm Phòng

KH - TV Phòng

KH - KT

8 Trạm kiểm lâm và 1 đội

cơ động

này. Điều này dẫn đến việc quản lý các dự án đầu tư nước ngoài chưa đạt được hiệu quả thiết thực. Biên chế hiện nay của VQG Yok Don là 125 người, quỹ lương của Vườn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định.

Tiêu chuẩn nghiệp vụ, ngạch, chức danh theo qui định chung của Nhà nước.

b. Nhân lực: Số liệu thống kê nguồn nhân lực của VQG Yok Don (Bảng 3.5) cho thấy: số lượng cán bộ trung học kỹ thuật và sơ cấp chiếm tỷ lệ khá cao, trung cấp 32%, sơ cấp 44%. Lực lượng kiểm lâm chỉ có 72 người, quản lý 115. 545 ha trong một điều kiện làm việc còn gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát. Do vậy việc quản lý bảo vệ tốt tài nguyên rừng là một thách thức đối với Vườn. Trình độ nhiệp vụ của cán bộ kiểm lâm cũng chưa đồng đều, chỉ có 9 cán bộ có trình độ đại học trong tổng số 72 người. Có thể thấy rằng lực lượng kiểm lâm của Vườn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Bảng 3.5. Tổng hợp nguồn nhân lực của Vườn quốc gia Yok Don, 2005 TT Bộ phận Tổng số Trình độ chuyên môn

Nam Nữ SĐH ĐH NL

ĐH KT

ĐH NN

CĐ TC SC

1 Ban giám đốc 3 3 0 1 2

2 Phòng TCHC 21 15 6 2 1 10 8

3 Phòng KHTV 5 4 1 2 3

4 Phòng KHKT 6 5 1 1 5

5 Hạt KL 72 70 2 7 2 25 38

6 Ban Du lịch 15 10 5 1 1 3 1 9

7 Ban

QLĐTXDCB 3 3 0 1 1 1

Tổng cộng 125 110 15 2 17 6 5 0 40 55

Tỷ lệ% 88 12 1,6 13,6 4,8 4 0 32 44 Ghi chú: SĐH: Sau đại học; ĐHNL: Đại học Nông Lâm; ĐHKT: Đại học kinh tế;

ĐHNN: Đại học ngoại ngữ; CĐ: Cao đẳng; TC: Trung cấp, SC: Sơ cấp

c. Ngân sách: Ngân sách hoạt động cho VQG Yok Don được cấp từ 2 nguồn: Vốn Hành chính sự nghiệp (HCSN) và Vốn thực hiện các dự án 327/CT của Chính phủ, được trình bày ở bảng 3.6 cho thấy: suất đầu tư trung

bình hàng năm cho VQG Yok Don là 3.844 triệu đồng, 482 triệu / km2. Việc tìm kiếm các nguồn kinh phí từ hoạt động du lịch chưa thực hiện được.

Bảng 3.6. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho Vườn quốc gia Yok Don trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2004

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm HCSN Dự án 327 (661) Tổng cộng

1993 511 511

1994 1.003 1.003

1995 1.147 1.147

1996 1.305 1.305

1997 1.420 1.314 2.734

1998 1.567 2.483 4.050

1999 1.612 1.419 3.032

2000 1.673 1.285 2.958

2001 1.780 1.524 3.305

2002 (Mở rộng VQG) 2.114 1.387 3.501

2003 3.702 2.043 5.745

2004 4.078 2.671 6.748

Tổng cộng 21.911 14.127 36.038

Bình quân năm 1.826 2.018 3.844

Bình quân / km2 292,11 190,70 482,81

3.2.6 Du lch sinh thái và giáo dc môi trường

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong vùng đệm về các giá trị bảo tồn là một trong những hoạt động thúc đầy tiến tình bảo tồn ĐDSH một cách có hiệu quả. Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển trên thế giới cho thấy: việc phát triển VQG thành một điểm du lịch thiên nhiên và một điểm giải trí trong ngày có cung cấp thông tin cho người dân trong vùng và tạo ra nguồn thu nhập cho VQG cùng như cộng đồng là điều rất quan trọng [5,62,94,99,109,120], tuy nhiên do vị trí không thuận lợi, nên lượng khách đến tham quan du lịch tại Vườn rất ít, mặc dù tiềm năng rất lớn. Từ năm 2002 đến 2004, UNDP và GEF (Dự án VIE 95/G31 &031) đã tài trợ chương trình nâng cao nhận thức môi trường và du lịch sinh thái cho VQG Yok Don.

Chương trình đã thực hiện trên phạm vi 3 xã vùng đệm của Vườn là Krông Na, Ea Huar, Ea Wel thông qua việc xây dựng bộ tài liệu giáo dục môi trường cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9. Sở giáo dục đào tạo Tỉnh và phong giáo dục

huyện đã thống nhất công nhận nội dung của chương trình và đưa vào đào tạo ngoại khóa thông qua các buổi sinh hoạt tập trung, dã ngoại cho 14 trường học trong vùng. Tuy nhiên, do địa bàn của vùng đệm quá rộng (7 xã, 3 huyện, 2 tỉnh), dân cư phân bố không tập trung, nên việc triển khai chương trình giáo dục môi trường gặp nhiều khó khăn. Vào thời điểm dự án kết thúc (tháng 12 năm 2004), các hoạt động này không được duy trì vì lý do tài chính

3.2.7 Qui hoch, đầu tư và phát trin vùng đệm a. Qui hoạch vùng đệm

Qui hoạch, đầu tư và phát triển vùng đệm là một bộ phận thiết yếu trong quản lý VQG Yok Don, trong đó quản lý tài nguyên và định hướng phương thức sử dụng hợp lý tài nguyên (đặc biệt là rừng và đất rừng) là một trong những vấn đề quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông hộ và cộng đồng nông thôn. Từ khi có Quyết định số 194 - CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) quy định danh mục 73 khu rừng cấm, Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ NN& PTNT) đã ban hành Quyết định 1171/QĐ ngày 30 - 12 - 1986 về quy chế rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng và quy định vùng đệm của khu rừng đặc dụng. Trong quy chế có quy định mỗi VQG, KBTTN, khu văn hóa và bảo vệ môi trường lớn được chia thành các phân khu chức năng, đó là: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;

Phân khu bảo vệ vùng đệm và phục hồi sình thái; và Phân khu dịch vụ, hành chính sản xuất, vui chơi giải trí. Một VQG hoặc BTTN có thể có một hoặc nhiều phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Giữa các phân khu này hoặc bao quanh chúng, có thể bố trí các phân khu bảo vệ vùng đệm (gọi tắt là phân khu đệm).

Quy chế đề cập đến việc quản lý và bảo vệ phân khu đệm như sau: a) được tiến hành các công việc dọn rừng, trồng và tu bổ rừng nhằm phục hồi cảnh quan rừng theo đúng như đã được duyệt trong luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư; b) không được chặt cây rừng theo kiểu chặt trắng; c) có thể

cho cắm trại ở lại ban đêm; và d) không được phá rừng làm rẫy. Hơn nữa năm 1993, Bộ Lâm nghiệp đã có Công văn số 1586 LN/KL quy định vùng đệm của VQG và KBTTN như sau: ”Vùng. đệm của VQG và KBTTN là vùng rừng hoặc vùng đất có dân cư nằm sát ranh giới các VQG, các BTTN được thành lập nhằm giảm áp lực của dân địa phương đối với khu rừng phải bảo vệ nghiêm ngặt. Vùng đệm do chính quyền địa phương hoặc các đơn vị kinh tế trực tiếp quản lý. Diện tích của vùng đệm không tính vào tổng diện tích của VQG hay KBTTN. Ranh giới vùng đệm phải được vạch rõ trên Hình và trên thực địa, vùng đệm được phê duyệt cùng với luận chứng kinh tế kỹ thuật của VQG hay KBTTN. Trong vùng đệm cấm khai thác trắng, cấm - mọi hoạt động săn bắt động vật rừng, mọi hoạt động lâm nghiệp đều phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo vệ VQG hay KBTTN”. Đến nay, đã có Qui chế quản lý rừng (ban hành theo quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên việc qui hoạch và phát triển vùng đệm vẫn còn bất cập như: Dọc theo sông Srêpôk từ buôn Drang Phok (phạm vi quản lý của Trạm kiểm lâm số 4) đến thác 7 nhánh (phạm vi quản lý của trạm kiểm lâm số 1) tồn tại 243,92 ha đất canh tác nông nghiệp của người dân địa phương từ trước khi thành lập VQG Yok Don. Mặc dù Vườn đã cố gắng ngăn chặn tình trạng mở rộng các khu vực này, nhưng hiện xâm lấn canh tác vẫn còn tiếp diễn. Như vậy xem xét quy hoạch cụ thể của VQG Yok Don, phần lớn diện tích của 7 xã Krông Na, Ea Huar, Ea Wer, Ea Bung, Cư’Mlan, Ea Pô, Đăk Wil đều thuộc phân khu bảo vệ vùng đệm và phục hồi sinh thái với số dân gần 11.000 người với mọi hoạt động phát triển kinh tế dân sinh.

Từ năm 1991, vùng đệm của Vườn được xác định trong phạm vi 1 km từ ranh giới Vườn với 3 xã Krông Na, Ea Huar, Ea Wer thuộc huyện Ea Súp tỉnh Đăk Lăk (Hình 3.20). Đến năm 2002, VQG Yok Don được đầu tư mở rộng lên 115.545 ha. Vùng đệm của VQG Yok Don vẫn chưa xác định cụ thể,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia yok đôn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 107 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)