Tiềm năng về tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên

3.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn

* Trung đoàn Tu Vũ 88 thuộc xã Tân Cương

Một trong những địa danh nổi tiếng khi đến với Tân Cương du khách có thể được biết đến ngay đó là khu tưởng nghiệm liệt sĩ trung đoàn Tu Vũ, một trong những nơi ca ngợi truyền thống anh hùng - uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam hào hùng.

Khu lưu niệm được khánh thành và hoàn thiện trong năm 2004 nhân ngày kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Trung đoàn. Với diện tích 1.200m2 được xây dựng theo kiến trúc cổ phương Đông gồm: Đền liệt sĩ, nhà bia ghi danh 6.000 liệt sĩ của Trung đoàn qua các thời kì kháng chiến và làm nhiệm vụ quốc tế, trụ bia ghi lại các thành tích trong các giai đoạn lịch sử chiến đấu của Trung đoàn, giá đặt gươm được

Quốc hội nước Việt Nam trao tặng, hồ sen, cầu đá. Tổng công trình có giá trị gần 2 tỷ đồng.

Khu lưu niệm nằm trên xóm Gò Pháo, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên như một minh chứng về những đóng góp, những hi sinh lớn lao của của cha ông một thời.

Đây hứa hẹn là điểm đến thú vị với khách nội địa cũng như du khách phương xa. Nó thể hiện truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn của những người con đất Việt đối với cha ông mình, đồng thời giới thiệu với bạn bè thế giới biết lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam một dân tộc bất khuất, kiên cường.

* Không gian văn hóa chè - xã Tân Cương

Một trong những điểm đến du khách không thể bỏ qua khi đến với Tân Cương đó là Không gian Văn hoá Chè Thái Nguyên. Công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2011, hoàn thành đúng thời điểm chào đón Lễ Hội Trà Thái Nguyên lần thứ nhất, tại xã Tân Cương - TP.Thái Nguyên).

Không gian với diện tích 26.000m2 gồm: Bãi đỗ xe, sân trung tâm, nhà trung tâm và khu điều hành đón tiếp. Nhà trung tâm có kết cấu bê tông theo kiến trúc gỗ truyền thống độc đáo của làng quê Bắc Bộ, bao xung quanh là hành lang rộng, mái lợp ngói màu xanh lá chè. Công trình là điểm nhấn đẹp của vùng chè Tân Cương TP Thái Nguyên - nơi được vinh danh là “Đệ nhất danh Trà Việt Nam”.

Không gian văn hoá Chè với chủ đề “Chè trong dòng chảy văn hoá lịch sử” với không gian kiến trúc chính là khu đón tiếp và trưng bày hiện vật. Không gian văn hoá chè có vai trò như một bảo tàng qui mô nhỏ, khắc hoạ câu chuyện về chè tại Tân Cương Thái Nguyên, về nghề truyền thống trồng, chăm sóc và chế biến chè.

Đến đây du khách có thể hiểu được phần nào về lịch sử hình thành và phát triển chè Tân Cương. Những hình ảnh đẹp về cảnh lao động: Trồng hái, chế biến, những dụng cụ lao động, thổ nhưỡng, những sản phẩm của những vùng chè nổi tiếng trên đất Thái Nguyên, từ Tân Cương (thành phố Thái Nguyên) tới Điềm Mặc (Định Hóa ); La Bằng (Đại Từ); Vô Tranh (Phú Lương); Trại Cái (Đông Hưng)…

Du khách được nghe những câu chuyện về chè, tham gia hái chè, sao chè cùng với những hộ gia đình nghệ nhân, cùng nhau thưởng thức hương vị chè Thái, hay dự đêm lửa trại, nghe những điệu hát then, những bài ca về cây chè, khi ra về du khách có thể mua những gói chè ngon tặng cho người thân và kể cho họ nghe những trải nghiệm thú vị nơi đây.

* Chùa Y Na (xóm Y Na 2, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên).

Chùa Y Na tọa lạc trên một quả đồi cao nhất (có tên là đồi con Rùa) của xã Tân Cương, thái Nguyên. Những quả đồi chung quanh cũng mang hình con rùa nhưng thấp và nhỏ hơn, được ví như rùa mẹ và đàn rùa con.

Chùa có tự bao giờ, không ai biết được. Chỉ biết tuổi thơ của những lão nghệ nhân nơi đây đã chứng kiến sự tồn tại của ngôi chùa xưa.

Năm 2002 theo mong muốn và nguyện vọng của người dân chùa đã được tu sửa và mở rộng. Chùa Y Na có khuôn viên rộng gần 7000m2 là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương và là điểm dừng chân tham quan cho du khách trong và ngoài nước. Chùa được xây dựng 3 gian 2 trái theo mẫu của Chùa Hưng Ký ở quận Hoàng Mai - Hà Nội. Chùa được thiết kế với ngôi Tam bảo hơn 200m2, nhà thờ tổ hơn 100m2, nhà thờ mẫu, nhà khách khang trang.

Chùa Y Na có khung cảnh tĩnh mịch, thanh đạm, giúp du khách có những giây phút bình yên, xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Đến đây du khách có thể vừa vãn cảnh chùa, vừa tìm hiểu về mảnh đất huyền thoại đã làm nên thứ chè được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà”. Chùa Y Na một trong những điểm đến của tour du lịch làng nghề vùng đất Tân Cương.

* Chợ chè Tân Cương, Phúc Xuân.

Chợ chè là một điểm đến thú vị cho du khách. Chợ chè mở cửa vào ngày 3,5,7 không chỉ có chè mà nơi đây còn có rất nhiều sản phẩm đặc sắc của vùng chè Tân Cương. Nơi gặp gỡ, giao lưu trao đổi sản phẩm của các dân tộc trên địa bàn xã.

Đến đây du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng chè như:

bánh trưng, bánh rán, bánh dợm, chè bảy sắc… Du khách có thể mua được những món quà lưu niệm độc đáo kì công của người dân như: trang phục của dân tộc, những chiếc khăn...

3.2.2.2. Phong tục, tập quán, lễ hội

* Lễ hội Trà Xuân

Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch, nhân dân và cán bộ xã Phúc Xuân, xã Tân Cương - TP Thái Nguyên lại tưng bừng, phấn khởi tổ chức lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên tại địa phương - Lễ hội Hương Sắc Trà Xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương, tôn vinh người trồng chè, sản phẩm trà, nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống của con người nơi đây và quảng bá hình ảnh của địa phương tới du khách khắp mọi miền đất nước cũng như du khách phương xa.

Lễ hội Hương Sắc Trà Xuân bao gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi lễ bắt buộc như: rước cây trà đẹp hay gióng trống khai hội. Còn phần hội thì gồm nhiều các hoạt động vui chơi hơn như: thi xao trà, thi văn nghệ giữa các xóm trong xã, thi các trò chơi truyền thống như: kéo co, cờ tướng, đẩy gậy… Với sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và các du khách. Mục

đích của lễ hội này là nhằm tôn vinh nghề trà truyền thống của địa phương, là nơi người làm trà gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm, và gắn kết tinh thần đoàn kết của người dân đại phương với nhau. Đồng thời cũng cho du khác hiểu hơn về con người cũng như cảnh sắc nơi đây. Đến với lễ hội du khách được tìm hiểu, tham quan và thưởng thức vị trà tươi mát do bàn tay khéo léo của những nghệ nhân điêu luyện nơi đây. Du khách còn có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi của lễ hội. Lễ hội Trà Xuân hứa hẹn mang đến cho du khách những cảm xúc khó phai.

* Festival chè

Festival chè được tổ chức hai năm/lần là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm tôn vinh sản phẩm Trà thương hiệu Việt và giới thiệu, quảng bá nét văn hóa ẩm thực trong cách “thưởng Trà” của người Việt.

Festival là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển và hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành chè, đồng thời nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam nói chung và Phúc Xuân Thái Nguyên nói riêng. Đã có hơn 30 đoàn trà quốc tế và trong nước; cùng 50 làng nghề, HTX và gần 30 doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, chế biến chè tham gia Festival trà.

Hoạt động của Festival Trà Thái Nguyên sẽ hướng tới các địa phương để giao lưu và trực tiếp trải nghiệm cùng các nghệ nhân trồng, chế biến sản phẩm chè.

Với những làng nghề truyền thống có lịch sử từ lâu đời gắn với biết bao tên tuổi của những nghệ nhân.Với những hình ảnh hai bên đường nhựa thẳng tắp là những vạt đồi, khu vườn bạt ngàn cây chè, cùng với những hình ảnh người dân đang thu hoạch những búp chè xanh tươi. Những đồi chè rộng lớn đều có hệ thống tưới tiêu hiện đại, thuận tiện. Quan trọng hơn cả hầu hết các đồi chè tại đây đều đạt tiêu chuẩn VietGAP (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Với diện tích cây chè lên tới 300ha trong đó 50% giống chè lai, 50% giống chè trung du. Đến vùng chè Tân Cương, du khách sẽ được học kỹ thuật sao chè, một trong những bí quyết tạo nên hương vị đặc trưng cho sản phẩm chè..

Festival chè còn diễn ra nhiều hoạt động chính sôi nổi như; Lễ hội văn hóa Trà, cuộc thi người đẹp xứ Trà. Bên cạnh đó còn rất nhiều hoạt động hưởng ứng như: Hội thảo khoa học, hội chợ du lịch - thương mại Thái Nguyên, triển lãm ảnh nghệ thuật, triển lãm sinh vật cảnh, chương trình biểu diễn nghệ thuật…

Festival chè Thái Nguyên, một lễ hội tôn vinh thương hiệu “Đệ nhất danh trà”, một lễ hội đáng đến của du khách trong và ngoài nước

3.2.2.3. Làng nghề truyền thống

Một trong những điểm thú vị thu hút sự tò mò của du khách đó là hoạt động của các làng nghề. Tiêu chí làng nghề truyền thống phải có trên 50 năm, nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, gắn liền với tên tuổi của các nghệ nhân, có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động, có thu nhập ổn định. Các làng nghề thuộc vùng chè Tân Cương đạt đủ tiêu chí làng nghề truyền thống.

Bảng 3.3. Một số làng nghề chè truyền thống tại vùng chè Tân Cương

STT Tên làng nghề Địa chỉ Số lƣợng hộ

tham gia 1 Khuôn Năm Xóm Khuôn Năm - xã Phúc Xuân 86/89

2 Dộc Lầy Xóm Dộc Lầy - xã Phúc Xuân 102/102

3 Cây Sy Xóm Cây Si - xã Phúc Xuân 122/122

4 Xuân Hòa Xóm Xuân Hòa - xã Phúc Xuân 142/142

5 Giữa I Xóm Giữa I - xã Phúc Xuân 98/98

6 Giữa II Xóm Giữa II - xã Phúc Xuân 92/92

7 Cây Thị Xóm Cây Thị - xã Phúc Xuân 96/98

8 Núi Nến Xóm Núi Nến - xã Phúc Xuân 108/108

9 Đồng Kiệm Xóm Đồng Kiệm - xã Phúc Xuân 116/120

10 Hồng Thái 1 Xóm Hồng Thái 1 185/188

11 Hồng Thái 2 Xóm Hồng Thái 2 166/166

12 Soi Vàng Xóm Soi Vàng 106/106

13 Đội Cấn Xóm Đội Cấn 79/80

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)

Làng nghề truyền thống là một trong những yếu tố thu hút lượng lớn khách tham quan du lịch và trải nghiệm. Vùng chè Tân Cương được biết đến là một vùng thuần nông với phần lớn dân số tham gia sản xuất chè (thức uống làm nên tên tuổi địa phương trên trường quốc tế). Đây là nơi lưu giữ được tinh hoa của nghề chè Tân Cương, cái vị ngọt chát, hương chè thoang thoảng với màu xanh nước ngọc, cách chế biến chè độc đáo (theo phương pháp thủ công, mọi công đoạn đều được qua đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làm chè như : sao chè bằng tay, vò chè bằng tay…), để lại ấn tượng khó phai cho những ai đã từng được thưởng thúc hương vị độc đáo mà không nơi nào có mà chỉ có thể là Tân Cương. Tỷ lệ số hộ tham gia sản xuất chè của các hộ là rất cao, có những làng nghề 100% các hộ tham gia. Một số làng nghề có tỷ lệ tham gia ít hơn là do các hộ chủ yếu có người già yếu mất sức lao động, con cái đi học, công tác xa nhà và làm một số ngành nghề khác. Với truyền

thống từ lâu đời cha truyền con nối, nghề chè ở vùng chè Tân Cương được xem là ngành nghề mang thu nhập chính cho người dân, từ những bàn tay khéo léo, kinh nghiệm, bí quyết được truyền từ đời này qua đời khác làm nên tên tuổi nghệ nhân những con người làm chè. Làng nghề truyền thống là điểm đến thú vị cho du khách muốn tìm hiểu sản phẩm truyền thống của địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)