CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên
3.3.2. Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch của các hộ điều tra
Lao động và khả năng lao động là một trong những yếu tố giúp cải thiện đời sống của bản thân cũng như của gia đình, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên, trong tổng số 100 hộ được điều tra, có 60 hộ tham gia vào hoạt động du lịch. Từ đó thấy được lao động tham gia vào hoạt động du lịch từ các hộ điều tra qua bảng sau:
Bảng 3.5: Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra
Số LĐ
Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo, cận nghèo
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%)
1-2 lao động 10 16.67 21 35 7 11.67
3-4 lao động 4 6.67 14 23.33 0 0
≥5 lao động 2 3.33 2 3.33 0 0
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)
Số hộ có từ 1 - 2 lao động tham gia du lịch chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cả 3 nhóm hộ khá, hộ trung bình cũng như nhóm hộ nghèo - cận nghèo. Tỷ lệ có từ 3 - 4 lao động tham gia du lịch tương đối thấp chủ yếu tập chung ở nhóm hộ trung bình với tỷ lệ 23.33% tương đương với 14 hộ trong tổng số các hộ điều tra, nhóm hộ khá chiếm 6.67% tương đương với 4 hộ. Có từ 5 lao động trở lên chỉ chiếm 3.33% trong nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình. Tỷ lệ lao động tham gia vào hoạt động du lịch của hộ nghèo thấp là do nhóm hộ nghèo chủ yếu là người già, người neo đơn và gia đình có người bị bệnh nặng. Có thể thấy, hầu hết hộ tham gia du lịch cộng đồng là hộ khá và trung bình, đây là cơ sở tốt để đưa các loại hình dịch vụ tốt nhất đến với du khách, đồng thời tạo tính cạnh tranh, quảng bá hình ảnh của vùng chè Tân Cương đến du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên tỷ lệ lao động phục vụ du lịch còn thấp so với nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách. Cần có sự tham gia của đông đảo người dân và sự hỗ trợ, chính sách khuyến khích của chính quyền địa phương cũng như mở các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao kĩ năng cho người dân.
3.3.2.2. Độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động du lịch
Độ tuổi của lao động rất quan trọng trong quá trình phát triển của du lịch Bảng 3.6: Độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra
Độ tuổi
Nhóm hộ khá Nhóm hộ
trung bình
Nhóm hộ nghèo cận nghèo SL
(người)
Tỷ lệ (%)
SL (người)
Tỷ lệ (%)
SL (người)
Tỷ lệ (%)
Dưới 15 5 3.18 5 3.18 0 0
Từ 15- 60 33 21.02 83 52.87 7 4.46
Trên 60 18 11.46 6 3.82 0 0
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)
Trong 60 hộ tham gia du lịch cộng đồng, có 157 lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương:
Độ tuổi tham gia du lịch cộng đồng dưới 15 tuổi ở cả 3 nhóm hộ tương đối ít.
Nguyên nhân chính là do đây là độ tuổi dưới lao động còn đi học, ít có thời gian phụ giúp gia đình cũng như tham gia vào các hoạt động du lịch tại địa phương.
Trong khi đó độ tuổi từ 15 - 60 tuổi ở cả 3 nhóm hộ tham gia với số lượng đông nhất, lần lượt ở 3 nhóm hộ khá, TB và nghèo - cận nghèo là: 21,02%, 52.87%
và 4,46%. Đây là độ tuổi tham gia trực tiếp vào các hoạt động trong sản xuất, chế biến chè, hướng dẫn viên,.. phục vụ khách du lịch.
Độ tuổi trên 60 tuổi tham gia du lịch cộng đồng chiếm 11,46% ở nhóm hộ khá và 3.82% ở nhóm hộ TB. Nhóm tuổi này thường chỉ tham gia những công việc nhẹ như sao, vò chè, đóng gói sản phẩm,.... Tuy nhiên đây là độ tuổi có những kinh nghiệm quý báu, cần được vận động tham gia các hoạt động như: biểu diễn văn nghệ, truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu…
Có thể thấy độ tuổi tham gia du lịch trên địa bàn xã là tương đối phong phú, là một thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên số lượng tham gia chưa nhiều. Vì vậy cần có các chính sách tuyên truyền, khuyến khích đông đảo người dân tham gia, đặc biệt là độ tuổi trên 60 với những kinh nghiệm quý báu.
3.3.2.3. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch qua hộ điều tra.
Trình độ của người lao động khẳng định sự hiểu biết và lối sống văn minh, lành mạnh của khu vực đó cũng như áp dụng các kiến thức, trình độ vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế hộ, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn.
Bảng 3.7: Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch
Trình độ SL (người) Tỷ lệ (%)
Mù chữ 3 1.91
Cấp I 10 6.37
Cấp II 46 29.30
Cấp III 72 45.86
TC - CĐ 15 9.56
ĐH 11 7.00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)
Trong 60 hộ tham gia hoạt động du lịch, có 157 người tham gia vào hoạt động này: Trình độ học vấn người dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng vùng chè Tân Cương mới ở mức trung bình. Trong đó vẫn có 3 lao động không biết chữ (chiếm 1,91%), đây là những nghệ nhân gắn bó gần 50 năm với nghề chè, do không có điều kiện đi học nhưng hàng ngày vẫn hướng dẫn con cháu sản xuất, chế biến chè cũng như hướng dẫn các du khách cách làm nên một tách chè ngon. Trình độ
học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch chủ yếu tập trung trong nhóm học vấn cấp II và cấp III (29.30% và 45.86%). Tuy trình độ học vấn của nhóm lao động tham gia hoạt động du lịch chưa cao, song với các chính sách đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng tại vùng chè đã giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình bằng: Khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, khả năng tiếp thu nhanh và có suy nghĩ tiến bộ, ứng xử có văn minh, lịch sự, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, tạo một nền an ninh chính trị an toàn ổn định. Du khách đến đây sẽ được tham quan những mô hình hiện đại nhất hay sản xuất nông nghiệp một cách khoa học nhất với an ninh trật tự được giữ vững, cách ứng xử văn minh, con người thân thiện. Vùng chè Tân Cương là một điểm đến thú vị với các du khách thích tìm hiểu cuộc sống làng quê.