CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên
3.3.4. Doanh thu từ du lịch
Du lịch là ngành kinh tế đem lại nguồn thu khá lớn cho các đối tượng tham gia kinh doanh hoạt động du lịch. Đối với các hộ điều tra tại vùng chè Tân Cương du lịch cũng đã đóng góp một phần trong nguồn thu của hộ. Điều này được thể hiện qua bảng 3.11:
Bảng 3.11: Tỷ lệ nguồn thu TB của các nhóm hộ điều tra tại xã Tân Cương (TB/hộ/tháng)
Nguồn thu
Nhóm hộ khá Nhóm hộ cận
nghèo Nhóm hộ nghèo
Số tiền (1000đ)
Tỷ lệ (%)
Số tiền (1000đ)
Tỷ lệ (%)
Số tiền (1000đ)
Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 6.203 24.55 4.600 27.01 3.400 30.35
Lâm nghiệp 2.351 9.31 1.500 8.81 1.200 10.71
Du lịch 9.825 38.89 6.566 38.55 3.241 28.93
Làm thuê 3.777 14.95 2.050 12.04 2.000 17.86
Lương, phụ cấp 3.108 12.30 2.316 13.59 1.360 12.15
Tổng 25.264 100 17.032 100 11.201 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)
Nhóm hộ khá và nhóm hộ TB có tổng thu nhập trung bình lần lượt là 25.264 nghìn đồng/hộ/tháng và 17.032 nghìn đồng/hộ/tháng. Trong đó du lịch là một trong hai hoạt động mang lại nguồn thu cao nhất của những nhóm hộ này, chiếm hơn 38%. Có thể nhận thấy, các nhóm hộ này có nhiều điều kiện phát triển các hoạt động du lịch như: có vốn để đầu tư mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ, các hoạt động đa dạng phong phú,...nên đem lại nguồn thu tương đối cao cho các hộ.
Nông nghiệp là nguồn thu chiếm tỷ lệ cao nhất (30.35%) trong nhóm hộ nghèo – cận nghèo. Tiếp đến là nguồn thu từ du lịch chiếm 28.93%, tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp so với nhóm hộ khá, hộ trung bình. Do các nguồn lực của nhóm hộ nghèo và cận nghèo còn hạn chế như: ít lao động, ít đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và trình độ … thậm chí một vài hộ trong nhóm này còn có người mắc bệnh hiểm nghèo nên gặp nhiều khó khăn về lao động. Do đó, cần có mức đầu tư cho du lịch cao hơn để tăng thu nhập cho hộ.
Ở cả ba nhóm hộ khá, hộ TB và hộ nghèo - cận nghèo đều có những dịch vụ du lịch khác nhau, mỗi dịch vụ lại đem lại thu nhập khác nhau cho các nhóm hộ.
Thu nhập từ các hoạt động du lịch của hộ được điều tra thể hiện trong bảng 3.12.
Bảng 3.12: Thu nhập của các hộ từ hoạt động du lịch tại vùng chè Tân Cương (TB/hộ/tháng)
ĐVT: 1000 đồng
STT Nội dung Nhóm hộ
khá
Nhóm hộ TB
Nhóm hộ nghèo - cận nghèo
1 Lưu trú 2.625 1.902 600
2 Ăn uống 4.075 2.291 1.404
3 Hướng dẫn viên 150 90 0
4 Quà, lưu niệm 1.500 1.250 1.037
5 Biểu diễn nghệ thuật 160 200 100
6 Cho thuê phương tiện 1.340 833 100
Tổng 9.825 6.566 3.241
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)
Nhóm hộ khá cung cấp tương đối đầy đủ các dịch vụ phục vụ cho du lịch và mang lại thu nhập khá cao cho hộ. Trong đó, dịch vụ ăn uống mang lại thu nhập cao nhất trung bình là 4.075 nghìn đồng/tháng. Dịch vụ lưu trú, bán quà lưu niệm cũng
mang lại thu nhập khá cáo trung bình từ 2.625 nghìn đồng/tháng đến 1.500 nghìn đồng/tháng. Hoạt động hướng dẫn viên du lịch, biểu diễn nghệ thuật và cho thuê phương tiện đi lại còn mang lại thu nhập thấp (TB 160 nghìn đồng/tháng) vì những hoạt động này chủ yếu chỉ phục vụ du khách vào mùa lễ hội, các dịch vụ chưa có tính đặc thù riêng biệt nên chưa được nhiều du khách lựa chọn.
Các dịch vụ của nhóm hộ cận nghèo và nghèo còn chưa phong phú, vì thế cho thu nhập chưa cao. Lí do chính là nhóm hộ này còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu vốn để mở rộng quy mô kinh doanh, sản xuất, thiếu nguồn nhân lực và các kỹ năng phục vụ còn thiếu độ chuyên nghiệp
Ngoài ra còn một số hoạt động nhỏ lẻ khác là cho tham quan mô hình sản xuất chế biến chè, bán sản phẩm liên quan đến chè và các chương trình giải trí như karaoke, các trò chơi cho du khách…. nhưng không đáng kể. Du lịch mang lại cho các hộ một nguồn thu nhập nhất định, cải thiện đời sống cho gia đình. Và góp phần vào xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, du lịch vẫn còn mang tính thời vụ. Nên chỉ vào mùa đầu năm, giữa năm và mùa lễ hội mới đem lại thu nhập cao cho hộ, vì vào thời gian đầu năm có nhiều hoạt động đón xuân thu hút được du khách, mùa giữa năm là thời gian học sinh viên được nghỉ hè nên có nhiều các bạn đến tham quan, nghỉ mát cũng có nhiều gia đình nhân thời gian này đưa các con đi chơi và tham quan học hỏi kinh nghiệm. Do vậy cần mở rộng loại hình dịch vụ để phát triển du lịch vào các thời điểm khác nhau trong năm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho hộ.
Bảng 3.13: Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng)
ĐVT: 1000 đồng
TT Nội dung chi phí Nhóm hộ
khá
Nhóm hộ TB
Nhóm hộ nghèo - cận nghèo
1 Trả lương nhân viên 2.166 1.421 300
2 Marketing, quảng cáo 183 0 0
3 Khấu hao tài sản cố định 516 450 288
4 Các nguyên vật liệu 2.250 1.102 875
5 Điện, nước 533 408 266
6 Các khoản thuế 100 70 54
7 Chi phí khác 750 308 163
Tổng 6.498 3.759 1.946
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)
Chi phí cho các hoạt động du lịch của nhóm hộ khá cao hơn nhiều so với nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Vì các loại hình dịch vụ của nhóm hộ khá phong phú
hơn, quy mô cũng lớn hơn nên chi phí cao hơn so với 2 nhóm còn lại.
Trong nhóm hộ khá có nhiều hộ kinh doanh phục vụ ăn uống, lưu trú và bán quà lưu niệm nên chi phí cho nguyên vật liệu, thuê nhân viên và điện nước khá cao.
Trong đó, chi phí cao nhất là dành cho nguyên vật liệu trung bình 2.250 triệu đồng/tháng. Nguyên vật liệu ở đây chủ yếu là thực phẩm dành cho chế biến của các cơ sở ăn uống, xà phòng, kem đánh răng, chè… Chi phí cho điện nước, trả lương nhân viên trung bình từ 533 đến 2.166 nghìn đồng/tháng.
Chi phí cho marketing và quảng chủ yếu là chi phí cho làm biển quảng cáo hay các nhân viên tiếp thị sản phẩm. Chỉ nhóm hộ khá có chi phí cho hoạt động này trung bình chỉ 183 nghìn đồng/tháng.
Một số chi phí khác như chi phí thăm hỏi nhân viên khi ốm đau, chi phí cho học tập nâng cao kỹ năng tay nghề… cũng không nhiều, lần lượt là từ 163 nghìn đồng/tháng đối với hộ nghèo-cận nghèo, 308 nghìn đồng/tháng đối với hộ TB và 750 nghìn đồng/tháng với hộ khá.
Do việc đầu tư và các loại hình dịch vụ của các hộ không giống nhau nên lợi nhuận mà du lịch đem lại cho mỗi nhóm hộ cũng khác nhau,. Lợi nhuận từ du lịch mang lại cho từng nhóm hộ được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 3.14: Lợi nhuận của các hộ từ hoạt động du lịch
ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Nhóm hộ khá Nhóm hộ TB Nhóm hộ nghèo -
cận nghèo
Doanh thu 9.825 6.566 3.241
Tổng chi phí 6.498 3.759 1.946
Lợi nhuận 3.327 2.807 1.295
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)
Du lịch đem đến cho nhóm hộ khá lợi nhuận TB 3.327 nghìn đồng/hộ/tháng, nhóm hộ TB là 2.807 nghìn đồng/hộ/tháng. Nhóm hộ nghèo -cận nghèo có lợi nhuận ít nhất, TB 1.295 nghìn đồng/hộ/tháng.
Lợi nhuận từ du lịch của nhóm hộ nghèo và cận nghèo còn chưa cao, vì quy mô kinh doanh còn nhỏ, chưa có tính chuyên nghiệp, thiếu vốn để đầu tư vào khoa học kỹ thuật nên làm tăng chi phí. Hai nhóm hộ này, tham gia các hoạt động chủ yếu là hướng dẫn viên hay biểu diễn nghệ thuật có doanh thu thấp nhưng lại phải chi phí khá nhiều như: phục trang, chi phí cho học tập đào tạo, đi lại…. nên lợi
nhuận thu được còn thấp. Tuy nhiên, đây cũng là một hoạt động tăng thêm thu nhập cho gia đình và cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Du lịch đã góp phần làm tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình, tạo động lục phát triển kinh tế cho địa phương. Là một phần không thể thiếu trong công tác xóa đói giảm nghèo.