Các hoạt động và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên

3.3.3. Các hoạt động và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại địa phương

Các loại hình hoạt động du lịch trên địa bàn vùng chè Tân Cương khá đa dạng. Tuy nhiên số lượng hộ tham gia còn thấp do người dân chủ yếu làm nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp được thực hiện vào những lúc nông nhàn. Vì vậy, du lịch vẫn mang tính chất thời vụ.

Trong tổng số 100 hộ được điều tra có 60 hộ tham gia vào hoạt động du lịch, mỗi hộ tham gia vào các hoạt động du lịch khác nhau, thậm chí có hộ tham gia đến 2, 3 loại hình. Các hoạt động du lịch của các hộ được điều tra được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.8: Hoạt động du lịch của các hộ điều tra

Các hoạt động Số hộ Tỷ lệ (%)

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật 10 16.67

Cung cấp dịch vụ lưu trú 14 23.33

Cung cấp quà, lưu niệm 15 25

Cung cấp dịch vụ ăn uống 25 41.67

Cho thuê phương tiện di chuyển 5 8.33

Hướng dẫn viên du lịch 2 3.33

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)

Qua bảng trên, ta thấy các hình thức hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch vụ ăn uống (41.67%), cung cấp quà, lưu niệm (25%). Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập cao không đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng quá cao. Hơn nữa, các hộ cung cấp quà, lưu niệm chủ yếu bán các sản phẩm liên quan đến chè và nông sản. Khi

đến với vùng chè Tân Cương, du khách không quên mang cho mình và người thân những đặc sản nơi đây.

Hoạt động hướng dẫn viên du lịch mới chỉ có 2 hộ tham gia, do người dân chưa được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ du lịch nên khả năng hướng dẫn cho du khách còn hạn chế, họ chưa có kỹ năng tốt trong hoạt động này.

Dịch vụ lưu trú và cho thuê phương tiện du lịch còn ít. Nguyên nhân là do du khách đến với vùng chè Tân Cương chủ yếu là đi tự do, đi theo nhóm nhỏ thường không ở qua đêm tại địa phương nên họ ít có nhu cầu sử dụng các dịch vụ này.

3.3.3.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch

* Cơ sở lưu trú

Hệ thống các cơ sở lưu trú là thành phần quan trọng của du lịch, được xem là một trong những tiền đề tạo nên sự thay đổi.

Hiện nay tại vùng chè Tân Cương đã có khá nhiều cơ sở đăng ký kinh doanh nhà nghỉ khách sạn.

Bảng 3.9: Tổng hợp 1 số cơ sở lưu trú tại vùng chè Tân Cương

TT Tên đơn vị Địa chỉ Quy mô

(phòng)

1 Đông Á resort Xóm Dộc Lầy - Phúc Xuân 40

2 Quang Độ Xóm Dộc Lầy - Phúc Xuân 3

3 Tràng An Xóm Dộc Lầy - Phúc Xuân 4

4 Hoàng Anh Xóm Cây Thị - Phúc Xuân 2

5 Thái Sơn Xóm Y Na2 - Tân Cương 8

6 Thắng Lê Xóm Y Na 2 - Tân Cương 10

7 Chiến Quyên Xóm Y Na2- Tân Cương 6

8 Quyết Yên Xóm Hồng Thái 1 - Tân Cương 7

9 Huynh Nguyệt Xóm Hồng Thái 1 - Tân Cương 7

10 Nghìn Thành Xóm Hồng Thái 2 - Tân Cương 5

11 Tiến Yên Xóm Hồng Thái 2 - Tân Cương 10

12 Long Hảo Xóm Hồng Thái 2 - Tân Cương 3

13 Hồng Quân Xóm Nam Đồng - Tân Cương 5

14 Sơn Loan Xóm Nam Đồng - Tân Cương 5

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)

Qua tìm hiểu sơ bộ, tại vùng chè Tân Cương có một số cơ sở lưu trú với quy mô từ 2 đến 40 phòng. Trong đó có Khách sạn Đông Á Resort với 40 phòng đạt chuẩn 3 sao. Bên cạnh đó còn rất nhiều nhà trọ nhà nghỉ của người dân địa phương hoạt động mạnh trong những tháng cao điểm của mùa du lịch.

Các cơ sở này chủ yếu tập trung ở các làng nghề truyền thống, các xóm gần trung tâm xã nơi có đời sống kinh tế cao thuận tiện cho việc đi lại và thu hút được nhiều du khách. Tuy vậy, do số lượng khách tập trung theo mùa khá lớn nên trong mùa du lịch vẫn diễn ra tình trạng quá tải đặc biệt là phòng bình dân. Số du khách còn lại phải nghỉ trong nhà tạm do người dân địa phương mở ra.

Bằng những chính sách thông thoáng UBND xã Tân Cương, xã Phúc Xuân đã cấp giấy chứng nhận cho những gia đình đủ điều kiện (nhà cửa sạch sẽ, khang tranh, thân thiện, có khả năng đón tiếp du khách…) và mong muốn tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.Các cơ sở cũng không ngừng đầu tư mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra không gian yên tĩnh và sạch đẹp để thu hút du khách.

* Cơ sở dịch vụ ăn uống

Trong khu vực vùng chè Tân Cương có khá nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống từ bình dân đến cao cấp với quy mô phục vụ từ 5-20 bàn. Tuy nhiên, các món ăn còn đơn giản chưa có hương vị riêng, kỹ năng trình bày món ăn chưa tạo nên nét độc đáo riêng.

Bảng 3.10: Tổng hợp 1 số nhà hàng tại vùng chè Tân Cương

STT Tên đơn vị Địa chỉ

1 Hoàng Dư Xóm Dộc Lầy - Phúc Xuân

2 Toản Giang Xóm Dộc Lầy- Phúc Xuân

3 Cây Xưa Xóm Dộc Lầy - Phúc Xuân

4 Thu Trang Xóm Dộc Lầy - Phúc Xuân

5 Hương Say Xóm Trung Tâm - Phúc Xuân

6 Thanh Bình Xóm Trung Tâm - Phúc Xuân

7 Luân Hoàng Xóm Cây Thị - Phúc Xuân

8 Hương Quỳnh Xóm cây Thị - Phúc Xuân

9 Thủy Chiến Xóm Cây Thị - Phúc Xuân

10 Định Chúc Xóm Cây Si - Phúc Xuân

11 Môn Thủy Xóm Giữa 1 - Phúc Xuân

12 Nguyễn Văn Chiến Hồng Thái 1 - Tân Cương 13 Phạm Ngọc Bảy Hồng Thái 1 - Tân Cương

14 Quảng Hiền Nam Thái - Tân Cương

15 Bình Lý Nam Thái - Tân Cương

16 Vân Vịt Nam Thái - Tân Cương

17 Thắng Nụ Nam Thái - Tân Cương

18 Tú Nhẫn Nam Đồng - Tân Cương

19 Dương Văn Quân Nam Tiến - Tân Cương 20 Nguyễn Thị Kim Soi Vàng - Tân Cương 21 Nguyễn Thị Hạnh Soi Vàng - Tân Cương

22 Thái Sơn Y Na 2 - Tân Cương

23 Hơn Minh Y Na 2 - Tân Cương

(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016)

Số lượng các cơ sở phục vụ ăn uống vẫn còn hạn chế nhưng cũng đã đáp ứng đủ nhu cầu cho du khách như cơ sở kinh doanh đều nằm ven đường, thoáng mát, phục vụ nhiệt tình chu đáo. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn chưa thu được hiệu quả cao vì khả năng giao tiếp, phục vụ khách du lịch nước ngoài còn hạn chế. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài khi đến với vùng chè. Hơn nữa, du khách tới đây thường chỉ đi trong ngày nên cũng chỉ dùng 1-2 bữa tại cơ sở. Thêm vào đó, các cơ sở ở đây cũng chưa có thực đơn phong phú, chưa có nhiều các món ăn đặc sản địa phương nên cũng chưa hút được nhiều du khách muốn thưởng thức ẩm thực địa phương.

Ngoài các cơ sở phục vụ ăn uống, khách du lịch có thể thưởng thức các món ăn cùng với các hộ gia đình tại địa phương thông qua hoạt động du lịch “homestay”, du khách được tham gia vào các hoạt động hàng ngày và thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc quê hương.

Hiện nay, số lượng khách du lịch đến vùng chè Tân Cương chủ yếu là khách du lịch đến từ những khu vực trong tỉnh: Tp Thái Nguyên, Tp Sông Công, Phổ Yên... và các vùng lân cận. Đối tượng là học sinh, sinh viên, viên chức, nông dân...

những người có thu nhập trung bình. Các hình thức du lịch đến với vùng chè Tân Cương chủ yếu là du lịch tự do không có sự liên kết với các công ty lữ hành, các tổ chức kinh doanh du lịch. Họ đến với Phúc Xuân với mục đích nghỉ cuối tuần, tham quan kết hợp học tập nghiên cứu.

Trong khi đó, du khách nước ngoài đến với vùng chè Tân Cương chủ yếu là nhà khoa học, những doanh nhân kết hợp công việc và nghỉ dưỡng rất ít người đến với mục đích du lịch thuần túy. Điều đó cho thấy, hình ảnh Phúc Xuân chưa được quảng bá mạnh mẽ, chưa tạo nên sức hút đối với du khách nước ngoài. Vì vậy, cần có các chương trình thông tin quảng bá du lịch Tân Cương sâu rộng, chuyên nghiệp hơn hơn và có các chính sách hỗ trợ để thu hút khách du lịch đến vùng đất này.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng chè tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)