CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ có thai
3.2.1 Kết quả chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh
Bảng 3.9. Số ngày dùng estrogen chuẩn bị niêm mạc tử cung
Số ngày dùng estrogen (ngày) n %
≤ 14 109 32,1
15-16 148 43,5
≥ 17 83 24,4
Tổng 340 100
Số ngày dùng estrogen trung bình 14,84 ± 1,2 ngày Nhận xét:
- Số ngày dùng estrogen trung bình để chuẩn bị niêm mạc tử cung là 14,84
± 1,2 ngày.
- Nhóm sử dụng estrogen ≤ 14 ngày chiếm 32,1%, thấp nhất là nhóm dùng
≥ 17 ngày chiếm 24,4%.
Bảng 3.10. Đặc điểm độ dày và hình thái niêm mạc tử cung
Chỉ số n %
Hình thái niêm mạc
Dạng 3 lá 173 50,9
Dạng khác (đậm âm, không đều) 167 49,1
Độ dày niêm mạc tử cung (mm)
< 8 25 7,4
8,0-10,0 177 52,1
10,1-12,0 112 32,9
12,1-14,0 25 7,4
> 14,0 1 0,3
Độ dày niêm mạc trung bình
(mm) 9,89 ± 1,52
Nhận xét:
- Độ dày niêm mạc tử cung phổ biến nhất trong nhóm từ 8,0-10,0 mm, chiếm 52,1%. Có 7,4% bệnh nhân có độ dày niêm mạc < 8 mm và 0,3%
bệnh nhân độ dày niêm mạc > 14mm.
- Độ dày niêm mạc tử cung tử cung trung bình là 9,89 ± 1,52 mm.
- Hình thái niêm mạc tử cung 3 lá chiếm tỷ lệ 50,9%, nhóm niêm mạc đậm âm, không đều chiếm 49,1%.
Bảng 3.11. Đặc điểm chung về phôi trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh
Chỉ số X±SD min max
Số phôi rã đông trung bình 3,6 ± 1,2 1 10 Tỷ lệ sống sau rã đông trung bình (%) 91,81 20 100
Số phôi chuyển trung bình 3,20 ± 0,9 1 5
Thời gian đông phôi trung bình (tháng) 6,61 ± 3,7 0,8 20,8
Nhận xét:
- Số phôi rã đông trung bình là 3,6 ± 1,2 phôi. Số phôi rã đông thấp nhất là 1 phôi, nhiều nhất là rã đông 10 phôi.
- Tỷ lệ sống sau rã đông là 91,81%. Tỷ lệ phôi sống sau rã đông thấp nhất là 20,0%, tỷ lệ phôi sống sau rã đông cao nhất là 100%.
- Số phôi chuyển trung bình là 3,20 ± 0,9. Bệnh nhân chuyển ít nhất là 1 phôi, nhiều nhất là 5 phôi.
- Thời gian đông phôi trung bình là 6,61 ± 3,7 tháng. Thời gian đông phôi ngắn nhất là 0,8 tháng và dài nhất là 20,83 tháng.
Biểu đồ. 3.4. Tỷ lệ có thai Nhận xét:
- Tỷ lệ có thai trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh ngay sau chu kỳ chuyển phôi tươi thất bại là 40,6%.
3.2.2 Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ có thai
Bảng 3.12. Đặc điểm tuổi liên quan với tỷ lệ có thai.
Nhóm tuổi (năm)
Có thai (n;%)
Không có thai (n;%)
Chung
(n;%) P
≤ 30 73 (45,3%) 99 (54,7%) 161 (100%) 0,06 31-35 50 (43,5%) 64 (56,5%) 115 (100%)
36-39 13 (25,5%) 28 (74,5%) 51 (100%)
≥ 40 2 (15,3%) 11 (84,7%) 13 (100%)
Tổng số (n;%) 138 (40,6%) 202 (59,4%) 340 (100%)
Tuổi trung bình (năm) 31,03 ± 4,2 31,39 ± 4,8 0,48 Nhận xét:
- Tuổi trung bình của nhóm có thai là 31,03 ± 4,2 năm, của nhóm không có thai là 31,39 ± 4,8 năm. Sự khác biệt về tuổi giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p = 0,48.
- Tỷ lệ có thai giảm dần theo nhóm tuổi. Tỷ lệ có thai cao nhất ở nhóm ≤ 30 tuổi với 45,3%, tỷ lệ có thai thấp nhất ở nhóm ≥ 40 tuổi với 15,3%.
Bảng 3.13. Thời gian vô sinh liên quan với tỷ lệ có thai Thời gian vô sinh
(năm)
Có thai (n;%)
Không có thai (n;%)
Chung
(n;%) p
< 5 104 (42,5%) 141 (57,5%) 245 (100%)
0,491
5-10 29 (36,7%) 50 (63,3%) 79 (100%)
> 10 5 (31,3%) 11 (68,7%) 16 (100%) Tổng số (n;%) 138 (40,6%) 202 (59,4%) 340 (100%) Thời gian vô sinh trung
bình (năm) 4,27 ± 2,9 4,71 ± 3,0 0,180
Nhận xét:
- Tỷ lệ có thai giảm dần theo thời gian vô sinh, thời gian vô sinh càng dài thì tỷ lệ có thai càng thấp. Cao nhất ở nhóm < 5 năm với 42,5%, và thấp nhất ở nhóm > 10 năm với 31,3%. Sự khác biệt giữa các nhóm thời gian vô sinh về tỷ lệ có thai không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Thời gian vô sinh nhóm có thai trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh là 4,27 + 2,9 năm, và nhóm không có thai là 4,71 + 3,0. Sự khác biệt về thời gian vô sinh trung bình giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p = 0,180.
Bảng 3.14. Số ngày dùng estrogen liên quan với tỷ lệ có thai
Số ngày dùng estrogen
Có thai (n;%)
Không có thai (n;%)
Tổng
(n;%) p
≤ 14 49 (45,0%) 60 (55,0%) 109 (100%)
0,455 15-16 59 (39,9%) 89 (60,1%) 148 (100%)
≥ 17 30 (36,1%) 53 (63,9%) 83 (100%)
Tổng (n;%) 138 (40,6%) 202 (59,4%) 340 (100%) Số ngày dùng
estrogen trung bình 14,78 ± 1,1 14,88 ± 1,2 0,458 Nhận xét:
- Nhóm có thai trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh có số ngày dùng estrogen trung bình là 14,78 ± 1,1 ngày, nhóm không có thai là 14,88 ± 1,2 ngày. Sự khác biệt giữa hai nhóm là không có ý nghĩa thống kê với p = 0,458.
- Tỷ lệ có thai giữa các nhóm ngày dùng estrogen là tương đương nhau, sự khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê với p = 0,455.
Bảng 3.15. Niêm mạc tử cung trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh
liên quan với tỷ lệ có thai Độ dày niêm mạc
tử cung (mm)
Có thai (n;%)
Không có thai (n;%)
Tổng
(n;%) p
< 8 4 (16,0%) 21 (84,0%) 25 (100%) 8,0-10,0 74 (41,8%) 106 (58,2%) 177 (100%) 0,07 10,1-12,0 51 (45,5%) 61 (54,5%) 112 (100%) 12,1-14,0 9 (36,0%) 13 (64,0%) 25 (100%)
>14,0 0 (0%) 1 (100%) 1 (100%)
Tổng (n;%) 138 (40,6%) 202 (59,4%) 340 (100%) Độ dày niêm mạc
trung bình 10,06 ± 1,58 9,79 ± 1,47 0,104 Nhận xét:
2=5,13; OR = 1,64; CI (1,2-1,7)*
2=3,643; OR = 1,65; CI (0,98 –2,75) *** 2,075)***
2=5,201; OR = 0,48; CI (0,25-0,91)**
2=0,53; OR =0,71; CI (0,28 –1,79)****
- Tỷ lệ có thai ở nhóm niêm mạc dưới 8mm là 16,0%, nhóm niêm mạc tử cung từ 8,0 đến 10mm là 41,8%, nhóm niêm mạc từ 10,1 đến 12mm là 45,5% và ở nhóm niêm mạc từ 12,1 đến 14mm với 36,0%. Không có trường hợp nào niêm mạc tử cung > 14 mm có thai.
- Sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa các nhóm niêm mạc tử cung không có ý nghĩa thống kê với χ2 = 8,674; p = 0,07.
- Niêm mạc tử cung trung bình nhóm có thai là 10,06 ± 1,58 mm và nhóm không có thai là 9,79 ± 1,47 mm. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,104.
Bảng 3.16. Hình thái niêm mạc ngày chuyển phôi trữ lạnh liên quan với tỷ lệ có thai
Kết quả
Niêm mạc Có thai Không có
thai Tổng p OR;CI
Ba lá 81
(46,8%)
92 (53,2%)
173
(100%) 0,017 1,67;
(1,1-2,6) Dạng khác (đậm
âm, không đều)
57 (34,1%)
110 (65,9%)
167 (100%)
Tổng 138
(40,6%) 202 (59,4%) 340 (100%) Nhận xét:
- Tỷ lệ có ở thai nhóm niêm mạc tử cung ba lá là 46,8% cao hơn ở nhóm niêm mạc đậm âm, không đều là 34,1%.
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với χ2 = 5,674; p = 0,017; OR =1,67; CI (1,1 –2,6).
Bảng 3.17. Số phôi chuyển trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh liên quan với tỷ lệ có thai
Số phôi
chuyển Tỷ lệ có thai (%) χ2; OR, CI 1 phôi 0 (0/12)
2 phôi 31,6 (18/57) 3 phôi 49,3 (71/144) 4 phôi 37,1 (39/105) 5 phôi 45,5 (10/22)
Ghi chú: * so sánh giữa chuyển 1 phôi với 2 phôi ; ** so sánh chuyển 2 phôi với chuyển 3 phôi; *** so sánh giữa chuyển 3 phôi với 4 phôi ; **** so sánh chuyển 4 phôi với chuyển 5 phôi
Nhận xét:
- Nhóm bệnh nhân được chuyển 3 phôi chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,35%, tiếp đến là nhóm được chuyển 4 phôi với 30,88%. Nhóm bệnh nhân được chuyển 1 phôi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3,43%.
- Có sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa nhóm chuyển 1 phôi với nhóm chuyển 2 phôi với χ2 = 5,13; OR = 1,64; CI (1,2-1,7).
- Có sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa nhóm chuyển 2 phôi với nhóm chuyển 3 phôi với χ2 = 5,201; OR = 0,48; CI (0,25-0,91).
- Không có sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa nhóm chuyển 3 phôi với nhóm chuyển 4 phôi với χ2=3,643; OR = 1,65; CI (0,98 –2,75).
- Không có sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa nhóm chuyển 4 phôi với nhóm chuyển 5 phôi với χ2=0,53; OR =0,71; CI (0,28 –1,79).
Biểu đồ 3.5. Chất lượng phôi trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh Nhận xét:
- Có 56,5% bệnh nhân được chuyển ít nhất 2 phôi tốt, 25,9% được chuyển 1 phôi tốt và 17,6% bệnh nhân không có phôi tốt để chuyển.
Bảng 3.18. Chất lượng phôi trong chu kỳ chuyển phôi trữ lạnh liên quan với tỷ lệ có thai
Chất lượng
phôi Tỷ lệ có thai (%) χ2; OR, CI 0 phôi tốt 30,0 (18/60)
1 phôi tốt 31,8 (28/88)
>2 phôi tốt 47,9 (92/192)
Ghi chú: * so sánh giữa chuyển 0 phôi tốt với 1 phôi tốt; ** so sánh chuyển 1 phôi tốt với chuyển ít nhất 2 phôi tốt, *** so sánh chuyển 0 phôi tốt với chuyển ít nhất 2 phôi tốt.
Nhận xét:
- Tỷ lệ có thai giảm dần theo số lượng phôi tốt. Nhóm không có phôi tốt để chuyển có tỷ lệ có thai thấp nhất với 30%. Tỷ lệ có thai trong nhóm chuyển ít nhất 2 phôi tốt là cao nhất với 47,9%.
- Không có sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa nhóm chuyển 1 phôi tốt với nhóm không có phôi tốt nào với χ2 = 0,55; OR = 1,089; CI (0,5-2,2).
- Có sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa nhóm chuyển ít nhất 2 phôi tốt với nhóm chuyển 1 phôi tốt với χ2 = 6,86; OR = 1,9; CI (1,2 – 3,4).
- Có sự khác biệt tỷ lệ có thai giữa nhóm chuyển ít nhất 2 phôi tốt với nhóm chuyển 0 phôi tốt với χ2 = 5,966; p=0,017; OR = 2,15; CI (1,15 – 3,99).
χ2=0,55; OR = 1,089; CI (0,5-2,2)* χ2=5,966; OR =2,15; CI (1,15 – 3,99)***
χ2=6,86; OR = 1,9; CI (1,2 – 3,4)**
Bảng 3.19. Thời gian trữ phôi liên quan kết quả chuyển phôi trữ lạnh Kết quả
Thời gian
đông phôi (tháng)
Có thai (n;%)
Không có thai (n;%)
Tổng
(n;%) p
< 3 17 (36,2%) 30 (63,8%) 47 (100%)
0,686 3-6 53 (39,6%) 81 (60,4%) 134 (100%)
> 6 68 (42,8%) 91 (57,2%) 159 (100%) Tổng(n;%) 138 (40,6%) 202 (59,4%) 340 (100%)
Nhận xét:
- Đa số các bệnh nhân được trữ phôi với thời gian trên 6 tháng với tỷ lệ 46,8%, có 39,4% được trữ phôi từ 3 đến 6 tháng và chỉ 13,8% bệnh nhân trữ phôi dưới 3 tháng.
- Tỷ lệ có thai không có sự khác nhau lớn giữa các khoảng thời gian trữ phôi, trữ phôi dài trên 6 tháng không thấy làm giảm tỷ lệ có thai với 42,8%
bệnh nhân có thai. Sự khác biệt về tỷ lệ có thai giữa các nhóm có thời gian trữ phôi khác nhau là không có ý nghĩa thống kê với p= 0,686.