8. Kết cấu của luận văn
2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các dấu hiệu định khung hình phạt trong các tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
2.2.1. Có tổ chức
Phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT có tổ chức,
là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong vụ án về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT có tổ chức cũng như trong các vụ án hình sự có tổ chức khác, tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như:
người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người thực hành là người thực hiện những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, tức là người trực tiếp có thực hiện các hành vi mua bán, sản xuất, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT. Người thực hành là người có ảnh hưởng trực tiếp tới hậu quả của tội phạm. Nếu người thực hành không thực hiện được những hành vi trên thì tội phạm do đồng phạm thực hiện chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. Khi đó TNHS đặt ra đối với những người đồng phạm khác cũng thay đổi rất nhiều. Trong một số trường hợp người thực hành không thực hiện đúng với kế hoạch phạm tội của những người đồng phạm khác, hoặc vẫn thỏa mãn quy định của các tội phạm trên nhưng hành vi đó có thể không đáp ứng đủ yêu cầu của những người đồng phạm hoặc cũng có thể vượt quá những yêu cầu đó, thì khi đó, tùy từng trường hợp mà xét tới TNHS của những người đồng phạm khác.
Trong nhóm tội phạm trên, người thực hành không phải là người có vai trò nguy hiểm nhất trong đồng phạm (người tổ chức mới là nguy hiểm nhất), nhưng giữ vai trò trung tâm trong một vụ đồng phạm vì hành vi của họ
là cơ sở để định tội danh, để xác định giai đoạn thực hiện tội phạm, để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
- Người xúi giục người khác chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người xúi giục phải thực hiện việc xúi giục một cách trực tiếp nhằm mục đích để người khác thực hiện hành vi phạm tội và nhằm vào người thực hành cụ thể. Nếu chỉ có hành vi kích động chung chung không nhằm vào một ai, một nhóm người cụ thể thì không bị coi là người xúi giục trong đồng phạm.
- Người giúp sức trong các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Người giúp sức có thể giúp bằng lời nói, lời khuyên, động viên người thực hành, cung cấp các phương tiện cần thiết hoặc khắc phục những trở ngại trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội…
2.2.2. Vật phạm pháp số lượng lớn
Vật phạm pháp có số lượng lớn đối với tội phạm này là VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT mà người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt có số lượng lớn.
Từ khi BLHS năm 1999 có hiệu lực pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có hướng dẫn mới về việc áp dụng tình tiết này trong các tội được quy định ở các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999. Tuy nhiên, Điều 230 BLHS năm 1999 là điều luật đã được quy định tại Điều 95 BLHS năm 1985 và tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 07/01/1995 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) (sau đây gọi tắt là Thông tư liên ngành số 01/TTLN) đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 BLHS năm 1985. Nội dung của hướng dẫn này vẫn còn phù hợp và thực tiễn xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đang vận
dụng Thông tư liên ngành trên để truy cứu TNHS đối với người có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN.
Cụ thể: được coi là vật phạm pháp có số lượng lớn nếu chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng bộ binh, súng bắn phát một từ 6 khẩu đến 25 khẩu; súng liên thanh cá nhân như trung liên, tiểu liên các loại từ 3 khẩu đến 15 khẩu; súng bộ binh khác như thượng liên, đại liên, B40, B41, 12 ly 7, 14 ly 5 từ 2 khẩu đến 10 khẩu; lựu đạn, đạn cối, đạn pháo đến 100 ly từ 11 đến 50 quả; đạn cối, đạn pháo trên 100 ly từ 6 quả đến 15 quả; đạn bộ binh (từ đại liên trở xuống) từ trên 300 viên đến 1.500 viên; đạn 12 ly 7, 14 ly 5, 23 ly, 24 ly (không phải đạn pháo) từ trên 200 viên đến 1.000 viên; thuốc nổ các loại từ trên 15kg đến 75kg; kíp mìn, nụ xòe từ trên 1.000 cái đến 5.000 cái; dây cháy chậm, dây nổ từ trên 3.000m đến 15.000m.
Đối với các loại VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT chưa được hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN thì có thể căn cứ vào hướng dẫn này để xác định vật phạm pháp có số lượng lớn sao cho phù hợp với tính chất, số lượng mà người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt. Đây cũng là vấn đề khó nếu như các cơ quan tiến hành tố tụng không được hướng dẫn thì rất khó xác định chính xác.
2.2.3. Vận chuyển, mua bán qua biên giới
Vận chuyển, mua bán VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT qua biên giới là đưa VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam các loại VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc vận chuyển, mua bán VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT từ địa phương nọ đến địa phương kia, trong quá
trình vận chuyển vì muốn tránh sự phát hiện nên đã qua nước láng giềng rồi lại trở về Việt Nam thì không bị coi là vận chuyển qua biên giới để áp dụng điểm c khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999.
2.2.4. Gây hậu quả nghiêm trọng
Gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và phi vật chất do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT gây ra.
Trong khi chưa có hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT gây ra có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp đụng một số quy định tại Chương XIV "các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT) để xác định đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT gây ra.
2.2.5. Tái phạm nguy hiểm
Là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 của các điều 230, 232 BLHS năm 1999 hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm một trong các tội quy định tại các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999.