Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999

Một phần của tài liệu LVTS 2015 các tội về chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng (Trang 59 - 90)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999

2.3.1. Tình hình tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ

Bảng 2.1: Thống kê số vụ án (giai đoạn 2005-2014)

Năm Điều

Số vụ phải

giải quyết Số vụ xét xử Phân tích số bị cáo đã xét xử Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Phạt

tiền

Cải tạo không

giam giữ

Án treo

Tù từ 3 năm

trở xuống

Tù từ 3 năm

đến 7 năm

Tù từ 7 năm đến 15 năm

Tù từ 15 năm đến 20 năm 2005

230 106 161 85 135 0 7 50 52 26 0 0

232 170 353 159 315 0 1 92 124 81 16 1

233 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0

2006

230 76 106 71 101 0 0 29 49 16 4 3

232 176 368 165 338 0 2 125 125 58 27 1

233 4 4 2 2 0 0 1 1 0 0 0

2007

230 91 149 81 126 0 3 44 53 22 3 1

232 155 405 146 376 4 5 150 137 53 27 0

233 4 4 4 4 0 0 0 3 1 0 0

2008

230 94 161 83 148 1 3 49 67 23 5 0

232 187 405 165 337 0 1 151 113 54 18 0

233 1 4 1 4 0 0 0 4 0 0 0

2009

230 96 136 81 111 0 0 36 52 16 4 0

232 155 296 135 251 0 1 125 81 34 9 1

233 1 3 1 3 0 0 0 0 3 0 0

2010

230 64 103 54 87 0 1 24 47 12 3 0

232 160 314 144 272 0 8 118 104 33 9 0

233 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2011

230 89 185 77 154 0 1 41 86 23 2 0

232 149 306 137 255 1 0 132 65 45 11 1

233 2 2 2 2 0 0 1 1 0 0 0

2012

230 134 209 122 179 0 10 29 101 37 2 0

232 199 449 192 418 0 6 184 109 81 35 3

233 3 4 3 4 0 0 2 2 0 0 0

2013

230 227 342 206 308 0 1 65 191 39 11 0

232 190 404 176 362 0 1 157 110 66 27 0

233 3 3 3 3 0 0 1 2 0 0 0

2014

230 188 317 170 275 0 0 43 189 36 6 1

232 171 313 149 269 0 1 102 81 49 27 3

233 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 0

Tổng 2897 5508 2616 4841 6 52 1751 1951 808 246 15

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Bảng 2.2: Đặc điểm nhân thân bị cáo bị xét xử (giai đoạn 2005-2014)

Năm Điều

Số vụ xét xử Phân tích đặc điểm nhân thân số bị cáo bị xét xử

Vụ Bị cáo Tái phạm,

tái phạm nguy hiểm

Nghiện ma túy

Dân tộc thiểu số Nữ

Từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi

Từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi

Từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi

Người nước ngoài

2005

230 85 135 1 5 18 1 0 4 35 0

232 159 315 4 5 34 38 2 8 55 0

233 1 1 1 0 0 0 0 0 1 0

2006

230 71 101 1 2 4 4 4 1 20 0

232 165 338 3 7 36 25 5 7 61 0

233 2 2 0 0 0 0 0 0 2 0

2007

230 81 126 0 0 7 1 0 0 24 1

232 146 376 2 0 22 20 4 7 56 1

233 4 4 0 0 0 0 0 0 0 0

2008

230 83 148 11 0 9 0 0 3 36 3

232 165 337 1 1 39 15 4 26 97 1

233 1 4 0 0 0 0 0 0 0 0

2009

230 81 111 2 4 5 0 0 2 29 1

232 135 251 1 3 30 27 0 15 56 1

233 1 3 0 0 0 0 0 0 3 0

2010

230 54 87 1 1 12 0 2 3 45 1

232 144 272 3 0 42 13 0 3 65 0

233 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

2011

230 77 154 1 1 23 3 0 5 46 2

232 137 255 0 2 24 15 0 0 46 0

233 2 2 0 0 0 1 0 0 0 0

2012

230 122 179 11 3 17 0 0 0 45 1

232 192 418 3 3 58 26 0 11 77 0

233 3 4 0 0 1 2 0 0 3 0

2013

230 206 308 9 9 13 1 0 0 83 1

232 176 362 2 9 81 20 2 3 71 0

233 3 3 0 1 0 0 0 0 1 0

2014

230 170 275 7 4 10 2 0 0 47 0

232 149 269 4 3 42 27 0 5 43 0

233 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 2616 4841 68 63 527 241 23 103 1047 13

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Qua nghiên cứu tình hình tội phạm trong 10 năm (từ năm 2005 đến năm 2014) của các tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT cho chúng ta rút ra một số nhận xét như sau:

- Tổng số vụ án đã xét xử là 2.616 vụ, tổng số bị cáo bị xét xử là 4.841 bị cáo. Như vậy so với các nhóm tội phạm khác (như các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, các tội xâm phạm sở hữu) thì số vụ án và số bị cáo trong nhóm tội này là không cao. Điều này có thể lý giải được bởi đây không phải là quan hệ xã hội phổ biến trong đời sống, chỉ một số đối tượng vì lợi ích kinh tế, các đối tượng xấu xã hội, các đối tượng có động cơ trả thù cá nhân và các đối tượng có khả năng chế tạo được vũ khí, VLN… mới có điều kiện thực hiện phạm tội. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam quy định khá chặt chẽ về công tác quản lý vũ khí, VLN, CCHT nên các đối tượng phạm tội cũng không có nhiều điều kiện để thực hiện hành vi của mình.

- Tuy số lượng vụ án và bị cáo không nhiều nhưng tính chất, diễn biến của hành vi phạm tội lại rất phức tạp. Số vụ phạm tội và số bị cáo bị đưa ra xét xử ngày một gia tăng (xem biểu đồ 2.1 và 2.2), các đối tượng phạm tội thường là những kẻ liều lĩnh, coi thường pháp luật, sẵn sàng làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý vũ khí, VLN, CCHT, xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Tình trạng sản xuất, chế tạo các vũ khí tự chế ngày càng nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Về cơ cấu của tình hình tội phạm có thể thấy số lượng vụ án và bị cáo phạm tội theo Điều 232 BLHS năm 1999 về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VLN là nhiều nhất với 1.568 vụ và 3.193 bị cáo, nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng sử dụng VLN công nghiệp trái phép trong việc khai thác khoáng sản, đánh bắt thủy hải sản... Tiếp theo là các hành vi phạm tội theo Điều 230 về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS với 1.130 vụ và 1.624 bị cáo, trong đó, theo khảo sát thực tế chủ yếu tập trung vào hành vi chế tạo, mua bán và sử dụng trái phép VKQD. Cuối cùng là hành vi phạm tội theo Điều 233 về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKTS hoặc CCHT diễn ra ít phổ biến nhất với 19 vụ và 29 bị cáo.

Tương quan và diễn biến số vụ, số bị cáo bị xét xử về 03 tội danh:

85 71 81 83 81

54 77 122

206 159 165 170

146 165

135 144 137

192 176 149

1 2 4 1 1 0 2 3 3 1

0 50 100 150 200 250

2005 20062007 2008 20092010 2011 20122013 2014

Đ230 Đ232 Đ233

Biểu đồ 2.1: Diễn biến số vụ án được đưa ra xét xử Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

135 101 126 148

111 87

154 179

308 275 315 338 376

337

251 272 255 418

362 269

1 2 4 4 3 0 2 4 3 1

0 100 200 300 400 500

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Đ230 Đ232 Đ233

Biểu đồ 2.2: Diễn biến số bị cáo đã bị xét xử Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nghiên cứu cơ cấu về nhân thân của các bị cáo bị xét xử ta thấy số lượng bị cáo là người có độ tuổi trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (3.668 bị cáo), tiếp đến là bị cáo có độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi (1.047 bị cáo), thấp hơn là tỷ lệ bị cáo có độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi (103 bị cáo) và thấp nhất là bị cáo có độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi (23 bị cáo); đồng thời, tỷ lệ bị cáo là người dân tộc cũng chiếm tỷ lệ cao với 527 bị cáo, điều này cho thấy nguyên nhân từ thói quen sử dụng vũ khí, VLN (như súng kíp, súng săn, súng tự chế khác, mìn…) của một bộ phận người dân tộc thiểu số trong hoạt động

sản xuất, sinh hoạt hằng ngày và việc quản lý, thu gom vũ khí, VLN trong đồng bào dân tộc chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ bị cáo tái phạm và tái phạm nguy hiểm, bị cáo là người nghiện ma túy cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (131 bị cáo), điều này cho thấy chủ thể của các tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép và chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT cũng tập trung ở người có nhân thân xấu, có tiền án, tiền sự.

2.3.2. Tình hình áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014

Thông qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận biết cơ cấu, tỷ lệ số vụ án phải giải quyết và số vụ án được đưa ra xét xử như sau:

281

2616

Số vụ bị trả hồ sơ, đình chỉ, miễn TNHS

Số vụ được đưa ra xét xử

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu số vụ án được đưa ra xét xử Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong thực tiễn áp dụng, các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều vấn đề liên quan đến những vướng mắc về pháp luật và tồn tại những nhận thức chưa thống nhất trong giải quyết các vụ án liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT dẫn đến hiệu quả chưa cao trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Việc các vụ án bị trả hồ sơ hoặc đình chỉ chủ yếu tập

trung vào việc chưa thống nhất trong nhận thức về các tình tiết "vật phạm pháp có số lượng lớn" tại điểm b khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999; ngoài ra, còn các vấn đề như chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể đường lối xử lý đối với trường hợp những người tàng trữ trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT chưa gây hậu quả nhưng đã tự nguyện đem nộp chúng cho các cơ quan có thẩm quyền; vấn đề xác định tình tiết

"vật phạm pháp có số lượng lớn" để định khung hình phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 và tình tiết "vật phạm pháp có số lượng rất lớn", "vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn" theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 các điều 230, 232 BLHS năm 1999; tồn tại trong nhận thức về tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại điểm d khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 và tình tiết "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 các điều 230, 232 BLHS năm 1999… Hướng khắc phục các vướng mắc và tồn tại này sẽ được tác giả giải quyết ở mục 2.3.3.

Về hình phạt áp dụng khi xét xử các bị cáo theo các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 như sau:

6 52

1751

1951 808

246 15

Phạt tiền

Cải tạo không giam giữ Án treo

Tù dưới 3 năm Tù từ 3 - 7 năm Tù từ 7 - 15 năm Tù từ 15 - 20 năm

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu chế tài hình sự Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Phổ biến nhất là phạt tù dưới 3 năm tù với 1.951 bị cáo, cho hưởng án treo 1.751 trường hợp, 808 trường hợp bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm, 246 trường hợp bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, trong khi đó, chỉ có 52 trường hợp tuyên phạt cải tạo không giam giữ, 15 trường hợp tù từ 15 năm đến 20 năm và 6 trường hợp bị áp dụng hình phạt tiền; không có trường hợp nào bị tuyên án chung thân hay tử hình. Trong khi nghiên cứu luật hình sự một số nước chúng ta có thể nhận thấy hình phạt tiền được áp dụng rất phổ biến, ngoài ra có áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất là chung thân, tử hình. Đây cũng là một vấn đề mà các Tòa án ở Việt Nam khi xét xử cần cân nhắc để bảo đảm xét xử đạt hiệu quả.

2.3.3. Nhận xét về tình hình tội phạm và tình hình áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyn, s dng, mua bán trái phép hoc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện k thut quân s, vt liu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công c h tr

2.3.3.1. Những vấn đề còn tồn tại và vướng mắc

Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tiễn, chúng ta có thể tổng hợp và rút ra những đánh giá, phân tích về các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong áp dụng quy định của BLHS năm 1999 về các tội phạm liên quan đến chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT để từ đó đề ra phương hướng khắc phục, cụ thể như sau:

* Vướng mắc về pháp luật và phương hướng khắc phục

- Chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT bao gồm nhiều hành vi khác nhau như cướp, cưỡng đoạt, trộm cắp, cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt... các hành vi nêu trên có mức độ nguy hiểm khác nhau. Rõ ràng, cướp là nguy hiểm hơn cưỡng đoạt, trộm cắp, cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt... Tuy vậy, những quy định của pháp luật hiện hành chưa có sự phân biệt trong xử lý các hành vi này. Mặt khác, VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT là loại tài sản đặc biệt, có sự quản lý của

Nhà nước, cho nên hành vi chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT cần phải được xử lý nghiêm khắc hơn so với hành vi chiếm đoạt các loại tài sản thông thường khác. Việc quy định chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT (trong đó có hình thức cướp) với chế tài ở khoản 1 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999 lại thấp hơn nhiều so với chế tài ở khoản 1 Điều 133 BLHS năm 1999 quy định về tội cướp tài sản là không hợp lý, mâu thuẫn với những phân tích nêu trên.

- Khi nghiên cứu tình tiết tăng nặng "vật phạm pháp có số lượng lớn"

quy định tại điểm b khoản 2 các điều 230, 232, 233 BLHS năm 1999, chúng tôi nhận thấy rằng việc chỉ quy định tình tiết định khung nêu trên mà không quy định tình tiết "vật phạm pháp có giá trị lớn" là một thiếu sót; bởi vì, có loại VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT có số lượng lớn nhưng không có giá trị bằng một đơn vị của một loại VKQD, phương tiện KTQS, VLN hay CCHT khác (ví dụ: hàng trăm quả lựu đạn cũng chưa có giá trị bằng 1 khẩu pháo, một chiếc xe tăng…). Do đó, hiện nay trên thực tế khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ gặp nhiều lúng túng trong việc xử lý các hành vi phạm tội nếu số lượng không nhiều nhưng giá trị lại rất lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng tới tài sản Nhà nước hay vi phạm nghiêm trọng các yêu cầu bảo vệ an ninh, quốc phòng. Điều đó đặt ra yêu cầu cần sửa đổi quy định của BLHS để bảo đảm việc áp dụng BLHS được thống nhất, hợp lý và chính xác.

- Một vấn đề tiếp theo là hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể đường lối xử lý đối với trường hợp những người tàng trữ trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT chưa gây hậu quả nhưng đã tự nguyện đem nộp chúng cho các cơ quan có thẩm quyền. Tuy vậy, qua thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã vận dụng pháp luật để miễn hoặc giảm TNHS cho những người này về một trong các tội tàng trữ trái phép VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT [14, tr. 34].

- Sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực thi hành cho đến nay chưa có hướng dẫn mới thay thế cho Thông tư liên ngành số 01/TTLN. Trong khi đó, hiện nay khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử các tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn áp dụng những hướng dẫn này, mặc dù Thông tư liên ngành nêu trên có nhiều hạn chế. Mặt khác, Điều 230 BLHS năm 1999 có nhiều quy định khác với Điều 95 BLHS năm 1985, do đó, trong quá trình áp dụng pháp luật các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất: Thông tư liên ngành số 01/TTLN chỉ có hướng dẫn xác định các hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS mà chưa có hướng dẫn xác định hành vi vận chuyển trái phép VKQD, phương tiện KTQS.

Thứ hai: Thông tư liên ngành số 01/TTLN đã quy định số lượng cụ thể vật phạm pháp đối với một số đối tượng phổ biến như súng, đạn, lựu đạn, thuốc nổ, kíp mìn, nụ xùy, dây cháy chậm, dây nổ để truy cứu TNHS theo các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 95 BLHS năm 1985. Những quy định này của Thông tư liên ngành số 01/TTLN còn có nhiều hạn chế như sau:

a) Chỉ đề cập đến một số đối tượng phổ biến và cũng chỉ đề cập đến các đối tượng là VKQD, còn các đối tượng khác, đặc biệt các đối tượng là phương tiện KTQS thì chưa có quy định.

b) Chỉ có quy định số lượng cụ thể vật phạm pháp để xác định thế nào là

"vật phạm pháp có số lượng lớn" chứ chưa có quy định để xác định thế nào là

"vật phạm pháp có số lượng rất lớn" và "vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn".

Thứ ba: Chưa có hướng dẫn chung về việc phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 95 BLHS năm 1985 (điểm d khoản 2 Điều 230 BLHS năm 1999) mà chỉ có hướng dẫn một số trường hợp cụ thể như sau:

a) Tàng trữ trái phép VKQD mà gây hậu quả làm chết người, gây tổn hại sức khỏe cho người khác, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản thì bị truy cứu TNHS theo điểm c khoản 2 Điều 95 BLHS năm 1985 (điểm d khoản 2 Điều 230 BLHS năm 1999) về tội tàng trữ trái phép VKQD với tình tiết định khung tăng nặng là gây hậu quả nghiêm trọng.

b) Trong trường hợp người có hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS với mục đích là chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện một tội phạm khác và tội phạm đó đã được thực hiện thì phải bị truy cứu TNHS theo điểm c khoản 2 Điều 95 BLHS năm 1985 (điểm d khoản 2 Điều 230 BLHS năm 1999) về tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt VKQD, phương tiện KTQS với tình tiết định khung tăng nặng là gây hậu quả nghiêm trọng và tội phạm tương ứng đã thực hiện.

Ngoài ra, có thể nhận thấy dù có vận dụng các quy định đã được ban hành áp dụng cho BLHS năm 1985 nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng cũng gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng do đối tượng điều chỉnh của hướng dẫn trên chủ yếu tập trung vào đối tượng tác động của tội phạm là VKQD, phương tiện KTQS mà chưa có hướng dẫn liên quan đến VLN, VKTS, CCHT. Do đó, vấn đề cấp bách là đòi hỏi BLHS phải được sửa đổi, bổ sung và các cơ quan hữu quan cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng khi xử lý các vấn đề này.

* Tồn tại và hướng giải quyết trong vấn đề thống nhất nhận thức giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng pháp luật

Như đã phân tích ở trên, hiện nay để áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 khi xử lý các tội phạm về VKQD, phương tiện KTQS, VLN, VKTS, CCHT các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn vận dụng những hướng dẫn cho việc thi hành BLHS năm 1985 nên trong quá trình áp dụng đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng, cần tháo gỡ. Đồng thời, có nhiều quan điểm và cách vận dụng khác nhau khi giải quyết những vấn đề liên quan trong thực tế của các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến hiệu quả áp dụng pháp luật chưa cao.

Một phần của tài liệu LVTS 2015 các tội về chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng (Trang 59 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)