Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5- 6 TUỔI DÂN TỘC SÁN DÌU
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu
1.2.2 Phân tích kết quả điều tra
1.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc hướng dẫn việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu
Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 9 giáo viên đang công tác tại Trường Mầm non Minh Quang - Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Tổng hợp ý kiến của
* Đối với câu hỏi 1: “Theo cô thế nào là phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc”. 100% giáo viên nhận thức đúng về phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Phương pháp phát triển nggôn ngữ mạch lạc được hiểu là giúp trẻ có khả năng diễn đạt rõ ràng, khúc triết, có nội dung, có logic một vấn đề cụ thể đạt được sự thông hiểu của người khác và đạt được mục đích phát ngôn của mình, trở thành một người mạnh dạn, tự tin, rẻn cho trẻ khả năng chủ động, linh hoạt trong giao tiếp. Luyện cách phát âm chuẩn, cách lấy hơi hiệu quả, trang bị vốn từ phong phú, đa dạng và hiểu được ý nghĩa của từ.
Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, linh hoạt trong các tinh huống. Trang bị khả năng nói biểu cảm ngôn ngữ thông qua cảm xúc và ngôn ngữ cơ thể.
Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã biết được thế nào là phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu
* Đối với câu hỏi 2: “Trong các giờ dạy học ở các môn khác nhau cô đã sử các phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong các tiết dạy với tần số như thế nào? 100% giáo viên đều có sử dụng các phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc khác nhau để giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Trong giờ dạy học không có tình trạng nhồi nhét , áp đặt để trẻ không hứng thú tham gia vào giờ học.
Điều đó cho thấy đa số giáo viên đã xác định đúng hướng việc sử dụng các phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong các giờ học để thấy được tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Tuy nhiên có đến 80% giáo viên không thường xuyên sử dụng các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc, lí do: Đối tượng trẻ chưa đồng đều về trình độ, về điều kiện tiếp nhận hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Điều đó gợi cho nhóm tác giả đề tài nhiều trăn trở.
* Đối với câu hỏi 3: “Cô đã dùng những biện pháp gì để giúp trẻ 5 - 6 tuổi dâm tộc Sán Dìu phát triển ngôn ngữ mạch lạc?” , 90 % giáo viên đã chú
ý đến việc tạo điều kiện giúp trẻ có cơ hội và môi trường để phát triên ngôn ngữ mạch lạc, hầu như tất cả các giáo viên này đều tiến hành các phương pháp như mô tả đồ vật, đồ chơi mà trẻ thích, trẻ tập nói thành câu với vốn từ cho sẵn, trẻ tập kể lại câu chuyện một cách sáng tạo, tổ chức trò chơi đóng kịch, đóng vai theo chủ đề.
* Đối với câu hỏi 4: “Trong thực tế thì cô đã gặp phải những khó khăn gì khi giúp trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu phát triển ngôn ngữ mạch lạc”, có 6/10 giáo viên cho rằng số trẻ là dân tộc Sán Dìu của mỗi lớp còn quá đông nên việc giúp từng trẻ dân tộc Sán Dìu còn gặp khó khăn 4/10 giáo viên cho rằng đối tượng trẻ dân tộc Sán Dìu do được sinh ra trong thế hệ gia đình đều nói tiếng dân tộc mà không hay sử dụng tiếng Việt, nên việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc gặp rất nhiều vấn đề. Trẻ có thể ở trên trường thì nói được tiếng Việt nhưng về tới nhà do bố mẹ không sử dụng tiếng việt nên trẻ lại chuyển sang nói tiếng dân tộc Sán Dìu, cũng do trẻ được sinh ra ở vùng vẫn còn khó khăn, điều kiện học tập còn kém.
* Đối với câu hỏi số 5: “Để nâng cao chất lượng giúp trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu theo cô cần sử dụng những phương pháp gì?”có 6/9 giáo viên nêu được các biện pháp giúp trẻ nói được mạch lạc như là cho trẻ kể câu chuyện, đàmtheo chủ đề cho sẵn, đàm thoại với trẻ, trò chuyện với trẻ (nhưng ở mức độ chưa nhiều, hiệu quả chưa cao do giáo viên còn chưa chuẩn bị kĩ càng) có 3/9 giáo viên chỉ nêu được các biện pháp cũ đó là chỉ cần rèn cho trẻ kĩ năng nói to rõ ràng, mạch lạc theo cách thông thường.
Trong khóa luận này chúng tôi vẫn phát huy thế mạnh của những biện pháp, chúng tôi đã đi sâu hơn để khai thác một cách sáng tạo nhất, hiệu quả nhất đối với từng phương pháp để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc một cách hiệu quả hơn. Đồng thời chúng tôi cũng đề xuất một số biện pháp nâng cao phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
1.2.2.2. Mức độ nhận thức và hứng thú của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non trên đối với các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc
Mức độ hứng thú của trẻ với các biện pháp này được chúng tôi quan sát thông qua việc dự giờ, thăm lớp là chủ yếu. Qua quan sát, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:
- Nhìn chung, trong các giờ cô giáo có sử dụng các hình thức phát triển ngôn ngữ mạch lạc khác nhau làm trẻ tỏ ra hứng thú, biểu hiện ở chỗ trẻ chăm chú, tham gia tích cực vào các cuộc trò chuyện, đàm thoại, các giờ kể lại chuyện trong tiết ngôn ngữ.
- Tuy vậy, cũng có một thực tế cần quan tâm, ở nhiều lớp mẫu giáo lớn, chúng tôi đến dự giờ và tiến hành khảo sát, có một bộ phận trẻ chưa phát âm chuẩn, vẫn ngọng; trẻ vẫn còn thiếu tự tin hay nhút nhát, đang nói tiếng kinh thì trẻ có thể thêm một hai câu tiếng dân tộc, ngại giao tiếp với cô giáo với các bạn dân tộc kinh.
Ví dụ:
Nói đúng: cháu chào bác cháu về ạ
Nói sai: Cháu chào bác cháu cui lốc ạ (cui lốc trong tiếng dân tộc nghĩa là về)
1.2.2.3. Những vấn đề khác ghi nhận được trong quá trình điều tra
Trong quá trình điều tra thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu tại trường mầm non Minh Quang - Tam Đảo - Vĩnh Phúc chúng tối ghi nhận được một số vấn đề sau:
* Khó khăn của giáo viên:
- Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn, vẫn còn một số giáo viên vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Giáo viên ít tham gia vào các lớp bồi dưỡng chuyên môn, mỗi năm chỉ được tổ chức một lần vào dịp hè.
- Giáo viên vẫn còn thiếu linh hoạt trong các giờ học, vẫn sử dụng đồ dùng trực quan một cách nghèo nàn.
* Khó khăn của trẻ
- Trẻ được sinh ra và lớn lên trong thế hệ gia đình có ông bà, bố mẹ đều nói tiếng dân tộc.
- Trẻ không tiếp xúc với tiếng kinh mà chủ yếu bằng tiếng dân tộc.
- Khi đến trường, được học chung với các bạn người kinh trẻ vẫn còn thiếu tự tin và ngại giao tiếp với các bạn.