Kể chuyện theo chủ đề có sẵn

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu (Trang 39 - 43)

Chương 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ DÂN TỘC SÁN DÌU 5 - 6 TUỔI

2.5. Kể chuyện theo chủ đề có sẵn

Ở đây giáo viên phải đưa ra được chủ đề câu chuyện và trẻ sẽ có nhiệm vụ là sáng tạo ra được câu chuyện về chủ đề đó. Nó đòi hỏi trẻ phải tự xây dựng nội dung từ vốn ngôn ngữ của mình để diễn đạt nội dung chuyện.

Ban đầu có thể trẻ sẽ gặp khó khăn nếu bắt trẻ phải sáng tác về chủ đề nào đó mà không có sự hướng dẫn của cô giáo. Chình vì vậy mà lúc mới thì cô giáo nên dạy trẻ kết thúc câu chuyện, sau đó sẽ dạy trẻ mở đầu câu chuyện và khi thấy trẻ đã quen và biết cách kể thì cô tiến hành để trẻ thực hiện. Với hình thức kể chuyện này thì giáo viên nên cho trẻ dàn bàn để trẻ có thể kể được. Nhưng khi mà trẻ đã quen thì giáo viên chỉ nói chủ đề cho trẻ.

Với việc kể lại chuyện theo chủ đề sẵn sẽ đưa đến khả năng lớn hơn cho tưởng tượng sáng tạo và độc lập suy nghĩ. Những đứa trẻ sẽ trở thành tác giả, tự lựa chọn nội dung và hình thức của câu chuyện. chính hình thức của đề tài phải thúc giục trẻ sáng tạo câu chuyện một cách có xúc cảm. Một số câu chuyện có thể sáng tạo thành một seri.

Ví dụ: Xeri chuyện về chú vịt được nuôi trong gia đình: “vịt con thông minh”, “vịt con xấu xí”, “chú vịt con”

Cô giáo có thể gợi mở cho trẻ về các đề tài sáng tạo các câu chuyện đồng thoại như là: gấu con tốt bụng, thỏ bông bị ốm….

Ví dụ: Cô giáo cho chủ đề: “công chúa ngủ trong rừng”

- Cháu Linh kể: Ngày xửa, ngày xưa trong một khu rừng nhỏ có một nàng công chúa rất xinh đẹp và giỏi giang lại vô cùng tốt bụng. Nàng là công chúa nhưng nàng luôn làm việc siêng năng và rất chăm chỉ nên mọi người ai cũng yêu quý. Một hôm đang dạo quanh khu rừng chơi nàng tình cờ gặp một cụ già bị đi lạc vào trong rừng đã mấy ngày, mà cụ không được ăn uống gì cả.

Nàng nhìn cụ mà thương quá vội đón cụ về nhà của mình tắm giặt, cho cụ ăn uống. Sau khi được công chúa chăm sóc cụ đã khỏe lại và kể lại hoàn cảnh gia đình mình cho công chúa nghe. Bà có 2 người con trai nhưng đều đã mất vì qúa đau buồn mà bà cứ đi lang thang rồi quên đường về nhà và bị lạc vào khu rừng này.Công chúa nghe cảm động và thương cụ quá nàng liền ngỏ ý giữ cụ ở lại và muốn nhận cụ làm mẹ. Bà lão đồng ý và từ đó 2 mẹ con nàng công chúa đã sống thật hạnh phúc trong rừng.

- Cháu Thái kể: Ngày xưa, có một cô gái rất ngoan ngoãn và chăm chỉ.

Bố mẹ cô mất sớm cô phải ở với người mẹ nuôi độc ác của mình. Hàng ngày bà ta bắt cô gái làm việc quần quật vất vả để kiếm thật nhiều tiền cho bà ta.

Một hôm bà sai cô gái vào rừng kiếm củi bán để bà ta lấy tiền. Rồi cô gái đi vào rừng, đang đi cô gặp một chàng trai đang bị thương rất nặng. Cô gái vội vàng chạy đến giúp đỡ chàng trai mà không may mảy suy nghĩ và nàng không biết chàng chính là hoàng tử. Cô gái đêm hôm ấy đã không về, cô ở lại chăm sóc hoàng tử cho đến khi chàng tỉnh lại. Và khi chàng hoàng tử tỉnh lại chàng đã đem lòng yêu cô gái và cưới nàng về làm vợ và phong cho nàng làm công chúa.

Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn đã có sáng tạo, trẻ đã biết liên kết các sự vật, hiện tượng, các biểu tượng có kinh nghiệm của mình và xây dựng thành những biểu tượng mới. Song những tưởng tưởng của trẻ còn nghèo nàn, do tư duy chưa linh hoạt. Tư duy và tưởng tưởng gắn bó mật thiết với nhau vì thế muốn phát triển óc tưởng tưởng của trẻ cô giáo cần rèn luyện và phát

triển tư duy linh hoạt cho trẻ. Trong tiết học hay các hoạt động khác, giáo viên cần làm sao cho tư duy của trẻ không bị cứng nhắc, rập khuân mà luôn đưa được trẻ vào nhiều tình huống có vấn đề và bắt buộc trẻ phải chỉ đưa ra một cách giải quyết mà có nhiều cách giải quyết khác nhau. Trẻ luôn có sự thay đổi, tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ được giao. Qua đó làm cho tư duy của trẻ trở lên linh hoạt hơn góp phần đắc lực cho sựu tưởng tượng sáng tạo của trẻ.

Giáo viên trong khi rèn luyện kĩ năng sáng tạo cho trẻ phải luôn luôn nhắc trẻ bám vào chủ đề. Thời gian đầu buổi học giáo viên vạch cho trẻ dàn bài của câu chuyện để trẻ dựa vào đó mà kể, sau đó dần dần trẻ mới có kĩ năng kể chuyện sáng tạo.

Ví dụ: Cô giáo cho trẻ đề tài: Sinh nhật thỏ bông

Sáng sớm, thỏ bông thức dậy thấy hôm nay trời đẹp quá thỏ bông vội vàng vào tủ quần áo của mình để chọn một bộ quần áo thật đẹp để đi mời các bạn trong khu rừng tối nay sẽ đến dự buổi sinh nhật của mình. Vừa gặp các bạn thỏ bông đã reo lên: “các cậu ơi, các cậu ơi, hôm nay là sinh nhật của tớ đấy, tớ mời các bạn đến dự sinh nhật cùng tớ nhé!’. Tất cả các bạn trong khu rừng mừng rỡ reo lên: “chúng tớ sẽ đi”. Mời các bạn xong thỏ con lại đi vào rừng tìm những củ cà rốt, còn các bạn khác lại nhảy nhót vui đùa trên cây với nhau. Những chú chim chào mào thì nhảy nhót trên các cành cây để tìm được những chú sâu béo ngậy, còn những chú ếch nhảy lên trên nhũng cành lá cao tìm những chú cào cào có đôi càng to khỏe mạnh.

Như vậy là trẻ đã quên mất chủ đề là: “Sinh nhật thỏ bông” mà lạc sang việc những chú chim chào mào bắt sâu còn những chú ếch bắt cào cào. Lúc này cô giáo có thể gợi mở cho trẻ quay trở lại chủ đề bằng những câu hỏi:

+ Các con nghĩ những chú chim chào mào bắt sâu và những chú ếch bắt cào cào để làm gì? có phải để tặng quà bạn thỏ bông không nhỉ?

+ Các bạn trong khu rừng sẽ đến dự sinh nhật thỏ bông như thế nào?

+ Khi nhận được quà thì bạn thỏ bông có vui không?

Kết luận chương 2

Ở chương 2 này tôi đã đưa ra một số biện pháp giúp trẻ dân tộc Sán Dìu 5 - 6 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

Thực tế trong quá trình tìm hiểu ở trường mầm non Minh Quang – Tam Đảo - Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy hình thức: “cho trẻ kể lại câu chuyện mà trẻ đã được nghe” và “hình thức trò chuyện với trẻ”, “hình thức kể chuyện theo chủ đề cho sẵn” là ba hình thức được trẻ mẫu giáo lớn yêu thích nhất.

Do đó giáo viên cần hết sức linh hoạt, tận dụng đặc điểm này để kích thích sự say mê, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi dân tộc Sán Dìu (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)