Chương 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ DÂN TỘC SÁN DÌU 5 - 6 TUỔI
2.2 Đàm thoại với trẻ
Là những câu chuyện có xu hướng và có chuẩn bị trước của giáo viên và các cháu theo một đề tài nhất định. Đàm thoại với trẻ phải được chuẩn bị kĩ, đầy đủ về mội dung cũng như phương pháp. Đàm thoại vừa là hình thức vừa là phương pháp phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Đề tài đàm thoại phải được cô giáo lựa chọn sao cho gần gũi với cuộc sống của trẻ phù hợp với môi trường xunh quanh, cô giáo nên giúp trẻ có những hiểu biết trước về đề tài được đàm thoại, có thể lựa chọn cho trẻ đàm thoại về các hiện tượng tự nhiên, các hiện tượng xã hội.
Ví dụ như đề tài: “Những ai làm việc tại trường mầm non”; “các phương tiện giao thông”. Cũng có thể cho trẻ đề tài đó là đàm thoại về cuộc sống của trẻ: “đồ chơi của bé”; “Món ăn mà trẻ yêu thích”. Qua đó giáo viên sẽ hướng sự suy nghĩ của các trẻ vào yêu cầu cụ thể, các cháu phải trả lời câu hỏi do cô giáo đặt ra, trẻ phải nói, phải tập đặt câu, tập diễn đạt. Lúc này, giáo viên cần phải phát hiện những lỗi phát âm, lỗi về dùng từ, đặt câu của trẻ để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.
Phương thức chủ yếu trong đàm thoại đó là những câu hỏi. Vì qua những câu hỏi sẽ đòi hỏi trẻ phải biết bàn luận, phải tìm được mối liên hệ giữa các đối tượng và đưa ra được những kết luận. Những câu hỏi đó đòi hỏi trẻ phải biết tư duy, so sánh. Điều đề chứng minh sự tham gia tích cực của trẻ
trong giờ học đó là những câu hỏi của trẻ. Cần dạy trẻ cách đặt câu hỏi cho giáo viên và các bạn. Giáo viên cần hưởng ứng những câu hỏi tự phát xuất hiện ở trẻ trong quá trình đàm thoại, khen ngợi biểu dương những trẻ phát biểu đúng.
Ví dụ: Gà trống và gà mái khác nhau ở đặc điểm gì?
Trả lời: Gà trống thì biết gáy, còn gà mái thì không biết gáy.
2.2.2.Yêu cầu trong khi đàm thoại
+ Số lượng trẻ tham gia vào đề tài đàm thoại cô giáo không nên cho quá đông.
+ Cô nên chia lớp ra thành từng nhóm để cá nhân trẻ nào cũng được tham gia đàm thoại và phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
+ Trong khi đàm thoại cô phải thật nhẹ nhàng, thoải mái, không nên áp đặt trẻ, nội dung đàm thoại có ý nghĩa.
+ Khi đàm thoại không được nhồi nhét kiến thức, không đi lệch khỏi đề tài đàm thoại, phải đi đến được kết luận cuối cùng.
+ Không nên đặt nhiều câu hỏi quá vụn vặt.
+ Phải tích cực khuyến khích trẻ tư duy. khuyến khích trẻ nêu lên nhận xét, trình bày ý kiến, sự hiểu biết của mình.
+ Giáo viên cần dạy trẻ cách trả lời câu hỏi một cách rời rạc từng từ hoặc từng câu không phải trả lời câu hỏi một cách trọn vẹn. Để đạt được mục đích này giáo viên có thể một lúc đặt 2,3 câu hỏi về một nội dung.
+ Khi đàm thoại cô giáo nên sử dụng giáo cụ trực quan hỗ trợ như đồ chơi, tranh ảnh, vật thật để giúp trẻ tập trung chú ý, làm sống lại những hiểu biết của trẻ, tăng sự hứng thú trong học tập.. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều giáo cụ trực quan hỗ trợ vì nó sẽ chiếm rất nhiều thời gian.
=> Để có được buổi đàm thoại có kết quả cao, giáo viên phải chuẩn bị thật tốt bằng việc lập dàn ý đầy đủ 3 phần: mở đầu, phát triển đề tài và kết
thúc. Biết đặt câu hỏi và giải thích hợp lí. Cấu trúc của đàm thoại phải có đủ 3 phần: mở đầu, phát triển đề tài đàm thoại, và kết thúc buổi đàm thoại
- Phần mở đầu của đàm thoại có mục đích giúp trẻ chú ý đến đề tài đàm thoại. Trong hiểu biết của trẻ, cần phải lập tức có được những hình ảnh sinh động, trước hết cần dựa vào kinh nghiệm bản thân trẻ sau đó đặt ra cho trẻ mục đích của việc đàm thoại. Có thể mở đầu bằng câu đố, đọc thơ, xem tranh tương ứng với đề tài đàm thoại.
- Phát triển đề tài đàm thoại cần phải có định hướng, giáo viên không để trẻ đi lạc đề tài. Chú ý là trẻ dễ lãng quên đề tài đàm thoại vì nhiều lí do.
Càng bé càng hay quên và chuyển sang đề tài khác. Giáo viên phải rèn luyện ở trẻ tư duy logic, đưa đề tài đến kết thúc
- Giáo viên phải lập dàn bài đàm thoại Ví dụ 1: dàn bài về “các phương tiện giao thông”
- Ngày xưa con người chưa có các phương tiện giao thông thì con người di chuyển bằng gì?
- Con người có thể đi bộ nhưng chúng mình thấy đi bộ có nhanh không?
- Ngày nay khi con người phát triển cũng kèm theo các máy móc, kĩ thuật hiện đại hơn mà đã có các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, tàu, máy bay…
Ví dụ 2:
+ Khi cô tiến hành cho trẻ đàm thoại trong tiết môi trường xung quanh:
Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển từ hạt đến cây.
+ Cô sẽ trình chiếu chuyện: “chú đỗ con” (quá trình phát triển từ hạt đến cây) và kể cho trẻ nghe câu chuyện kết hợp câu hỏi đàm thoại:
- Muốn có cây con thì việc đầu tiên người ta phải làm gì?
- Qua những giai đoạn nào thì hạt trở thành cây trưởng thành - Cây trưởng thành sẽ cho ra gì?
- Để cây mau lớn và phát triển tốt cần phải có những điều kiện gì?
Đàm thoại về nội dung của câu chuyện sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu nội dung của câu chuyện và có thể kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ mạch lạc Ví dụ 3:
- Sau khi kể cho trẻ nghe về câu chuyện: “lợn con sạch lắm rồi” cô đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ:
+ Câu chuyện nói về gì?
+ trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Vì sao các bạn lại không chơi với bạn lợn?
+ Chúng mình có được học theo bạn lợn không?
Trong quá trình đàm thoại với trẻ, giáo viên yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, đúng cấu trúc câu, ngữ pháp, ngữ điệu để có thể rèn luyện trẻ cách sử dụng ngôn ngữ mạch lạc.