Chương 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ DÂN TỘC SÁN DÌU 5 - 6 TUỔI
2.3. Trò chuyện với trẻ
2.3.1. Khái niệm trò chuyện với trẻ
Là hình thức đơn giản nhất của ngôn ngữ nói, bao gồm lời nói của người nói chuyện. Nó mang tính chất hoàn cảnh, vì những người nói chuyện hiểu được nhau và nhờ các hình thức diễn đạt khác: điệu bộ, cử chỉ, cách nhìn, nét mặt, giọng nói. Trò chuyện là hình thức cơ bản của giao tiếp giữa trẻ con và người lớn và với bạn bè. Trò chuyện là phương pháp phát triển lời nói cho trẻ.
2.3.2. Yều cầu khi trò chuyện
Với phương pháp này thì giáo viên cần có kế hoạch nói chuyện với trẻ, chuẩn bị trước các đề tài nói chuyện. Nói về vấn đề gì? (có thể về gia đình, cha mẹ, cây cối, hoa…) có kết hợp với trực quan, hướng sự chú ý của trẻ lên đối tượng, sau đó gợi cho trẻ bằng một số câu hỏi đơn giản.
- Nội dung câu chuyện cũng cần gần gũi với trẻ trong cuộc sống.
- Giáo viên cần ghi đề tài nói chuyện vào sổ soạn bài.
* Giáo viên trò chuyện với trẻ:
Ví dụ 1: Với đề tài quần áo giáo viên cần cung cấp chuẩn bị một số đồ dùng trực quan cho trẻ như mũ, áo len, áo dạ, quầm đùi
Ví dụ 2: Khi trò chuyện với trẻ về đề tài gia đình cô giáo có thể đưa ra một số câu hỏi cho trẻ:
+ Gia đình nhà con có mấy người?
+ Bố con làm nghề gì?
+ Mẹ còn làm nghề gì?
+ ở nhà con có hay giúp mẹ làm việc nhà không?
Ví dụ 3: Khi Lan tới lớp và mặc một bộ quần áo mới thì cô giáo có thể hỏi Lan: “váy của con đẹp quá, ai mua váy cho con”
Lan: mẹ con ạ
Cô giáo: Con có thích màu đỏ này không?
Cô giáo: Thế con Hương hôm nay ai mua váy đẹp cho con vậy?
Hương: dạ là chị con ạ
Cô giáo: À chiếc váy này rất là đẹp đấy! Vậy khi mặc chúng mình phải giữ gìn cho chiếc váy thật là sạch sẽ nhé.
Ví dụ 4: Khi trò chuyện về con mèo, cô giáo có thể cho trẻ xem tranh về con mèo, cô giáo yêu cầu trẻ quan sát con mèo thật kĩ để biết được con mèo và đưa ra các câu hỏi cho trẻ:
Cô giáo: Con mèo có đặc điểm gì?
Trẻ: Con mèo có mắt, có lông, có chân, có đuôi có tai…
Cô giáo: Hoạt động của chú mèo như thế nào?
Trẻ: chú mèo rất là nhanh, có đôi mắt tinh
Cô giáo: Chúng mình có yêu quý những chú mèo trong gia đình không?
Trẻ: có ạ
Cô giáo: Đúng rồi những chú mèo rất là đáng yêu đấy. Không những vậy chú mèo còn giúp ta bắt chuột để không cho chuột cắn phá đồ dùng trong gia đình đấy! vì thế các con hãy yêu những chú mèo nhé.
- Trong khi nói chuyện, giáo viên cần làm giàu vốn từ cho trẻ bằng các kích thích để trẻ nhắc lại cấu trúc cú pháp của câu được giáo viên dùng. Lúc này ngôn ngữ của giáo viên ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ rất nhiều.
- Như vậy thì giáo viên phải là người khơi ngợi, kích thích trẻ tham gia nói chuyện. Nếu có cơ hội thì cô giáo nên tìm cơ hội để nói chuyện với từng trẻ trong lớp học có thể là vào buổi sáng, thời gian đón trẻ, lúc đi chơi..
nhưng không nên trò chuyện trong khi trẻ ăn. Trong khi nói chuyện với trẻ, lời nói, cử chỉ, tác phong của giáo viên phải thu hút, hấp dẫn là mẫu để trẻ có thể bắt chước theo. Nhất là đối với những trẻ dân tộc Sán Dìu khi được học cùng các trẻ khác thì trẻ thường im lặng, nhút nhát, sợ thì giáo viên phải thật kiên trì, âu yếm trò chuyện với trẻ. Và cần có sự quan tâm đặc biệt hơn đối với những trẻ chậm nói, để có thể có hướng gợi ý, khích lệ động viên trẻ.
Để phát triển những hình thức trao đổi, nói chuyện, giáo viên có thể sử dụng truyện tranh để cho trẻ quan sát. Có thể sử dụng những câu chuyện ngắn gọn của giáo viên để kích thích để trao đổi về một số chủ đề nhất định. Những câu chuyện như vậy thường làm cho trẻ liên tưởng, làm cho chúng dễ thảo luận, nhận xét sôi nổi hơn.
- Giáo viên nên để cho trẻ tự nói lên những hiểu biết của mình, suy nghĩ cá nhân của trẻ, giáo viên ủng hộ những câu trả lời hay, bộc lộ ý kiến cá nhân, không cấm đoán, nhắc nhở, sửa sai quá nhiều với trẻ. Nên tôn trọng câu trả lời của trẻ không cứng nhắc bắt trẻ phải theo ý kiến của cô giáo và một câu hỏi có thể chấp nhận trả lời bằng nhiều đáp án khác nhau. Giáo viên cũng phải chú ý đến sự hình thành những thói quen giao tiếp bằng ngôn ngữ với người lớn, dạy trẻ biết lễ độ, lịch thiệp, cởi mở trong khi trò chuyện. Trong
các cuộc nói chuyện tập thể hướng dẫn trẻ biết bổ sung, sửa sai cho bạn, biết hỏi lại người nói chuyện cùng.
Ví dụ: Khi cô giáo hỏi trẻ: “Khi đi học gặp trời mưa thì con sẽ làm gì?” sẽ có nhiều trẻ trả lời bằng các câu khác nhau.
+ Con sẽ trú mưa
+ Con chạy nhanh về nhà…
* Trẻ trò chuyện với những bạn dân tộc kinh
Khi trẻ dân tộc vẫn còn chưa thạo tiếng Việt, thì trẻ rất hay e ngại, thiếu tự tin, nhút nhát khi giao tiếp với các bạn người kinh, thiếu tính linh hoạt trong cách nói chuyện, không có khả năng xử lí các tình huống giao tiếp.
Chính vì vậy, lúc này cô giáo hơn ai hết sẽ thành người giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em người dân tộc Sán Dìu có điều kiện nhiều hơn để nói chuyện, giao tiếp với các bạn người dân tộc kinh bằng việc cô giáo có thể tổ chức cho trẻ trò chuyện với nhau bằng các hình thức, chủ đề khác nhau. Hoặc có thể là tình cờ nghe được một cuộc trò chuyện giữa trẻ với nhau thì cô giáo cần quan sát xem phản ứng của trẻ dân tộc Sán Dìu như thế nào ? ngôn ngũ tính mạch lạc của trẻ đã có chưa ?
Ví dụ: Trẻ trò chuyện với nhau trong trò chơi phân vai
Bạn Hương (dân tộc Sán Dìu mua hàng): Mày ơi ! Mày có thể cho tôi mua một mớ rau không ?
Bạn Lan (dân tộc Kinh bán hàng): Ơ sao cậu lại gọi tớ là mày và xưng là tao nhỉ ? mình đang chơi trò chơi bán hàng mà. Cậu phải gọi tớ là cô bán hàng hoặc bác chứ và cậu pahir xưng tôi chứ.
Lúc này cô giáo quan sát và có thể thấy được bạn Hương đã xưng hô không phù hợp. Không gọi là bác bán hàng, cô bán hàng mà lại là mày và xưng hô là tao. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc cô giáo tạo điều kiện cho các trẻ trong lớp người Sán Dìu có thật nhiều buổi nói chuyện
với nhau vì trong lúc trò chuyện với nhau chính trẻ dân tộc Kinh sẽ giúp các bạn dân tộc Sán Dìu phát triển ngôn ngữ mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ đúng với tình huống giao tiếp.