CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC KAMBUJA VÀ ĐẠI VIỆT THỜI KỲ ĂNGKOR (802- 1432)
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Vương triều Ăngkor
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Vương triều Ăngkor
1.3.2.2. Sự hưng thịnh của vương quyền và một số thành tựu nổi bật
Sau khi Jayavarman III chết vào năm 877, Indravarman I lên ngôi và tiếp tục đóng đô ở Hariharâlaya. Ông đã làm cho kinh đô của mình rộng và đẹp hơn, ít nhất là đối với những ngôi đền lưu giữ devaraja và các thần linh
25
khác có liên quan đến thờ phụng thần linh. Ông cho xây dựng ở phía bắc kinh thành một hồ nước lớn có tên Indratatâka. Đây là một hồ lớn đã cạn nước, ở chính giữa dựng lên công trình kiến trúc Loki, chứng tỏ sự ưu tiên của ông dành cho việc thủy lợi. Điều này thể hiện sự quan tâm tới thủy lợi và đặt ra vấn đề dẫn nước của nhà vua. Ngoài ra trong thời gian trị vì không dài, Indravarman I đã cho xây dựng những ngôi đền lớn: năm 879, ông đã cúng hiến 6 ngọn tháp xây bằng gạch ở Preah Kô để thờ ảnh tƣợng của bố mẹ ông, ông bà ngoại ông, của Jayavarman II và hoàng hậu, đƣợc thần linh hóa dưới những nét của Civa và Devi [7, 16].Cuối cùng năm 881 ông khánh thành công trình kiến trúc lớn đầu tiên bằng đá xây dựng lên tƣợng linga vương quyền Indresvara – nay là đền Bakong ở phía Nam.
Indravarman I trị vì trong một thời gian ngắn từ 877-889, thế nhƣng thời kỳ của vị vua này diễn ra rất yên bình. Ông thành công trong việc mở rộng lãnh thổ vương quốc của mình mà không cần chiến tranh và ông đã cho xây dựng những công trình lớn. Công trình đều tiên là đền Preah Ko và các công trình thủy lợi. Trong văn khắc ở Rolous ghi lại cuộc chiến đấu của quốc vương Indravarman ở miền đông bắc Thái Lan và vùng châu thổ sông Mêkong. Các ghi chép về các chiến công của quốc vương, những điều mà quốc vương đã thiết lập được mang đặc điểm truyền thống như các vị thần.
Các ngôi đền tháp, các bức tranh, bức họa, điêu khắc như một tấm gương phản chiếu cuộc sống của quốc vương và thế giới các vị thần.
Sau khi ông mất vào năm 889, Indravarman I đƣợc tôn tên thụy là Icvarloka. Năm 910, con ông lên ngôi là Yacovardhana (lấy hiệu là Yasovarman I) thông qua người mẹ thuộc vương triều Kambuja do Jayavarman II lập ra. Nhờ vậy nhà vua nối lại đƣợc với dòng chính thống tiền Ăngkor, đã bị đứt quãng trong những triều vua Jayarvarman II và III và Indravarman. Những công trình kiến trúc thời Yasovarman I đã tạo thành
26
một phong cách nghệ thuật lớn: phong cách Bakeheng. Nổi bật với việc xây dựng các đền tháp lớn bằng sa thạch trên các gò đất cao tự nhiên với các hồi lang mở bằng đá.Ông mất trước năm 910 và tên thụy của ông là Paramavivaloka. Để nhận xét về ông các bi ký đều rất ca ngợi tài nghệ, sự dũng mãnh cũng nhƣ công cuộc xây dựng đền miếu, dinh thự, hệ thống thủy lợi… của ông vua thứ tư của vương triều Ăngkor. Người ta không biết nhiều về người kế vị ông, chỉ biết rằng người con cả của ông là người lập ra ngôi miếu nhỏ Baksei Chamkrong ở chân đồi Phnom Bakhèng và trị vì tới năm 922 và khi mất sau đó ít lâu đã nhận tên thụy là Rudraloka.
Người con thứ lên ngôi năm 925 nhưng từ năm 921 một người cậu của ông ta đã đi khỏi thành Yacodharapura để đến trị vì ở Chok Gargyar đem theo hình pho tượng phật Thần – Vua. Trên thực tế có thể người này đã trị vì dưới cái tên là Jayavarman IV. Và trên di chỉ Koh Ker hiện nay, ở gần một bể nước lớn, Jayavarman IV đã xây dựng cung điện mới của mình, trang trí những công trình có kiến trúc khổng lồ. Trong đó công trình đáng chú ý nhất là ngôi tháp lớn bảy tầng, trên đỉnh có đặt tượng Linga vương quyền Tribhucanecvara “Thần linh là vương quyền” [20,26]. Sau khi xây dựng những công trình kỳ vĩ, ông đã rời bỏ kinh đô mới và trở về kinh đô cũ.
Jayavarman IV có tên thụy là Paramacivapada đã lấy một người em gái của Yacovarman là Jayadevi sinh ra một người con nối ngôi vào năm 941 hoặc năm 942 có tên là Harshavarman II(tên thụy là Brahmaloka) và trị vì trên ngai vàng hai hoặc ba năm.
Theo những ghi chép còn lại “ông đã đƣợc nối lại với những truyền thống Ăngkor bằng cách trở về đóng đô ở Yacodharapura và rước tượng Thần – Vua về đó. Ông đã tân trang cho đô thành thần thánh Yacodharapura từ lâu đã bị bỏ hoang trống. Ông đã cho tân trang đô thành trở nên lộng lẫy với một điện thờ bằng vàng óng ánh” [46,47]. Chúng ta chƣa biết nhiều về
27
sự trị vì của vua Râjendravarman. Thời kỳ ông trị vì, vương quốc đã ban hành các thủ tục hành chính, các ngôi đền thờ linh thiêng cho tổ tiên đƣợc xây dựng ở giữa hồ lớn như một mong ước khôi phục lại các vương quyền Ăngkor trước đây hoặc kết nối với vương triều Jayavarman đã tồn tại trong thời gian ngắn ở Koh Ker. Trong thời kỳ này vương triều Ăngkor tương đối yên bình, ngoại trừ chiến dịch tấn công Chămpa một thời gian ngắn.
Sau triều đại Râjendravarman là triều đại của Jayavarman V đánh dấu bằng việc xây dựng cung điện mới gọi là Jayendranagari tiến hành vào năm 978 trong 30 năm. Đây là một trong những thời kỳ mà trí thức đƣợc đề cao nhất trong lịch sử vương quốc Kambuja. Cũng là thời kỳ nhiều dòng tôn giáo khác nhau cùng tồn tại, các hệ phái tư tưởng khác nhau cùng phát triển và có những nhà trí thức nước ngoài như Ấn Độ đến định cư. Jayavarman V có thái độ rất khoan hòa với Đạo Phật. Đạo Phật phát triển khá hƣng thịnh trong giai đoạn nhà vua trị vì. Vào những năm đầu nắm quyền, ông cho xây dựng những ngôi đền tuyệt đẹp nhƣ Bantay Srei, Phimeanakas và Takeo. Tất cả những công trình mà ông đã hoàn thành hoặc khởi công xây dựng đều trở thành những kiệt tác nghệ thuật kiến trúc của đất nước Campuchia.
Jayavarman V mất năm 1001, kế ngôi là cháu Udayâdityavarman I trị vì được vài tháng. Tuy nhiên phần còn lại của vương quốc không còn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Ở phía Bắc một vị hoàng tử lên làm vua với vương hiệu là Suryavarman I (có thể mang nguồn gốc Mã Lai). Dưới sự trị vì của Suryavarman I, đất nước Kambuja bước vào thời kỳ hƣng thịnh. Hai công trình nổi tiếng nhất đƣợc xây dựng trong thời gian trị vì của ông là Phimenakas (thiên cung) và Takeo (là đền thờ đầu tiên đƣợc xây bằng sa thạch). Khi chức năng quản lý nhà nước bằng tôn giáo và chức năng quản lý nhà nước bằng hành chính không bị phân tách trong quá trình
28
thực thi các thể chế. Tôn giáo trở thành bệ đỡ và định hướng cho chính sách của nhà nước [20,28].
Thế kỷ XI là một thời kỳ chiến tranh liên miên đối với người Khơme, vương triều Ăngkor dưới sự trị vì của Suryavarman I (1002-1050) và con trai là(1050-1066) đã phải đối phó với các cuộc nổ dậy trong suốt triều đại của mình và mở rộng sự bành trướng sang phía Tây. Nhà vua thực hiện những chính sách thù địch với Đạo Phật, do vua cha là người xuất thân từ một quốc gia Phật giáo, nên ông đã đặc biệt chiếu cố Đạo Phật mặc dù vẫn duy trì việc thờ cúng vị vua – thần, còn Udayadityavarman II chỉ xây dựng các thánh đường thờ thần Siva. Trong thánh đường tráng lệ nhất, đền Baphuon sơn mạ vàng, đức vua đã dựng một bức tƣợng linga bằng vàng.
Paimentier mô tả nó là: “một trong những tác phẩm hoàn thiện nhất của nền nghệ thuật Khơme” [16,189]. Đây là ngôi đền lớn nhất, hùng vĩ nhất Campuchia thời bấy giờ.
Harshvarman III lên ngôi năm 1066, ông đã cố gắng sửa chữa những tàn phá và mất mát do chiến tranh trong những triều đại trước gây ra. Ông là người rất yêu chuộng hòa bình, nhưng số phận rất nghiệt ngã. Nhà vua mất ngôi do một cuộc nổi dậy của hoàng tử Jayvarman. Jayavarman IV sáng lập ra triều đại mới nhƣng chỉ kéo dài đến năm 1113 khi Harshvarman II lên ngôi có tên thụy là Sadâcivapada. Đây là thời gian những cuộc tranh giành vương vị diễn ra liên tục.
Dharanindravarman I, anh trai của vua đã lên nối ngôi. Ông là một người cao tuổi đã từng sống tại tu viện. Ông được nhận xét là “trị vì một cách khôn ngoan”, nhƣng vị vua đã hoàn toàn bất lực, không đối phó đƣợc với cuộc phiến loạn đã kéo dài trong suốt triều đại của em mình.Tới khi người cháu họ đằng ngoại Suryavarman II đã xây dựng những đền đài cúng hiến thần linh ở Phnom Chisor, Phnom Sandak Vat Ph„„u, Preah Vihear và
29
một loạt các công trình đã xây dựng những thành phần chính của Preah Pithu trong Ăngkor Thom, Chau Say Tévoda và Thommanon ở phía đông kinh thành, Banteay Samrè ở Đông Bẩy, bộ phận trung tâm của Preah Khan ở Kompong Svay, cuối cùng là kiệt tác nghệ thuật Khmer, Ăngkor Vat, đƣợc xây dựng khi vua còn sống [20,30].Thông qua các kiến trúc thời kỳ này cho thấy vị trí đặc biệt của Đạo Vishnu.
Vương triều Suryavarman II kết thúc không được đề cập tới một cách rõ ràng. Cosdès cho rằng có thể đức vua đã mất khi dẫn một đạo quân đi đánh Bắc Kỳ nhƣng thất bại vào năm 1150. Sau đó Dharanindravarman II, em họ bên ngoại của nhà vua đã kế vị vào năm 1150, là một Phật tử và đã phá vỡ truyền thống lâu đời của đạo Hinđu. Năm 1160, vua Yasovarman II đƣợc kế nghiệp nhƣng đã kết thúc sau 5 năm. Năm 1177, Ăngkor đã bị Chămpa đánh chiếm, kinh thành bị cướp phá, đất nước trải qua một thời kỳ rối ren. Ông tiến hành khôi phục lại kinh thành, cho đào những đường hào và những bể nước mà ngày nay tạo nên một vành đai bao bọc Ăngkor Thom.
Vị vua tương lai Jayavarman VII (trị vì 1181-1219) đã là một nhà lãnh đạo quân sự như với tước vị hoàng thân dưới thời các vua trước. Sau khi người Chăm đã xâm chiếm Ăngkor, ông đã lên ngôi và tiếp tục gây chiến chống lại các vương quốc phía đông trong 22 năm cho đến khi đế quốc Khmer đánh bại Chămpa trong năm 1203 và xâm chiếm hầu hết lãnh thổ Champa [20,32].
Sau Jayavarman VII, Campuchia không còn vị vua vĩ đại nào nữa.
Trong suốt thời gian trị vì ngoài việc cho xây dựng hai ngôi đền lớn là Ăng kor Thom và Bayon, ông còn cho xây dựng ít nhất 121 nhà nghỉ dọc các con đường tỏa ra từ thủ đô[16,199]. Nhưng hầu hết các công trình này đều tàn lụi ít lâu sau khi nhà vua qua đời. Quân Khơme đã phải rút quân ra khỏi Khơme cho thấy bước đầu sự tan rã của đế chế Khơme. Tuy vậy, ngay ở Campuchia
30
vẫn chƣa có những dấu hiệu của sự sụp đổ, mà chỉ có ít dấu hiệu của sự suy đồi. Các văn bia kết thúc và biên niên sử chính thức của Campuchia cho biết năm 1243-1295, triều đại Jayavarman VIII là triều đại tồn tại dài nhất trong lịch sử Khơme, nhƣng lại không có một thành tích nổi bất nào về mặt chính trị hay xây dựng. Với sự qua đời của Jayavarman VII, kỷ nguyên vĩ đại của kiến trúc Khơme đã đột nhiên chấm dứt. Sau đó, người Thái đã kiểm soát hầu hết khu vực. Năm 1296, một phái bộ Trung Quốc đến Ăngkor, một quân nhân kết hôn với con gái vua Jayavarman VIII, rồi chiếm ngôi vua. Nhà vua mới là Indravarman IV, cố gắng củng cố vương quyền bằng cách tạo mối quan hệ hòa dịu với Trung Quốc và chống cự lại sự tấn công của quân Thái, nhưng có thể đất nước Campuchia đã bị người Xiêm tấn công trong thời gian vua Indravarman III cầm quyền.