CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC KAMBUJA VÀ ĐẠI VIỆT THỜI KỲ ĂNGKOR (802- 1432)
1.4. Tình hình phát triển của Đại Việt từ thế kỷ IX đến XV
1.4.3. Về văn hóa, xã hội
Với tâm thế của một dân tộc đã trải qua hơn mười thế kỷ sống dưới ách nô dịch của ngoại bang và luôn là mục tiêu xâm lƣợc của nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa, chúng ta thường có khuynh hướng luận suy về những hiểm họa từ phương Bắc. Điều đó đúng nhưng thực tế cũng cho thấy, những nền văn minh lớn, hình thành sớm và đạt đến độ phát triển cao bao giờ cũng có xu thế khuyếch trương tầm ảnh hưởng của mình dù là với quá trình truyền bá của các nền văn minh này đã diễn ra bằng phương thức hòa bình hay áp đặt. Trong khi đó, do chịu nhiều áp lực liên tục phương Bắc, lịch sử Việt Nam đã diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc thù. Nhân tố kinh tế - xã hội nhƣ hoạt động kinh tế, thiết chế chính trị, văn hóa… đã không thể phát triển một cách tự nhiên. Do vậy, ảnh hưởng của quốc gia Đại Việt đối với khu vực còn nhiều hạn chế. Dân tộc ta cũng chƣa thể đóng góp cho văn hóa khu vực một hệ thống thủy nông quy mô lớn hay những công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ.
41
Điều mà ông cha ta để lại cho con cháu hậu thế là tinh thần và ý thức bất diệt về chủ quyền của một dân tộc. Trải qua hơn một thiên niên kỷ chịu ách nô lệ của ngoại xâm nhƣng ý thức về nền độc lập dân tộc vẫn không ngừng đƣợc hun đúc, tôi rèn. Sức sống văn hóa, bản sắc văn hóa đƣợc bảo tồn trong các làng quê, công xã nông thôn và sự “huyền nhiệm” về một thời đại lập quốc với các vua Hùng và Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc… đã đem lại sự trường sinh cho dân tộc. Sức sống mãnh liệt đó cùng với những chiến công vang dội trong nhiều thế kỷ sau đã mở ra cho nước ta một vận hội mới, tạo nên động lực mạnh mẽ trong việc phục hƣng văn hóa dân tộc. Thắng lợi đó cũng đã củng cố niềm tin, tạo đà cho những phát triển vƣợt trội, hết sức mãnh liệt của các triều đại Lý, Trần, Lê, đồng thời là nhân tố thiết yếu, mau chóng đƣa dân tộc ta lên vị thế của một quốc gia cường thịnh ở Đông Nam Á.
Về phương diện văn hóa tư tưởng, Nho – Phật – Đạo đã thâm nhập vào Việt Nam nhƣng đều chƣa hội đủ những điều kiện cần thiết để có thể khắc họa những dấu ấn sâu đậm với tƣ cách là một bệ đỡ về văn hóa và nền tảng cho việc xậy dựng một đường lối trị quốc. Sự hòa trộn của tam giáo với vai trò ngày càng nổi trội của Phật giáo từ thế kỉ X không chỉ là sự lựa chọn chính thức, đầu tiên của cả dân tộc mà còn thể hiện thế đi lên của một chỉnh thể tự cường đang tìm kiếm và mong muốn dựa vào đức khoan dung cùng những triết lý sâu sắc trong hệ thống giáo lý của Phật giáo. Nhƣ vậy, khi nói về thời đại văn hóa Lý - Trần với sự tỏa sạng của văn hóa Phật giáo thì ngay từ thế kỷ thứ X, giữa tư tưởng trị quốc bao trùm và sự thiết lập một thiết chế chính trị của nó đã có sự kết hợp, xen cải của những định chế Nho giáo.
Với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, Hồ đã chứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hóa. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt. Như Lê Quý Đôn đã nhận định “Nước Nam ở hai triều Lý, Trần nổi tiếng là văn minh”. Đây là những thế kỷ phục hƣng của nền
42
văn hóa Việt cổ bản địa trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và giữ vững chủ quyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Tống, Nguyên thắng lợi. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tìm về cội nguồn đã thấm đẫm trong môi trường văn hóa thời kỳ này. Cùng với sự phục hƣng, văn hóa Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ đã trở nên phong phú và phát triển ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp văn hóa. Trên cơ sở cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập, các triều đình Lý, Trần đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn hóa Đông Á Trung Hoa, cũng nhƣ của nền văn hóa Chămpa phương Nam chịu ảnh hưởng văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạn chế, đƣợc gạn lọc luyện hợp thành những yếu tố nội sinh. Văn hóa Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ đã pha trộn và hỗn dung giữa yếu tố Nam Á và Đông Á trong một vị thế cân bằng văn hóa. Sự cân bằng đó thể hiện trong tính đối trọng lƣỡng nguyên và đan xen giữa Phật, Đạo và Nho, giữa văn hóa dân gian làng xã và văn hóa quan liêu cung đình. Xu hướng phát triển là từ yếu tố vượt trội của văn hóa Nam Á dân gian Phật giáo trong thời kỳ đầu chuyển dần sang sắc thái văn hóa Đông Á quan liêu Nho giáo trong giai đoạn cuối.
Cùng dựa trên sự cân bằng văn hóa, văn hóa là sự hỗn dung của dòng văn hóa dân gian với văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với những yếu tố bác học, giữa Phật – Đạo và Nho. Gam màu nổi bật của văn hóa thời kỳ này là sự ƣu trội của nền văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo. Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ mang đậm tính dân gian.
Đậm đà màu sắc Phật – Đạo và dân gian, ảnh hưởng của Nho giáo còn ở mức khiêm tốn, văn hóa ko bị ràng buộc bởi nhiều giáo điều, tín điều. Khái niệm
“lễ” trong Nho giáo ở thời Lý –Trần – Hồ còn rất nhạt, thay vào đấy là tính
43
cởi mở, nhân bản, gần gũi con người với một “mép lề phóng khoáng” [37,87].
Văn hóa Đại Việt thời kỳ này do vậy, hàm chứa nhiều tinh thần khai phóng.
Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ chính là một sức mạnh tinh thần, vừa là một xung lực vừa là một kháng thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời nó cũng là một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về một cội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc.
Nền văn hóa Đại Việt mang những nét đặc sắc riêng của quốc ngàn năm văn hiến, chịu sự đô hộ của phương Bắc mà không bị hòa trộn cùng với văn hóa Trung Hoa. Nhƣng cũng không thể phủ nhận nét khá giống nhau chịu ảnh hưởng từ nên văn hóa Ấn Độ của khu vực Đông Nam Á. Đó chính là sợi dây gắn kết các quốc gia lại với nhau, tạo nên mối liên kết chặt chẽ, trong đó có Đại Việt và Kambuja.