CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC KAMBUJA VÀ ĐẠI VIỆT THỜI KỲ ĂNGKOR (802-1432)
2.1. Quan hệ triều cống và thương mại của Kambuja với Đại Việt
2.1.2. Đại Việt – Kambuja từ sau thế kỷ X đến thế kỷ XV
2.1.1.1. Quan hệ thương mại
Các tuyến đường thương mại trên biển được biết đến sớm nhất giữa Ấn Độ và Trung Quốc đi theo bờ biển qua eo Kra và quá cảnh qua kênh tự nhiên và nhân tạo của đồng bằng sông Cửu Long. Các địa điểm khảo cổ Óc-eo, ở miền nam Việt Nam gần biên giới Kambuja, dường như đã được nằm ở một ngã ba chiến lƣợc của kênh đào nối liền vịnh Siam với các kênh chính của sông Mêkông. Óc-eo là cảng trung chuyển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI, và thường gắn liền với thời kỳ lịch sử của tiền Ăngkor của Phù Nam. Nhưng từ thế kỉ thứ IV, một tuyến đường tiên phong trên biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc qua eo Malacca, vào thế kỷ thứ VI này là tuyến đường giao thương chính và các tuyến đường ven biển cũ đã bị bỏ quên [49, 158].
Ở Kambuja, sự thay đổi này trong các tuyến đường thương mại trùng với sự xuất hiện của giặc ngoại xâm đến từ khu vực giữa sông Cửu Long ở phía Bắc, anh em Bhavavarman (VI) và Mahendravarman (VII) đã không đoàn kết tất cả các vùng đất Khmer dưới sự cai trị của họ nhưng các hoạt động của họ đã bao quát toàn bộ Kambuja hơn so với bất kỳ vị vua trước đó.
Hơn nữa sự nghiệp của họ cũng định hướng về phía các vùng nội địa của lưu vực sông Cửu Long hơn là hướng tới các vùng ven biển cũ. Bởi những người đứng đầu ở Ăngkor đã bắt đầu hiểu đƣợc ý nghĩa của của gạo trái ngƣợc với thương mại quốc tế và điều đó đã thôi thúc họ ham muốn kiểm soát các vùng lúa gạo có thể bị chiếm mất.
51
Thế kỷ XI, hệ thống thương mại biển Đông được hình thành và phát triển nhanh chóng. Cả Kambuja và Đại Việt đã vươn lên một cách mạnh mẽ, hình thành nên các trung tâm quyền lực. Ở quốc gia của người Khơme kinh tế thương nghiệp dần đóng một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế vương quốc. Mặt khác, với vị trí quan trọng trong mạng lưới hải thương khu vực nên kinh tế thương nghiệp đã vươn lên thành nền kinh tế thứ hai sau nông nghiệp đóng góp cho sự phát triển của quốc gia Đại Việt. Quan hệ thương mại của các vương quốc thời kỳ này có thể diễn ra dưới hai hình thức:
thương mại quan phương, có các phái đoàn thực hiện buôn bán, trao đổi sản phẩm khác nhau thu lợi nhuận và một hình thức phổ biến hơn là thương mại phi quan phương. Trên một khía cạnh nào đó thì hoạt động triều cống cũng được xem như là hoạt động trao đổi hàng hóa trong giao thương. Chính sử đã chép: “Tháng giêng năm đầu Đại Trung Tường Phù (1008). Tháng 9, Giao Châu Vương tâu nói có hai người lái buôn Chân Lạp, bị Giao Châu sảnh trục xuất, trốn đến xin nhập tịch làm dân bản châu. Chân Tông nói: “Người phương xa vì cùng đường phải chạy đến quy phụ, xuống chiếu cấp y phục, tiền bạc cà khiến sứ dẫn về nước” [10, 42]. Nhìn nhận mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia thời kỳ này chủ yếu là mối quan hệ phi quan phương và các hoạt động buôn bán do các nhóm thương nhân nhỏ lẻ tiến hành chứ không phải là các hoạt động thương mại mang tính nhà nước. Phải chăng chính vì các hoạt động “thương mại ngoài luồng” mà các lái buôn Chân Lạp đã bị chính quyền Hoa Lƣ ngăn cấm và trục xuất? Một vấn đề đƣợc đặt ra là điều gì đã thu hút các thương nhân Kambuja vượt những khó khăn để đến Đại Việt buôn bán mặc dù không nhận được sự chào đón của chính quyền? Dưới thời nhà Lý (1009-1225) các cảng thị ở Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong hải trình buôn bán của các thương thuyền Trung Hoa đi xuống vùng biển phía Nam. Thương nhân Kambuja thông qua mạng lưới này góp phần
52
trao đổi hàng hóa từ Trung Hoa xuống vào nội hạt quốc gia mình thông qua tuyến đường bộ tới điểm cực Nam của Đại Việt. Vương quốc Kambuja luôn đặt mối quan hệ thương mại với Đại Việt đặc biệt là vùng Nghệ An – Hà Tĩnh. John K.Whitmore nhận định: “Vùng phía Nam lãnh thổ của Đại Việt nằm trên bờ biển của vùng Giao Chỉ có vị trí trung gian trên con đường thương mại quốc tế. Vùng biển này trải dài từ vùng Đông Nam Trung Hoa trên vịnh Bắc Bộ đi tới Chămpa. Khu vực phía Nam của duyên hải Đại Việt vốn có quan hệ bề chặt với tuyến đường thương mại này, đặc biệt là vùng Nghệ An. Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm của biển Giao Chỉ nên có sự gắn kết chặt chẽ với biển Chămpa ở phía Nam, với Chân Lạp và Ăngkor qua vùng biển phía Đông qua trung tâm của Đại Việt ở mặt phía Bắc” [49, 110]. Đây là khu vực nhận được sự quan tâm rất lớn của các quốc vương Kambuja trong suốt thời kỳ Ăngkor.
Qua các sự kiện lịch sử cho thấy mối quan hệ thương mại qua khu vực Nghệ Tĩnh đƣợc thiết lập từ khá sớm. Tác giả Momoki Shiro nhận định “Mối quan hệ thương mại này được thiết lập từ thời nhà Đường thế kỷ VII, con đường bắt đầu từ các cảng phía Nam Trung Hoa, vòng qua vùng biển phía Đông của đảo Hải Nam để nhập cảng thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, tiến sau trong vùng núi biên giới phía Tây Nghệ - Tĩnh bằng đường sông qua dãy Trường Sơn tới khu vực phía Bắc của Lục Chân Lạp, sau đó tiến theo đường thủy dọc sông Mêkông xuống vùng kinh đô Ăngkor, nơi ngự trị của vương quốc Khơme” [35,318]. Với những thành tựu trong nghiên cứu các học giả đã chứng minh đƣợc vai trò quan trọng của Nghệ Tĩnh trong hệ thống thương mại biển Đông giai đoạn sớm đặc biệt là thế kỷ XI – XIV.
Sau khi Đại Việt giành độc lập vị trí này tiếp tục đƣợc củng cố: “miền Trung Việt Nam là cửa ngõ của các hoạt động giao thương đường thủy trong khu vực, nơi hầu hết các thương nhân, khách hành hương và các đoàn triều
53
cống đặt chân tới trước khi theo đường sông tới Giao Chỉ (Việt, Giao Châu)”
[30,85]. Kambuja và Đại Việt được kết nối bởi tuyến giao lưu Đông – Tây.
Nhƣ vậy, có thể thế kỷ X-XV, Nghệ - Tĩnh đóng vai trò cửa ngõ thông ra biển Đông của Kambuja.
Thế kỷ XI, Ăngkor của người Khơme sớm hình thành và trở thành đế chế hùng mạnh cùng với đó Đại Việt cũng hình thành và phát triển thành quốc gia hùng mạnh sau thời gian đấu tranh lâu dài khôi phục giành quyền tự chủ. Chính vì vậy nên việc mở mang mạng lưới thương mại phía Đông - Tây qua vùng Nghệ - Tĩnh để kết nối hai trung tâm kinh tế là điều cần thiết. Thời kỳ này, quốc vương Suryavarman I (1012-1050) có sự nỗ lực mở rộng các mối giao lưu thương mại đặc biệt là với Đại Việt. Chân Lạp có tác động và ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ thương mại Đông – Tây.
Khi nghiên cứu về ngoại thương và tuyến buôn bán giữa Đại Việt với các quốc gia Đông Nam Á, nhà nghiên cứu người Nhật Bản là Momoki Shiro đã tập trung vào vùng lãnh thổ cực Nam của Đại Việt, tức là hai tỉnh Diễn Châu (thuộc Đông Bắc của tỉnh Nghệ An hiện nay) và Nghệ An (gọi là Hoan Châu cho đến đầu thời Lý, bao gồm phần còn lại của Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngày nay, vùng Nghệ - Tĩnh đƣợc ghi nhận là khu vực nóng nực, khí hậu mùa hè khô hanh, mùa thu lụt lội thường xuyên diễn ra khiến cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhƣng, trong thời kỳ Đại Việt, đây vốn là một khu vực buôn bán giàu có nơi người Hoa, người Chăm, người Khmer thường hội tụ về. Tuyến buôn bán trong thế kỷ VII của nhà Đường băng qua dãy Trường Sơn đến Lục Chân Lạp (vị trí cai trị của vùng Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan ngày nay) đều đƣợc bắt đầu từ Nghệ - Tĩnh.
Chắc hẳn, Chân Lạp cần một con đường thông ra biển từ phía Bắc để giao lưu với các quốc gia khu vực.
54
Trong các thế kỷ X, XI “mặc dầu Chân Lạp là một quốc gia nông nghiệp canh tác lúa nước là chủ yếu nhưng tất cả các hoạt động khác có tác dụng thuận lợi cho sức mạnh kinh tế của vương quốc đều được khuyến khích”
[47,71]. Thương mại ngày càng được để ý, quan tâm và trú trọng hơn từ triều vua Harsavarman I (922) tới Harsavaraman III (1071), đến triều vua Suryavarman I (1012). Bên cạnh việc mở rộng cương vực lãnh thổ vương triều Ăngkor đã rất chú trọng việc phát triển thương mại, đặc biệt là ngoại thương đối với các quốc gia trong khu vực. Tạo ra những mối quan hệ chặt chẽ là cơ sở phát triển của các thời kỳ sau. Do đó, các cảng thị Nghệ - Tĩnh thể hiện vị trí và vai trò quan trọng hơn. Trên con đường thương mại Đông – Tây có sự góp mặt của người Khơme, thậm chí các thương nhân này đã đi qua dãy Trường Sơn tiếp cận với khu vực Nghệ - Tĩnh của Đại Việt. Triều Suryavarman I (1012) có tác động tích cực cho mối quan hệ thương mại Đông – Tây này, nhà vua quan tâm hơn với khu vực lãnh thổ phía Đông Bắc, khu vực tiếp giáp với cực nam của Đại Việt. Hơn nữa, thông qua tuyến đường thương mại Đông – Tây, các vị vua của vương triều Ăngkor còn hướng đến các nguồn lợi mà biển Đông mang lại là mục tiêu tiếp theo.
Về mối quan hệ giao thương của Kambuja với Đại Việt mặc dù không nhiều nhƣng cũng góp phần hình thành nên cho chúng ta những tƣ liệu qua trọng về mối liên hệ kinh tế trong lịch sử giữa hai quốc gia. Tuy nhiên đây là mối quan hệ nhƣ thế nào? Một chiều hay hai chiều? Khi tìm hiều các nguồn thư tịch cổ Việt Nam nói về các hoạt động buôn bán phi quan phương của người Chân Lạp thì nguồn tư liệu của Chân Lạp cung cấp thông tin về các hoạt động thương mại tích cực của thương nhân người Việt ở Kambuja. Nội dung cung cấp của một tấm bia dựng năm 987 đã cho thấy điều đó, “trong một bia ký từ Ban That (có thể là Băn Thắt) được dựng dưới thời vua Jayavarman VI (1080-1107) đã chỉ ra rằng thuyền mui đã hoạt động phổ biến
55
ở lưu vực sông MêKông” [38, 53-54]. Xà lan có thể là một loại phương tiện đƣợc sử dụng chuyên chở hàng hóa trên đoạn sông Mêkông, một phần của tuyến đường thương mại Đông – Tây này. Trong khi đó nguồn tư liệu khác lại ghi: “Thương nhân người Việt được chép trong tấm bia Phum Mien (năm 987) có thế đã sử dụng con đường sông Mêkông để đến Chân Lạp, họ khởi hành từ Nghệ An xuyên qua Hà Trại, xuôi xuống hạ lưu sông Mêkông”
[20,58].
Ngoài ra, mối quan hệ bang giao – chính trị có mối liên hệ cực kỳ quan trọng so với các mối quan hệ giao thương, đặc biệt là ngoại thương. “Sứ bộ các nước láng giềng tới Đại Việt là một nguồn lợi thiết yếu và để đảm bảo cho sự liên tục của nó, những nỗ lực đáng kể được tăng cường nhằm quản lý vùng biên viễn và các mạng lưới buôn bán mà chúng vốn là một bộ phận” [30,320].
Với 9 lần Chân Lạp muốn mang quân sang chiếm Nghệ An ngoài mục đích cướp phá nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú của vùng đất, giới cầm quyền Chân Lạp còn mong muốn nắm giữ vùng hải cảng quan trọng là cửa ngõ để Chân Lạp có thể dự nhập vào hệ thống thương mại biển Đông giai đoạn sớm. Trong Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại: “năm 1132, viên quan Trần Lưu bắt giữ ba người Nghệ An đem bán cho Chân Lạp”. Việc mua bán lén lút giữa Chămpa và Chân Lạp cho thấy mối quan hệ phi quan phương giữa hai quốc gia trên lãnh thổ Đại Việt. Sự kiện này rất có ý nghĩa khi đặt ra trong mối tương quan, trong bối cảnh việc buôn bán nô lệ ở cùng biển Giao Châu trong suốt thế kỷ XI – XIV, mà theo nhƣ quan điểm của Li Tanna cũng như Momoki Shiro “Đại Việt đã tham gia vào mạng lưới này, ít nhất là với vị trí là một địa điểm trung gian” [30,320]. Có thể ngay tại Nghệ An đã hình thành các hoạt động buôn bán, trao đổi nô lệ. Đại Việt với vị trí Nghệ Tĩnh dƣợc xem là điểm trung chuyển cho mối quan hệ các quốc gia ở biển Đông với Chân Lạp qua tuyến đường từ Tây sang Đông. Mối quan hệ thương mại
56
này mang lại nguồn lợi không chỉ về nô lệ mà còn các sản phẩm từ vùng châu thổ và duyên hải đặc biệt là muối thông qua việc trao đổi với các sản vật vùng núi cao Chân Lạp (vùng bên kia dãy Trường Sơn).
Mặt khác, tuyến thương mại Đông Tây này góp phần cho các thương nhân Đại Việt và các thương nhân từ biển Đông có thể tiếp cận với mạng lưới buôn bán sầm uất trên lãnh thổ Chân Lạp vào thế kỷ XI. Đặc biệt thời kỳ này các nhà vua Khơme có chính sách về thuế, khai mở cho các thương nhân láng giềng và từ Ăngkor có thể vươn xa hơn tới thị trường Lopburi – thung lũng sông Chaophraya và thị trường phía nam Isthums Kra trên bán đảo Mã Lai.
Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại trên lãnh thổ Chân Lạp là yếu tố hối thúc thương nhân Trung Hoa và Đại Việt thường xuyên sử dụng con đường đi qua biên giới vùng Thanh Nghệ đi sang Chân Lạp. Điều này được làm sáng tỏ hơn khi người ta phát hiện ra các mặt hàng đến từ Trung Quốc ở Phanom Wan – một trung tâm thương mại lớn nằm trên hệ thống sông Mun – tuyến giao thông nối mạng lưới Đông Tây trên lãnh thổ phía Bắc của Lục Chân Lạp đƣợc thiết lập và phát triển cực thịnh trong thời kỳ đó.
Sự trao đổi hàng hóa qua lại được diễn ra rất thường xuyên như hàng hóa Trung Quốc đƣợc du nhập vào vùng trung tâm Khơme cho thấy mối quan hệ hòa hiếu, tích cực giữa các nước nhằm tăng cường nguồn sản phẩm giao thương.
Trong thời Lý chính sử có ghi chép lại mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Đại Việt và Chân Lạp nhƣng đến thời Trần trong Đại Việt sử ký toàn thƣ không còn ghi lại mối quan hệ này. Nửa cuối thế kỷ XIV, theo Đại Việt sử ký toàn thư thì một số cửa biển vùng Nghệ - Tĩnh không thuận lợi cho tàu bè neo đậu vì thế mà các thương thuyền thường tập trung về Vân Đồn.
Các cửa biển này không còn là cửa ngõ thông thương lý tưởng cho Chân Lạp
57
vì thế mà giới cầm quyền của nước này không còn coi vị trí Nghệ - Tĩnh là địa bàn hướng biển chiến lược [20, 59].
Trong suốt thế kỷ XIII đến nửa đầu thế kỷ XIV không có ghi chép vào về quốc gia này. Dưới thời Lê trong thư tịch cổ Việt Nam cũng không ghi chép nhiều về Chân Lạp. Việc buôn bán nhỏ nhƣ mang trâu bò lợn gà sang buôn bán tại khu vực Nghệ An của Đại Việt vẫn diễn ra. Sách Dư địa chí cả Nguyễn Trãi cũng cho biết thêm về mối quan hệ bang giao, triều cống của Đại Việt và Chân Lạp: “Nước Chiêm, nước Xiêm, nước Chân Lạp mặc nhung đồng phục, cống đồi mồi, voi trắng, voi chỉ và kiến chín tấc”. Dư địa chí cho biết thêm về mối giao lưu văn hóa của Đại Việt và nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Chân Lạp thời kỳ này: “Người trong nước không bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô là tiếng lưỡi phải dịch mới hiểu tiếng Lào là tiếng họng; tiếng Xiêm. Chiêm, Chân Lạp là tiếng hầu, nhƣ tiếng chim quẹt, đều không được bắt chước để làm loạn tiếng nước nhà…” [20, 59].
Nhƣ vậy có thế thấy rằng, vốn là một quốc gia lục địa, khônghề có biển thông qua con đường thương mại Đông – Tây qua vùng Nghệ - Tĩnh của Đại Việt, Kambuja trong giai đoạn này đã có thể mở rộng quan hệ để hòa nhập vào mạng lưới biển Đông và đạt đến độ phát triển cực thịnh. Chính vì vậy, mục đích vươn ra biển đã được đặt lên hàng đầu trong hoạt động ngoại giao của vương triều.