Thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Trấn Yên lãnh đạo công tác giáo dục đào tạo trong những năm 1996 - 2015 (Trang 32 - 35)

Chương 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN TRẤN YÊN (YÊN BÁI) LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG GIAI ĐOẠN 1996 - 2000

1.5. Thành tựu và hạn chế

Với những chủ trường chỉ đạo của Đảng bộ huyện Trấn Yên cũng đã mang lại nhiều thành tựu nổi bật. Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ huyện Trấn Yên khóa XVII trình đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII - nhiệm kỳ 2000 - 2005 đã trình bày thành tựu 10 năm và 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội VIII của Đảng, nghị quyết đại hội tỉnh lần thứ XIV và nghị quyết đại hội lần thứ XVII Đảng bộ huyện (1996 - 2000) nêu rõ những thành tựu nổi bật sau:

Sự nghiệp giáo dục chuyển biến tích cực theo tinh thần NQTW2 (khóa VIII), ổn định từng bước về số lượng và nâng cao từng bước về chất lượng.

Học sinh mầm non giữ mức 4.000, học sinh tiểu học giảm từ 1- 1,2 % phù hợp với sự giảm dân số, trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng từ 8 - 10% về số lượng và mở rộng mạng lưới trường lớp. Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề về số lượng và địa bàn hoạt động. Tính bình quân 3,5 người dân có 1 người đi học. Cơ sở vật chất có 520 phòng học, trong đó 60% là xây dựng kiên cố và bán kiên cố, 11 xã có trường xây 2 tầng. Về chất lượng tỷ lệ lên

lớp bình quân đạt 95 % - 98%, thi tốt nghiệp đạt 92 -96%, huy động trẻ em đến nhà trẻ 14%, mẫu giáo 3- 4 tuổi 40%, mẫu giáo 5 tuổi đạt 95%. Phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ được duy trì và đến nay đã phổ cập tiểu học đúng độ tuổi ở 14 xã, phổ cập trung học cơ sở được 6 xã, (bằng 30% số xã vùng 1), đạt mục tiêu đại hội để ra [23,tr.6].

1.5.2. Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng phấn khởi, giáo dục đào tạo huyện Trấn Yên (Yên Bái) còn tồn tại, nhược điểm cần được khắc phục và khẩn trương chỉnh đốn,giải quyết như: Việc phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng về số lượng, quy mô nên nguồn lực, kinh phí không đáp ứng kịp. Gần 80% kinh phí phải chi trả lương, nên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng còn eo hẹp và còn nghèo nàn, lạc hậu.

Mặt khác, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có nhiều cố gắng, xong vẫn trong tình trạng vừa thiếu (nhất là giáo viên các bộ môn tự nhiên), vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng giáo viên vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Nhà nước chưa có những chính sách thỏa đáng thu hút được những học sinh giỏi vào các trường sư phạm, làm cho thiếu động lực đối với người dạy và người học. Nhiều nơi, số trường học, lớp chưa hợp lý nên một số con em không có điều kiện theo bậc trung học phổ thông.

Công tác quản lý ngành tuy có tiến bộ nhưng một bộ phận cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực, phẩm chất. Kỷ cương, nề nếp ở một số đơn vị, trường học còn lỏng lẻo, yếu kém, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của ngành.

Nguyên nhân của những khuyết điểm, tồn tại trên có phần do sự phát triển nhanh về quy mô, số lượng, vượt quá khả năng kinh tế cho phép, nhưng

căn bản là do sự quan tâm, lãnh đạo chưa cụ thể, sâu sát của cấp ủy Đảng, nhất là ở cơ sở. Nhiều nơi vẫn ảnh hưởng tư tưởng thụ động, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, vẫn còn thể hiện bệnh quan liêu qua giấy tờ, nội dung chưa thiết thực, nặng về hình thức. Đây thể hiện là sự thiếu đồng bộ trong công tác đổi mới, quản lý cũng như trong việc mở rộng quy mô và chất lượng giáo dục.

Tiểu kết chương 1

Với những điều kiện như trên Đảng bộ huyện Trấn Yên đã nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn và đưa ra được những chủ trương chỉ đạo đúng đắn trong công tác giáo dục đào tạo từ 1996 - 2000. Sự chủ động của các sở ban ngành trước yêu cầu thực tiễn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa - giáo dục của huyện để ngày một phát triển giáo dục đào tạo nên một tầm cao mới. Quan điểm của Đảng bộ huyện Trấn Yên thể hiện rõ sự đổi mới về tư duy giáo dục, yêu cầu cần đẩy mạng hơn nữa sự nghiệp giáo dục, luôn luôn huy động nguồn vốn đầu tư cho giáo dục vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi. Đồng thời củng cố và phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và những vùng khó khăn trong huyện như: Kiên Thành, Tân Đồng, Báo Đáp…

thực hiện những biện pháp ngăn chặn tình trạng xa sút về giáo dục ở miền núi, coi trọng công tác đào tạo cán bộ cho các vùng dân tộc thiểu số. Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Trấn Yên lãnh đạo công tác giáo dục đào tạo trong những năm 1996 - 2015 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)