Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN TRẤN YÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG NHỮNG NĂM 2001 - 2015
2.2. Quá trình chỉ đạo và thực hiện
2.2.1. Tổ chức thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo của Đảng bộ huyện Trấn Yên (2001 - 2015)
Cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng và các nghị quyết, chương trình của huyện ủy, sở giáo dục đào tạo huyện Trấn Yên đã tích cực xây dựng chương trình hành động hướng vào mục tiêu, nhiệm vụ mà huyện đã chỉ ra, đồng thời tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, có liên quan xây dựng các đề án quan trọng. Sự chuyển biến tích cực thực hiện việc triển khai nghị quyết của Đảng bộ được tiến hành theo các bước cụ thể:
- Tổ chức nghiên cứu quán triệt nội dung nghị quyết, làm cho toàn ngành hiểu rõ thực trạng giáo dục, nắm vững cơ bản mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng bộ huyện, tỉnh và trung ương.
- Kiểm điểm sâu sắc và làm rõ trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục về những thành tựu, yếu kém của toàn ngành.
- Xây dựng chương trình hành động cụ thể, nhằm thực hiện nghị quyết của toàn ngành, từ sở giáo dục và đào tạo đến địa phương và từng cơ sở giáo dục.
- Phối hợp chỉ đạo chặt chẽ giữa các cơ quan và ban ngành trong công tác tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức phát triển giáo dục đào tạo thực sự là trách nhiệm không chỉ của riêng ai.
Với các nghị quyết, chương trình, đề án trên, trong những năm 2001- 2015, từ năm 2001 đảng bộ đã vận dụng và thực hiện tích cực tinh thần nghị quyết trung ương 2 khóa VII, việc chỉ đạo thực hiện được tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
2.2.1.1. Giữ vững và ổn định quy mô phát triển
Quy mô các bậc học tương đối ổn định và có chiều hướng phát triển.
Một số năm trước số học sinh có biểu hiện giảm là do đời sống của người dân ở một số xã vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, một phần học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở bỏ thi lên trung học phổ thông để đến các thành phố lớn tìm việc làm mưu sinh. Để khắc phục tình trạng này, huyện đã có những chính sách ưu đãi đối với các hộ gia đình khó khăn, tạo cho con em họ có điều kiện đến lớp học. Bên cạnh đó các đoàn thể thực hiện tốt công tác vận động khuyến học. Bởi vậy mà tỷ lệ học sinh bậc trung học phổ thông được giữ ổn định khá đều. Đáng chú ý là có nhiều em đã bỏ học quay trở lại tham gia các lớp bổ túc, làm cho số lượng học sinh bổ túc văn hóa tăng lên.
Các loại hình trường học tiếp tục được mở rộng, đa dạng hóa. Năm 2000 - 2005 cơ sở vật chất, trường lớp cho giáo dục được tăng cường mạnh mẽ, đã
kiên cố 400 phòng học ở 41 trường trên tổng số 89 trường. Xây dựng được 02 trường đạt chuẩn quốc gia. [24,tr.6].Chỉ đạo tập trung hoàn thành chương trình chuẩn giáo viên trong những năm 2005 và kế hoạch 2005- 2010 xây dựng 10 trường chuẩn quốc gia (Trung học cơ sở:3 trường; Tiểu học 4 trường
; Mầm non: 3 trường) [24, tr.23].
2.2.1.2. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên được chỉ đạo cụ thể hơn. Qua các hội thảo, hội thi giáo viên dạy giỏi đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Thực hiện nghị quyết 40 của Quốc hội và đổi mới chương trình sách giáo khoa các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai kế hoạch đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới.
Hàng năm toàn bộ giáo viên được dạy theo chương trình sách giáo khoa mới đều được bồi dưỡng theo quy định. Năm học 2003 - 2004, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thí điểm tin học trong các trường trung học phổ thông. Đến năm 2005 việc dạy tin học trong các trường đã đi vào nề nếp. Toàn huyện đã chỉ đạo việc kết nối Internet. Năm học 2005 - 2010 thì Đảng bộ ra chủ trương tập trung mục tiêu xã hội hóa công tác giáo dục và nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, quan tâm cả giáo dục đại trà và bồi dưỡng giáo viên và học sinh giỏi, hàng năm tỷ lệ đỗ tốt nghiệp và lên lớp ở các cấp học đạt 95% trở nên, đẩy mạng các hoạt động giáo dục khác nhằm đa dạng hóa nội dung hình thức giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bỗi dưỡng nhân tài. Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục [24, tr.39]. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, coi việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính cực, chủ động sáng tạo của người học là một trong tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá, xếp loại giáo viên.
Việc đổi mới phương pháp dạy học được triển khai sâu rộng trong toàn ngành từ trường, tổ chuyên môn đến giáo viên. Ngành giáo dục thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn hè nhằm nâng cao chuyên môn cho giáo viên, nhất là các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, đồng thời nhanh chóng cung cấp tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tạo điều kiện để các trường thực hiện ôn tập có chất lượng.
2.2.1.3. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho giáo dục.
Thực hiện thông báo của Ban Thường vụ huyện ủy về nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo từ năm 2003 đến năm 2005, ngành đã thực hiện bồi dưỡng nâng cao chuẩn cho giáo viên các cấp bậc học. Đã nâng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên đạt chuẩn.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục còn liên kết với trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và học viện hành trính quốc gia mở lớp bồi dưỡng giáo dục và quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường. Công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ không ngừng, không ngừng đẩy mạnh. Đây là kết quả của sự quyết tâm mà ngành giáo dục và đào tạo coi việc nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong những giải pháp mang tính quyết định đến sự nghiệp phát triển của ngành.
Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho ngành giáo dục cũng được ngành rất chú ý quan tâm.
Ngành đã huy động tối đa các nguồn lực trong ngân sách và ngoài ngân sách phục vụ cho giáo dục.
2.2.1.4. Chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, lập lại trật tự kỷ cương, đẩy lùi tiêu cực trong giáo dục
Toàn ngành đã quán triệt và tổ chức theo nhiệm vụ phát triển giáo dục của huyện theo tinh thần nghị quyết của Đại hội.
Công tác giáo dục được thực hiện theo hướng chuẩn hóa: Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, chuẩn hóa cơ sở vật chất và chuẩn hóa đánh giá xếp loại. Quản lý theo hướng dân chủ hóa làm cho trường học thực sự của dân, người dân có trách nhiệm xây dựng và quản lý nhà trường, đặc biệt là dân chủ hóa đối với giáo viên, phát huy mọi năng lực của các thành viên trong hội đồng giáo dục;
thực hiện công khai, công bằng, cũng như thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục đào tạo theo hướng tập trung, làm tốt chức năng quản lý nhà nước.
Trên cơ sở quán triệt nghị quyết của huyện ủy, công tác quản lý nhà nước, thanh tra kiểm tra đã được sở giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện tốt.
Để có được đội ngũ cán bộ quản lý tốt, một mặt chọn lọc cán bộ, giáo viên có năng lực, có uy tín đào tạo theo quy hoạch và bổ nhiệm vào các vị trí trọng trách của từng đơn vị. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên theo chuyên đề, đột xuất hoặc thanh tra định kỳ, toàn diện. Qua đó đã giúp cho người cán bộ quản lý có thêm được sự hiểu biết, tìm ra những biện pháp quản lý thích hợp đối với đơn vị được phân công phụ trách.
Để đảm bảo sự thống nhất trong mọi hoạt động của ngành, công tác giao ban hàng tuần, hàng tháng, giao ban định kỳ, các cuộc họp liên tịch, họp hội đồng giáo dục… được tiến hành có nề nếp, tích cực và hiệu quả. Duy trì và thực hiện công tác thông tin hai chiều để có biện pháp xử lý kịp thời đối với những hiện tượng vi phạm. Đặc biệt, ngành đã giải quyết kịp thời dứt điểm các đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân liên quan đến hoạt động giáo dục, không để tình hình phức tạp nảy sinh kéo dài.
Toàn ngành giáo dục cũng đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường học.
Ngành kiên quyết và triệt để chống khuynh hướng thương mại hóa trường học, khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan. Các nhà trường thực
Công tác thanh tra của ngành giáo dục đã thực sự phát huy tác dụng tích cực làm cho các nhà trường hoạt động có nề nếp, kỷ cương, thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động.
Ngành giáo dục đã khắc phục nhiều khó khăn kiện toàn tổ chức các cơ sở giáo dục, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ với ủy ban nhân dân các xã, thực hiện tốt việc sắp xếp ổn định hệ thống trường lớp và bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cán bộ trong trường.
Xuất phát từ tình hình thực tế sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện, ngành đã xác định nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo là: kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý từ sở, phòng giáo dục đến ban giám hiệu các trường, giám đốc trung tâm, đồng thời tăng cường công tác thanh tra nhằm góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự kỷ cương, xây dựng, củng cố nề nếp hoạt động giáo dục trong toàn ngành.
Ngoài ra tiếp tục triển khai chỉ đạo chặt chẽ chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh công tác dạy thêm, phối hợp với công đoàn ngành thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Cô giáo như mẹ hiền”, “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”; tổ chức gặp mặt các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc trong toàn ngành giáo dục nhằm cổ vũ, động viên giáo viên, học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học được giao.
2.2.1.5. Thực hiện tốt công tác xã hội giáo dục
Quán triệt quan điểm giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn dân; toàn dân tham gia xây dựng; phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Theo chỉ đạo của huyện ủy, xã hội giáo dục được thực hiễn gắn liền với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Quán triệt quan điểm này, công đoàn ngành phối hợp với sở giáo dục, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, kết hợp với lực lượng tổng hợp của các tổ chức chính trị, đoàn thể, của mọi tầng lớp nhân dân đóng góp sức lực vào nhiệm vụ
chính trị chung của ngành, do đó mà phong trào khuyến học, khuyến tài trong nhân dân phát triển mạnh. Thị trấn, các xã đều tổ chức đại hội khuyến học và đại hội giáo dục. Chi hội khuyến học được thành lập ở các địa phương và có nhiều phong trào, hình thức hoạt động phong phú thiết thực.
Tuy nhiên do khó khăn về kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở trong huyện còn nghèo, công tác xã hội giáo dục ở huyện Trấn Yên (Yên Bái) chưa thế đáp ứng kịp với yêu cầu đòi hòi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là một hạn chế mà Đảng bộ huyện Trấn Yên cần tiếp tục quán triệt sâu rộng hơn nữa để mọi tổ chức, cá nhân trong huyện nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác xã hội giáo dục.
2.2.1.6. Coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường
Xác định được vai trò quan trọng của tổ chức Đảng trong việc phát triển giáo dục và đào tạo ở địa phương, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện tốt chỉ thị 34 - CT/TW của Bộ chính trị “về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển Đảng viên trong các trường học”, ngành giáo dục và đào tạo được sự lãnh đạo trực tiếp của huyện ủy, toàn ngành quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả, nên đã có nhiều chuyển biến lớn trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng và phát triển Đảng ở các trường học. Phát huy tốt vai trò lãnh đạo thường xuyên bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, tính chiến đấu, phẩm chất, tác phong gương mẫu của người Đảng viên. Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, các đoàn thể quần chúng tham gia quản lý chính quyền, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng.
Các chi bộ, Đảng bộ trường học đã thể hiện được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng; thực hiện được vai trò hạt nhân chính trị trong lãnh đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ mục tiêu công tác chuyên môn của đơn vị. Đồng thời làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, đoàn thanh niên… phát huy quyền làm chủ, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh.
Với số lượng Đảng viên ngày càng đông đảo cùng với sự trưởng thành của các chi bộ Đảng đã thực sự phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo trong trường học nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của giáo dục đào tạo huyện nhà.