Chủ trương và tổ chức chỉ đạo đổi mới giáo dục đào tạo của huyện Trấn Yên (2000 - 2015)

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Trấn Yên lãnh đạo công tác giáo dục đào tạo trong những năm 1996 - 2015 (Trang 40 - 47)

Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN TRẤN YÊN LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG NHỮNG NĂM 2001 - 2015

2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Trấn Yên trước yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo

2.1.4. Chủ trương và tổ chức chỉ đạo đổi mới giáo dục đào tạo của huyện Trấn Yên (2000 - 2015)

Những chủ trương lớn của Đảng về giáo dục và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Trấn Yên về đổi mới giáo dục đào tạo (2000 - 2015)

Tháng 4 - 2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành trọng thể tại Hà Nội. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội IX có nhiệm vụ kiểm điểm và đánh giá những thành tựu và khuyết điểm thời gian qua, đề ra những quyết sách cho thời kỳ tới, phấn đấu nâng cao hơn nữa năng lực và sức chiến đấu của Đảng, động viên và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đã nêu ra những quan điểm sau: Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” [26;

tr109]; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với

đời sống xã hội” [26, tr.109]; coi trọng hướng nghiệp dạy nghề, tập trung vào mục tiêu nhân lực.

Trên cơ sở những quan điểm trên, Đại hội đã đưa ra mục tiêu cho giáo dục và đào tạo trong thế kỷ XXI, đó là:

Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn.

Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản quý.

Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của các tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước [26, tr.201, 202].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra định hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2005: Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các cấp [26, tr.292].

Để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, Việt Nam tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở kết hợp linh hoạt và hợp lý những bước đi tuần tự với những bước nhảy vọt, nhanh chóng đạt tới trình độ tiên tiến khoa học - công nghệ, đặc biệt chú trọng những ngành mũi nhọn, bao gồm các ngành công nghệ cao như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới… Cần ứng dụng ngày càng nhiều những tri thức mới để công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động đi nhanh vào kinh tế tri thức ở những ngành, những lĩnh vực mà đất nước có điều kiện.

Vì vậy để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải coi trọng hai lĩnh vực giáo dục và đào tạo và khoa học và công nghệ, đại hội IX của Đảng đã xác định:

Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt… Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững… phát triển khoa học công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu.[26,tr.108 , 109].

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phải tiến hành đổi mới đồng bộ và toàn diện cả nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phải tiến hành đổi mới đồng bộ và toàn diện cả nội dung và phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh.

Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động và sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Tăng ngân sách nhà nước lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập. Thực hiện chủ

trương xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục. Trong những năm trước mắt, giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc; sửa đổi chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng thương mại hóa giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực trong giáo dục; quản lý chặt chẽ việc cấp bằng; chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập.

Việc tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đào tạo đã được xác định là một trong ba khâu đột phá then chốt để làm chuyển động tình hình kinh tế - xã hội. Coi giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực là một bứt phá quan trọng để đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010.

Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Đảng, Đảng bộ tỉnh Yên Bái và Đảng bộ huyện Trấn Yên (Yên Bái) xác định rõ trong giai đoạn mới, giáo dục đào tạo tiếp tục được xem là động lực quan trọng thúc đẩy nhanh chóng tiến trình của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt được và khắc phục những mặt còn yếu kém của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện và của tỉnh. Đảng bộ huyện Trấn Yên đã quán triệt cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XVIII - nhiệm kỳ 2000 - 2005 cũng đã đề ra những phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp về giáo dục trong thời kỳ này như sau:

Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Đến năm 2005, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục đúng độ tuổi 100% số xã, phổ cập giáo dục trung học cho 70% số xã trong huyện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu này vào năm 2006

Huy động từ 21- 25% số cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ, 45 -50% trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp, riêng mẫu giáo 5 tuổi đạt 99% ra học ở các hình thức trường lớp. Học sinh 6 tuổi ra lớp đạt 100%. Học sinh lớp 5 vào lớp 6 đạt 97%. Hướng nghiệp dạy nghề 3.500 - 4000 học sinh. Tỷ lệ lên lớp trung học cơ sở đạt 98%, thi tốt nghiệp đạt 97% trở nên. Học sinh trung học phổ thông lên lớp 90 - 95%, tốt nghiệp đạt 85 - 90% trở lên. [23, tr.16].

Công tác giáo dục đào tạo, xây dựng nền tảng cho mọi công dân phát triển toàn diện nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tại cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Quan điểm chỉ đạo là coi trọng cả quy mô, chất lượng và hiệu quả ở các cấp học, ngành học. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, khuyến khích phát triển trường dân lập, tư thục theo quy định của nhà nước. Nâng cao giáo dục toàn diện, coi trọng đầu tư bồi dưỡng nhân tài.

Về giải pháp: Tiếp tục quy hoạch phát triển giáo dục, tăng số trường chuẩn quốc gia. Thu hút đầu tư của cả cộng đồng, các chương tình quốc gia và ngoài nước cho giáo dục đào tạo. Xây dựng đồng bộ đội ngũ các bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. Từng bước đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng sử dụng phương tiện hiện đại và phát huy tính chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh. Từng bước đẩy lùi các tiêu cực, lập lại kỷ cương trong giáo dục và đào tạo.

Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng giáo dục đào tạo của tỉnh, Nghị quyết nêu rõ: Phải tập trung thực hiện có hiệu

quả các nhiệm vụ cơ bản như chấn chỉnh công tác quản lý, khẩn trương lập lại trật tự kỷ cương trong giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dạy và học. Sắp xếp, quy hoạch phát triển giáo dục với quy mô và cơ cấu hợp lý nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các ngành các cấp. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Tiến hành quy hoạch và cấp đất ổn định cho các trường học, tích cực thực hiện phương châm “học gắn liền với hành”.

Từ năm 2001- 2005, tập trung mọi nguồn lực, tạo cho được những chuyển biến mạnh mẽ về kỷ cương, nề nếp, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, chất lượng giáo dục toàn diện, trang thiết bị dạy học, hiệu quả giáo dục và đào tạo, thực hiện đạt và vượt các mục tiêu cơ bản trong chiến lược quốc gia về phát triển giáo dục và đào tạo (2001 - 2010).

Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất: Coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành cho học sinh, thực hiện giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học,giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục đúng độ tuổi 100% số xã, phổ cập giáo dục trung học cho 70% số xã trong huyện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu này vào năm 2006.

Huy động từ 21- 25% số cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ, 45 -50% trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp, riêng mẫu giáo 5 tuổi đạt 99% ra học ở các hình thức trường lớp. Học sinh 6 tuổi ra lớp đạt 100%. Học sinh lớp 5 vào lớp 6 đạt 97%. Hướng nghiệp dạy nghề 3.500 - 4000 học sinh, riêng giáo dục trung học phổ thông đến năm 2005, số học sinh tốt nghiệp đạt trên 85% - 90%;trên 20%

học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.

Thứ hai: Về cơ sở vật chất phấn đấu đến năm 2005: 80% số phòng học

đấu tất cả các trường học có tủ sách, phòng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập thể dục thể thao và vườn trường.

Thứ ba: Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đạt tiêu chuẩn công chức nhà nước. Trước hết là nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các ngành, các cấp, phấn đấu đến năm 2005 xây dựng được 2 trường đạt trường chuẩn quốc gia [23, tr.6].

Bên cạnh đó nghị quyết còn đưa ra những nhiệm cụ thể sau:

Thứ nhất: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo toàn diện.

Trước hết tập trung quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Tăng cường phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đề cao vai trò gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập nhà trường. Thực hiện tốt đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tạo bước chuyển biễn rõ rệt về đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường, coi trọng giáo dục thể chất, tăng dần số lượng, chất lượng học sinh giỏi cấp quốc gia.

Thứ hai: Tăng cường xây dựng củng cố về mọi mặt các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện có và tiếp tục phát triển hợp lý quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng, hiệu quả, chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa.

Thứ ba: Thực hiện công bằng trong giáo dục. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với các cơ sở giáo dục ở các địa phương khó khăn, vùng sâu vùng xa. Thực hiện tốt chế độ chính sách, hỗ trợ học sinh thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.

Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trên, nghị quyết còn đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng là:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Đảng và đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.

3. Tiếp tục củng cố, phát triển, hoàn thiện mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục và đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, liên thống tổ chức phân luồng sau trung học phổ thông.

4. Tăng cường đầu tư cho giáo dục với đúng nghĩa là quốc sách hàng đầu.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục và đào tạo.

Quán triệt chủ trương tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông nói chung của Đảng, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã cụ thể hóa vào thực tiễn của tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức trong Đảng và các tầng lớp nhân dân về giáo dục trung học phổ thông, coi đây là chìa khóa để học sinh bước vào đời với những kiến thức cơ bản, toàn diện. Xác định đúng đắn vai trò là nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục trung học phổ thông tiếp tục được Đảng bộ huyện Trấn Yên quán triệt một cách sâu sắc, với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao, từng bước đáp ứng các mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo mà Đảng bộ huyện đề ra.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Trấn Yên lãnh đạo công tác giáo dục đào tạo trong những năm 1996 - 2015 (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)