TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu bản cáo bạch công ty cổ phần công trình đường sắt niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh năm 2009 (Trang 49 - 70)

vẹt bê tông K1, K2, tà vẹt sắt bằng tà vẹt BTDUL đoạn Vinh – Nha Trang

Ban Quản lý dự án đường

sắt khu vực II 127,0

06 Gói thầu xây dựng cầu thuộc dự án cầu yếu ĐSTN

Ban Quản lý dự án đường

sắt khu vực III N/A

07 Gói thầu xây dựng cầu thuộc dự án di dời ga Phan Thiết

Ban Quản lý dự án đường

sắt khu vực III 15,0

08 Gói thầu số 8, tiểu dự án: Phả Lại – Hạ Long

Ban Quản lý dự án đường

sắt 150,0

09

Gói thầu Nút giao Yên Tử, tiểu dự án: Phả Lại – Hạ Long (Liên danh với Tổng Thăng Long)

Ban Quản lý dự án đường

sắt 320,0

10 Gói thầu Cầu Yên Lập I và II, tiểu dự án: Phả Lại – Hạ Long

Ban Quản lý dự án đường

sắt 68,0

11

Gói thầu số 11: Phía bờ nam

cầu Cửa Nhượng

(Liên danh với cầu 14)

Sở GTVT Hà Tĩnh 135, 0

12 Gói thầu: ½ cầu Cánh Cạn Sở GTVT Hà Tĩnh 19,0 13 Cầu vượt sông Hương - Huế Ban Quản lý dự án giao

thông Thừa Thiên Huế 670,0 14 Cầu Nịu – Huế Ban Quản lý dự án giao

thông Thừa Thiên Huế 5,0

15 Cầu Vực tròn + cầu Cây Xoài – Huế (Liên danh với cầu 75)

Ban Quản lý dự án giao

thông Thừa Thiên Huế 21,0

Tổng cộng 1.295,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số dự án bất động sản

Dự án khu căn hộ cao cấp - văn phòng tại 31 Láng Hạ, Hà Nội

o Vị trí: 31 Láng Hạ, Q. Ba Đình, Hà Nội o Tổng vốn đầu tư: 2.000 tỷ đồng o Tổng diện tích sàn xây dựng: 84.000 m² o Tổng diện tích sàn tầng hầm: 24.000 m² o Tỷ lệ Dự kiến góp vốn của RCC: 20% tương ứng 240 tỷ đồng

o Đối tác: Tổng công ty đường sắt Việt Nam

o Thời gian đầu tư: 2007 – 2012

o Tầng cao xây dựng: Gồm 2 khối 31 tầng gồm 03 tầng hầm

o Mục đích: Xây dựng khu chung cư cao cấp - văn phòng - siêu thị và nhà điều hành sản xuất

o Hiện trạng: Dự án đang triển khai.

Dự án khu chung cư cao tầng - biệt thự - biệt thự liền kề - siêu thị - văn phòng tại TP. Vinh

o Vị trí: 144 Nguyễn Trường Tộ, TP. Vinh, Tỉnh Nghệ An

o Tổng vốn đầu tư: Khoảng 1.000 tỷ đồng

o Tổng diện tích đất:41.989 m²

o Diện tích xây dựng: N/A

o Tỷ lệ vốn góp của RCC: 10% (tương ứng

100 tỷ đồng).

o Đối tác: Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

o Thời gian đầu tư: Dự kiến khởi công

2010. Hoàn thành 2013.

o Quy mô xây dựng:

Biệt thự: 19 căn

Biệt thự liền kề: 38 căn

Nhà cao tầng: 04 khối cao 11 tầng (chung cư, văn phòng cho thuê và siêu thị)

o Hiện trạng: Đã hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Dự án khu công nghiệp Sóng Thần

o Vị trí: P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP.

HCM

o Tổng vốn đầu tư: 300 tỷ đồng

o Tổng diện tích đất:25.000 m²

o Diện tích xây dựng: N/A

o Tỷ lệ vốn góp của RCC: 33% (tương ứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100 tỷ đồng)

o Đối tác: Công ty TNHH Đường sắt Sài

Gòn

o Thời gian đầu tư: N/A

o Tầng cao xây dựng: 01 khối nhà 13 tầng trong đó có 1 tầng hầm

o Mục đích: Làm chung cư, văn phòng cho

thuê, siêu thị

o Hiện trạng: Đang lên kế hoạch triển khai.

7. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 02 NĂM GẦNNHẤT NHẤT

7.1 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động SXKD của RCC trong 2 năm 2007, 2008 và 06 tháng đầu năm 2009

ĐVT: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 % tăng,

giảm 06T/2009

1 Tổng giá trị tài sản 392,98 542,89 38,15% 641,74

2 Doanh thu thuần 252,51 322,74 27,81% 181,63

3 Lợi nhuận trước thuế 18,68 29,96 60,40% 17,50

4 Lợi nhuận sau thuế 16,07 25,77 60,39% 15,32

5 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 9,50% 11% 26,32% --

Đặc biệt, RCC luôn có các dự án nối tiếp nhau nên hoạt động kinh doanh của Công ty không bị ngắt quãng; nguồn thu của Công ty được ổn định. Trong năm 2008 và các năm sắp tới trong báo cáo lợi nhuận của RCC ghi nhận thêm được thu nhập từ việc hoàn nhập chi phí dự phòng bảo hành công trình (khi các công trình đã thực hiện hết thời hạn bảo hành và đặc biệt trong năm 2008 tỷ trọng của khoản lợi nhuận này chiếm tới 50,20% lợi nhuận sau thuế).

Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2007 đạt 19,5% và năm 2008 đạt 26,2%. EPS bình quân đạt tăng từ 1.947 đồng năm 2007 lên 2.621 đồng năm 2008 và kết thúc 6 tháng đầu năm 2009, EPS đạt 1.559đồng.

7.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của RCC

Những nhân tố khách quan

48 Tổ chức tư vấn – Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Thành

ĐVT: tỷ VNĐ

Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong năm 2009 Chính phủ đã quyết định nâng tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lên 64.000 tỷ đồng và yêu cầu đẩy mạnh các dự án đầu tư công. Bên cạnh đó, giá cả các loại nguyên vật liệu xây dựng cơ bản như xi măng, thép, gạch… đều giảm mạnh từ 30 – 40% so với lúc cao điểm năm 2008. Triển vọng của ngành trong nửa cuối năm 2009 và các năm tiếp theo nhìn chung là rất tích cực và sẽ tiếp tục được chứng kiến mức tăng trưởng tốt của ngành.

Những nhân tố chủ quan

Bên cạnh lợi thế về chính sách của Nhà nước ưu tiên cho việc phát triển ngành xây dựng để phục vụ sự phát triển của đất nước trong những năm tới thì RCC cũng rất quan tâm đến sự cạnh tranh giữa các đơn vị mạnh cùng ngành. Vì vậy, RCC luôn nỗ lực vận động, sáng tạo, mở rộng các mối quan hệ và tiếp cận thông tin một cách kịp thời.

RCC luôn đề ra các phương án tổ chức - sản xuất - thi công một cách hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất cho doanh nghiệp. Từ đó, Công ty có lợi thế cạnh tranh về giá của các gói thầu khi đấu thầu các dự án lớn.

Mặt khác, RCC có chính sách áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh vào sản xuất để đổi mới thiết bị công nghệ. Trong năm 2007, 2008 RCC đã đầu tư lần lượt hơn 27 tỷ đồng và 22 tỷ đồng vào mua sắm các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải... góp phần hiệu quả trong việc tạo ra giá trị sản phẩm xây lắp và công nghiệp cho đơn vị.

Nhờ vào sự nỗ lực sáng tạo của cán bộ lãnh đạo cũng như sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể lao động, RCC đã không ngừng phát triển. Bằng chứng là doanh thu thuần tăng trưởng mạnh qua các năm cũng như lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng từ 16,07 tỷ (2007) lên 25,77 tỷ đồng (2008) tương đương 60.36%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Vị THẾ CỦA RCC SO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC TRONG CÙNGNGÀNH NGÀNH

Vị thế của RCC trong ngành

RCC là Công ty có quy mô tổng tài sản, doanh thu thuần, sản lượng và lợi nhuận lớn nhất và được xem là “đầu tàu” trong ngành đường sắt Việt Nam.

Bảng so sánh một số chỉ tiêu các công ty trong ngành đường sắt 2007-2008

ĐVT: tỷ đồng

trình 6 trình 3 trình 2 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản 392,98 542,89 138,62 160,49 94,32 154,3 3 14,51 15,57 Vốn điều lệ 82,50 98,32 40,84 40,84 15,44 18,62 6,51 7,16 Doanh thu thuần 252,51 322,74 113,91 171.945 82,60 132,7 6 10,10 23,02 Lợi nhuận sau thuế 16,07 25,77 4,50 6,83 3,19 5,69 0,48 1,11 Nguồn: RCC Cung cấp

Ngành đường sắt Việt Nam tính đến tháng 12/2008 có 11 công ty về xây dựng cơ bản chưa kể đến các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản ngoài ngành. Do vậy sự cạnh tranh giữa các công ty trong lĩnh vực này sẽ ngày trở nên gay gắt hơn, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập và phát triển cùng kinh tế khu vực và thế giới.

So sánh một số chỉ tiêu của RCC với các doanh nghiệp xây dựng – bất động sản đã niêm yết (thời điểm 31/12/2008)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu RCC VC2 VC3 SD7 SDT UIC

Vốn điều lệ 2008 98,3 58,74 80,0 90,0 117,0 80,0 Doanh thu thuần 2008 322,7 642,8 299,1 855,3 629,4 681,3 Lợi nhuận sau thuế 2008 25,7 34,3 30,4 37,0 48,6 16,9

EPS (đồng) 2.621 5.839 3.888 4.115 4.155 2.112

ROE (%) 26,2 21,5 16,7 11,7 13,4 14

ROA (%) 4,8 6,6 3,3 5,0 6,3 3,9

Nguồn: BCTC kiểm toán các công ty năm 2008 & tính toán của VTS

Lưu ý: Sự so sánh này chỉ mang tính chất tương đối vì RCC là công ty đầu tiên thuộc ngành đường sắt niêm yết (ngành có những đặc thù riêng).

Triển vọng phát triển của ngành

Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới có nhiều tín hiệu lạc quan

về khả năng phục hồi sau khủng hoảng như: các gói kích cầu của Chính phủ dần phát huy tác dụng, lãi suất trở nên ổn định hơn, nhiều doanh nghiệp đã có mức tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm 2009.

Một số chỉ tiêu dự báo kinh tế Việt Nam 2009-2010

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009F 2010F

Tốc độ tăng trưởng GDP % 6,23 5,0 6,0

Tăng lượng hàng hóa bán lẻ % 6,5 6,8 8,0

Thâm hụt cán cân thương mại Tỷ USD 12,77 6,44 8,58

FDI thực hiện Tỷ USD 11,5 8,0 8,5

Tỷ lệ đầu tư/ GDP % 44,6 37,0 37,5

CPI bình quân 12 tháng % 23,2 7,6 8,9

Nguồn: GSO và dự báo của VTS

Đường sắt: Định hướng đầu tư chiến lược mở rộng mạng lưới đường sắt không chỉ nội địa mà còn giao thương được với các nước lân cận như Campuchia, Thái Lan, Lào… đang mở ra những cơ hội phát triển lớn không chỉ về vận chuyển hành khách và hàng hóa mà còn những hoạt động xây dựng cơ bản, xây lắp đi kèm.

Theo Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu cụ thể ngành trong giai đoạn này: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đáp ứng tối thiểu 13% nhu cầu về lượng luân chuyển hành khách và 14% nhu cầu về lượng luân chuyển hàng hóa. Trong đó, trên các hành lang chính như hành lang Bắc - Nam là 37% về hành khách, hành lang Đông - Tây là 40% về hành khách và hơn 45% về hàng hóa; đáp ứng được 20% nhu cầu về vận chuyển hành khách đô thị.

 Ưu tiên thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM để đưa vào khai thác; phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Đồng Đăng (thuộc chương trình hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung); đầu tư xây dựng xong và đưa vào khai thác đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, ưu tiên hoàn thành sớm đoạn Hà Nội - Huế hoặc Hà Nội - Đà Nẵng và TP. HCM - Nha Trang; hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, chuẩn bị triển khai dự án đường sắt trên cao Hà Nội – Hà Đông, đường sắt nối đến các cảng biển lớn, các khu công nghiệp, khu du lịch...

 Cải tạo nâng cấp các tuyến đường sắt quốc gia hiện có vào đúng cấp kỹ thuật đạt tốc độ 120 km/h phục vụ vận tải liên tỉnh, vận tải hàng hóa và kết nối với đường sắt các nước ASEAN, nghiên cứu để phát triển mạng lưới đường sắt ở phía Tây của đất nước.

 Mạng ĐSVN phải đạt mật độ 15 ÷ 17 km/1.000 km² và khoảng 50 - 70 km/1 triệu dân, đường đôi đạt tỷ lệ 35 ÷ 39% và đường điện khí hóa đạt tỷ lệ 40 ÷ 44% trong đó chủ yếu là tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam; đường sắt cận cao tốc trên hành lang Đông - Tây và các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. HCM.

 Cải tạo, xây dựng cơ sở chế tạo lắp ráp đầu máy, toa xe, sản xuất phụ tùng thay thế với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 50 - 60%; đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất để đóng mới khoảng 5.000 - 9.000 toa xe khách và 50.000 - 53.000 toa xe hàng với chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Ngày 01/07/2009 Ban Thường vụ Đảng ủy đường sắt Việt Nam đã ban hành Thông báo kết luận số 231-TB/ĐU về đề án chuyển Tổng công ty đường sắt Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế đường sắt, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con (đã trình Đề án lên Chính phủ trong tháng 7/2009).

Hiện nay, Tổng công ty đường sắt Việt Nam đang nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam (tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM có chiều dài 1.570 km, với 26 ga, cự ly trung bình giữa các ga là 60km; tàu có vận tốc 300 km, bắt đầu khai thác từ năm 2026, vốn đầu tư khoảng 38 tỷ USD). Dự án sẽ được trình Chính phủ xem xét, trên cơ sở thẩm định, để trình Quốc hội vào tháng 05/2010.

Một số chỉ tiêu phát triển chính của ngành đường sắt đến năm 2010

Tốc độ tăng trưởng về doanh thu bình quân trong các khối là 9%

ĐVT: triệu đồng

KHỐI SẢN XUẤT NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010

Vận tải 2.890.418 3.157.782 3.449.877 3.768.991

Quản lý CSHT 76.797 837.725 915.215 999.873

Các khối SXKD khác 2.923.634 3.194.070 3.489.521 3.812.303

Tổng số 6.580.849 7.189.577 7.854.613 8.581.167

Nguồn: RCC

Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng

Vốn trong nước 323.000 1.225.169 1.369.493 1.698.878 4.586.540 Vốn ODA 230.000 1.430.000 2.915.435 3.651.486 8.006.921 Vốn huy động khác - 50.000 340.000 392.00 882.000 Tổng số 553.000 2.705.169 4.624.928 5.842.364 13.725.461 Nguồn: RCC

Đường bộ: Cũng theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường bộ của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020 là hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực. Thành lập Quỹ bảo trì đường bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Với những hoạch định ưu tiên phát triển của Chính phủ nói trên đã mở ra cơ hội lớn cho RCC có thể đấu thầu nhiều các dự án trong ngành xây dựng cơ bản.

Bất động sản: Bên cạnh mảng hoạt động kinh doanh chính, mảng kinh doanh trong lĩnh vực Bất động sản (Nhà ở, Văn phòng cho thuê) trong tương lai gần sẽ đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp (vốn có lợi thế bởi tài sản đất có vị trị đắc địa từ Bắc vào Nam).

Theo Tổng Cục thống kê, dân số trung bình năm 2008 ước tính 86,16 triệu người, tăng 1,18% so với năm 2007. Trong tổng dân số cả nước, dân số khu vực thành thị là 24 triệu người, tăng 2,85% so với năm trước, chiếm 27,9% tổng dân số; dân số khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, tăng 0,55% và chiếm 72,1%. Do có sự gia tăng dân số, dự tính đến năm 2010 dân số nước ta sẽ đạt gần 89 triệu dân, nhu cầu thực sự về nhà ở sẽ tăng, đặc biệt là ở thành thị.

Đánh giá về định hướng phát triển của RCC với định hướng của ngành

Một phần của tài liệu bản cáo bạch công ty cổ phần công trình đường sắt niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh năm 2009 (Trang 49 - 70)