năm tiếp theo nhìn chung là rất tích cực và sẽ tiếp tục được chứng kiến mức tăng trưởng tốt của ngành.
Những nhân tố chủ quan
Bên cạnh lợi thế về chính sách của Nhà nước ưu tiên cho việc phát triển ngành xây dựng để phục vụ sự phát triển của đất nước trong những năm tới thì RCC cũng rất quan tâm đến sự cạnh tranh giữa các đơn vị mạnh cùng ngành. Vì vậy, RCC luôn nỗ lực vận động, sáng tạo, mở rộng các mối quan hệ và tiếp cận thông tin một cách kịp thời.
RCC luôn đề ra các phương án tổ chức - sản xuất - thi công một cách hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất cho doanh nghiệp. Từ đó, Công ty có lợi thế cạnh tranh về giá của các gói thầu khi đấu thầu các dự án lớn.
Mặt khác, RCC có chính sách áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh vào sản xuất để đổi mới thiết bị công nghệ. Trong năm 2007, 2008 RCC đã đầu tư lần lượt hơn 27 tỷ đồng và 22 tỷ đồng vào mua sắm các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải... góp phần hiệu quả trong việc tạo ra giá trị sản phẩm xây lắp và công nghiệp cho đơn vị.
Nhờ vào sự nỗ lực sáng tạo của cán bộ lãnh đạo cũng như sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể lao động, RCC đã không ngừng phát triển. Bằng chứng là doanh thu thuần tăng trưởng mạnh qua các năm cũng như lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng từ 16,07 tỷ (2007) lên 25,77 tỷ đồng (2008) tương đương 60.36%.
8. Vị THẾ CỦA RCC SO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC TRONG CÙNGNGÀNH NGÀNH
Vị thế của RCC trong ngành
RCC là Công ty có quy mô tổng tài sản, doanh thu thuần, sản lượng và lợi nhuận lớn nhất và được xem là “đầu tàu” trong ngành đường sắt Việt Nam.
Bảng so sánh một số chỉ tiêu các công ty trong ngành đường sắt 2007-2008
ĐVT: tỷ đồng
trình 6 trình 3 trình 2 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản 392,98 542,89 138,62 160,49 94,32 154,3 3 14,51 15,57 Vốn điều lệ 82,50 98,32 40,84 40,84 15,44 18,62 6,51 7,16 Doanh thu thuần 252,51 322,74 113,91 171.945 82,60 132,7 6 10,10 23,02 Lợi nhuận sau thuế 16,07 25,77 4,50 6,83 3,19 5,69 0,48 1,11 Nguồn: RCC Cung cấp
Ngành đường sắt Việt Nam tính đến tháng 12/2008 có 11 công ty về xây dựng cơ bản chưa kể đến các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản ngoài ngành. Do vậy sự cạnh tranh giữa các công ty trong lĩnh vực này sẽ ngày trở nên gay gắt hơn, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập và phát triển cùng kinh tế khu vực và thế giới.
So sánh một số chỉ tiêu của RCC với các doanh nghiệp xây dựng – bất động sản đã niêm yết (thời điểm 31/12/2008)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu RCC VC2 VC3 SD7 SDT UIC
Vốn điều lệ 2008 98,3 58,74 80,0 90,0 117,0 80,0 Doanh thu thuần 2008 322,7 642,8 299,1 855,3 629,4 681,3 Lợi nhuận sau thuế 2008 25,7 34,3 30,4 37,0 48,6 16,9
EPS (đồng) 2.621 5.839 3.888 4.115 4.155 2.112
ROE (%) 26,2 21,5 16,7 11,7 13,4 14
ROA (%) 4,8 6,6 3,3 5,0 6,3 3,9
Nguồn: BCTC kiểm toán các công ty năm 2008 & tính toán của VTS
Lưu ý: Sự so sánh này chỉ mang tính chất tương đối vì RCC là công ty đầu tiên thuộc ngành đường sắt niêm yết (ngành có những đặc thù riêng).
Triển vọng phát triển của ngành
Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới có nhiều tín hiệu lạc quan
về khả năng phục hồi sau khủng hoảng như: các gói kích cầu của Chính phủ dần phát huy tác dụng, lãi suất trở nên ổn định hơn, nhiều doanh nghiệp đã có mức tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm 2009.
Một số chỉ tiêu dự báo kinh tế Việt Nam 2009-2010
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009F 2010F
Tốc độ tăng trưởng GDP % 6,23 5,0 6,0
Tăng lượng hàng hóa bán lẻ % 6,5 6,8 8,0
Thâm hụt cán cân thương mại Tỷ USD 12,77 6,44 8,58
FDI thực hiện Tỷ USD 11,5 8,0 8,5
Tỷ lệ đầu tư/ GDP % 44,6 37,0 37,5
CPI bình quân 12 tháng % 23,2 7,6 8,9
Nguồn: GSO và dự báo của VTS
Đường sắt: Định hướng đầu tư chiến lược mở rộng mạng lưới đường sắt không chỉ nội địa mà còn giao thương được với các nước lân cận như Campuchia, Thái Lan, Lào… đang mở ra những cơ hội phát triển lớn không chỉ về vận chuyển hành khách và hàng hóa mà còn những hoạt động xây dựng cơ bản, xây lắp đi kèm.
Theo Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu cụ thể ngành trong giai đoạn này:
Đáp ứng tối thiểu 13% nhu cầu về lượng luân chuyển hành khách và 14% nhu cầu về lượng luân chuyển hàng hóa. Trong đó, trên các hành lang chính như hành lang Bắc - Nam là 37% về hành khách, hành lang Đông - Tây là 40% về hành khách và hơn 45% về hàng hóa; đáp ứng được 20% nhu cầu về vận chuyển hành khách đô thị.
Ưu tiên thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM để đưa vào khai thác; phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Đồng Đăng (thuộc chương trình hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung); đầu tư xây dựng xong và đưa vào khai thác đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, ưu tiên hoàn thành sớm đoạn Hà Nội - Huế hoặc Hà Nội - Đà Nẵng và TP. HCM - Nha Trang; hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, chuẩn bị triển khai dự án đường sắt trên cao Hà Nội – Hà Đông, đường sắt nối đến các cảng biển lớn, các khu công nghiệp, khu du lịch...
Cải tạo nâng cấp các tuyến đường sắt quốc gia hiện có vào đúng cấp kỹ thuật đạt tốc độ 120 km/h phục vụ vận tải liên tỉnh, vận tải hàng hóa và kết nối với đường sắt các nước ASEAN, nghiên cứu để phát triển mạng lưới đường sắt ở phía Tây của đất nước.
Mạng ĐSVN phải đạt mật độ 15 ÷ 17 km/1.000 km² và khoảng 50 - 70 km/1 triệu dân, đường đôi đạt tỷ lệ 35 ÷ 39% và đường điện khí hóa đạt tỷ lệ 40 ÷ 44% trong đó chủ yếu là tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam; đường sắt cận cao tốc trên hành lang Đông - Tây và các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. HCM.
Cải tạo, xây dựng cơ sở chế tạo lắp ráp đầu máy, toa xe, sản xuất phụ tùng thay thế với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 50 - 60%; đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất để đóng mới khoảng 5.000 - 9.000 toa xe khách và 50.000 - 53.000 toa xe hàng với chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
Ngày 01/07/2009 Ban Thường vụ Đảng ủy đường sắt Việt Nam đã ban hành Thông báo kết luận số 231-TB/ĐU về đề án chuyển Tổng công ty đường sắt Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế đường sắt, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con (đã trình Đề án lên Chính phủ trong tháng 7/2009).
Hiện nay, Tổng công ty đường sắt Việt Nam đang nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam (tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP HCM có chiều dài 1.570 km, với 26 ga, cự ly trung bình giữa các ga là 60km; tàu có vận tốc 300 km, bắt đầu khai thác từ năm 2026, vốn đầu tư khoảng 38 tỷ USD). Dự án sẽ được trình Chính phủ xem xét, trên cơ sở thẩm định, để trình Quốc hội vào tháng 05/2010.
Một số chỉ tiêu phát triển chính của ngành đường sắt đến năm 2010
Tốc độ tăng trưởng về doanh thu bình quân trong các khối là 9%
ĐVT: triệu đồng
KHỐI SẢN XUẤT NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010
Vận tải 2.890.418 3.157.782 3.449.877 3.768.991
Quản lý CSHT 76.797 837.725 915.215 999.873
Các khối SXKD khác 2.923.634 3.194.070 3.489.521 3.812.303
Tổng số 6.580.849 7.189.577 7.854.613 8.581.167
Nguồn: RCC
Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng
Vốn trong nước 323.000 1.225.169 1.369.493 1.698.878 4.586.540 Vốn ODA 230.000 1.430.000 2.915.435 3.651.486 8.006.921 Vốn huy động khác - 50.000 340.000 392.00 882.000 Tổng số 553.000 2.705.169 4.624.928 5.842.364 13.725.461 Nguồn: RCC
Đường bộ: Cũng theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường bộ của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020 là hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực. Thành lập Quỹ bảo trì đường bộ để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Với những hoạch định ưu tiên phát triển của Chính phủ nói trên đã mở ra cơ hội lớn cho RCC có thể đấu thầu nhiều các dự án trong ngành xây dựng cơ bản.
Bất động sản: Bên cạnh mảng hoạt động kinh doanh chính, mảng kinh doanh trong lĩnh vực Bất động sản (Nhà ở, Văn phòng cho thuê) trong tương lai gần sẽ đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp (vốn có lợi thế bởi tài sản đất có vị trị đắc địa từ Bắc vào Nam).
Theo Tổng Cục thống kê, dân số trung bình năm 2008 ước tính 86,16 triệu người, tăng 1,18% so với năm 2007. Trong tổng dân số cả nước, dân số khu vực thành thị là 24 triệu người, tăng 2,85% so với năm trước, chiếm 27,9% tổng dân số; dân số khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, tăng 0,55% và chiếm 72,1%. Do có sự gia tăng dân số, dự tính đến năm 2010 dân số nước ta sẽ đạt gần 89 triệu dân, nhu cầu thực sự về nhà ở sẽ tăng, đặc biệt là ở thành thị.
Đánh giá về định hướng phát triển của RCC với định hướng của ngành
Với định hướng tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong toàn ngành đường sắt tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào xây dựng các công trình, RCC đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, doanh thu, lợi nhuận... so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành.
RCC đang hướng dần công tác sản xuất và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Từ đó cho thấy, định hướng và chiến lược kinh doanh của Công ty hoàn toàn phù
hợp với định hướng của toàn ngành đường sắt, yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.