Tổng quan về thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động quảng cáo trong ngành hàng mỹ phẩm tại Thành phố Đà Nẵng (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRONG NGÀNH HÀNG MỸ PHẨM

1.2. NGÀNH HÀNG MỸ PHẨM

1.2.1. Tổng quan về thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Mỗi năm người Việt Nam bỏ ra gần 35 tỷ đồng mua các loại mỹ phẩm nhưng khoảng 60-70% chi phí này lại rơi vào túi các hãng sản xuất mỹ phẩm nước ngoài, trong đó Hàn Quốc 34%, Nhật 20%, riêng công ty Unilever chiếm 19% còn lại mỹ phẩm Việt Nam khiêm tốn với thị phần là 27%.

Thông thường, thị trường mỹ phẩm được phân khúc với 4 cấp độ căn bản: Thượng hạng (Prestige), Cao cấp (Premium), Trung bình (Middle), Bình dân (Mass) với các mức giá rất khác nhau.

Bên cạnh những thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài ngày càng được ưa chuộng thì không thể không nhắc đến những thương hiệu Việt với những nỗ lực không ngừng để mở rộng thương hiệu, phát triển thị trường. Tuy nhiên, các công ty mỹ phẩm Việt Nam có vẻ không chú trọng đến việc phát triển và quảng bá thương hiệu của mình, nếu có thì cũng không được đầu tư kỹ lưỡng và rất thiếu chuyên nghiệp. Chính vì lẽ đó mà mỹ phẩm Việt đang yếu thế hơn rất nhiều so với các hãng mỹ phẩm nước ngoài và dường như là đang thua trên chính sân nhà của mình. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã xuất hiện ngày càng nhiều các đoạn quảng cáo của mỹ phẩm Việt Nam, tuy nhiên mức độ hấp dẫn còn quá thấp và đối tượng khách hàng chủ yếu là những người có thu nhập trung bình [27].

Trên thế giới, thị trường mỹ phẩm đã hình thành và phát triển từ rất sớm. Anh, Pháp là hai quốc gia mà có sự phát triền và ra đời sớm nhất của các

25

loại mỹ phẩm. Ở Việt Nam, sự xuất hiện của mỹ phẩm muộn hơn và không được phát triển như các nước phương tây. Mỹ phẩm chủ yếu được gửi từ nước ngoài về: dầu gội đầu, kem đánh răng, xà bông, nước hoa… Các xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước cũng đã được thành lập tuy nhiên sản phẩm còn ít và chất lượng thấp: xà bông, xà phòng giặt…Một số cơ sở sản xuất mỹ phẩm ra đời và đã sản xuất các sản phẩm: kem dưỡng da, kem làm trắng da…

như cơ sở sản xuất mỹ phẩm Lan Hảo thành lập năm 1959. Cho đến năm 1989 thì cơ sở này đã phát triển trở thành một doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm khá có tên tuổi trong nước. Cùng với sự phát triển đó thì người tiêu dùng trong nước cũng dần quen với sự xuất hiện và sử dụng mỹ phẩm [27].

Trước năm 1997, tuy thị trường mỹ phẩm VN đã có sự phát triển song vẫn chưa được mấy ai chú ý bởi suy nghĩ thu nhập của phụ nữ còn thấp và ngân sách chi cho mỹ phẩm của họ quá ít ỏi. Các mặt hàng dưỡng da, trang điểm trên thị trường lúc ấy chủ yếu là hàng nhập lậu từ Trung Quốc (các nhãn hiệu rẻ tiền) và hàng trong nước, số ít là hàng ngoại [27].

Quan niệm này thay đổi từ khi Công ty Mỹ phẩm DeBon (Hàn Quốc) bắt đầu hoạt động tại VN (1997). Công ty này làm thay đổi cách nhìn của các nhà kinh doanh mỹ phẩm khác về thị trường VN bởi doanh số bán hàng liên tục tăng từ 30 - 40%/năm và từ một nhãn hiệu vô danh DeBon đã trở thành sản phẩm thời thượng. Việc sở hữu một bộ sản phẩm mỹ phẩm của phụ nữ khi đó chiếm một lượng nhỏ và chủ yếu là người tiêu dùng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Tuy việc mua và sử dụng mỹ phẩm đã trở nên quen thuộc hơn song mỹ phẩm khi đó vẫn được xem như là loại sản phẩm tiêu dùng xa xỉ [27].

Nền kinh tế ngày càng phát triển, Nhà nước đã có nhiều chính sách mở cửa, mở rộng giao lưu với nền kinh tế thế giới, luật pháp được sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như

26

nước ngoài hoạt động kinh doanh. Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng cả về chủng loại lẫn chất lượng. Người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng nhiều loại sản phẩm cao cấp hơn. Xu hướng mua sắm dần thay đổi. Không nằm ngoài xu hướng đó, thị trường mỹ phẩm ngày càng được mở rộng hơn, sản phẩm mỹ phẩm đã dần trở nên quen thuộc và nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm trong nước được thành lập: công ty cổ phần Sao Thái dương, mỹ phẩm Sài Gòn, Mỹ phẩm Lana…Với giá thành tương đối rẻ, phù hợp với những người có thu nhập thấp và trung bình, sản phẩm của các công ty này đã dành được chỗ đứng trên thị trường, thậm chí còn xuất khẩu sang nước ngoài như các sản phẩm của công ty mỹ phẩm Lan Hảo[27].

Hãng mỹ phẩm DeBon thâm nhập vào thị trường Việt Nam, đã mở đầu cho cuộc chinh phục của nhiều hãng mỹ phẩm nước ngoài cả từ hàng bình dân cho đến những thương hiệu nổi tiếng. Chỉ trong một thời gian ngắn là đầu quí II/2004, thị trường có mặt thêm nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đến từ nhiều nước như Christian Breton, Clarin, Feraud, Avon… Đầu tháng 01/05 thị trường xuất hiện thêm dòng sản phẩm chăm sóc da đặc trị (trị nám, tàn nhang, các vết thâm đen…) nhãn hiệu La Pearle (Hãng Porn-Ploy) đến từ Thái Lan [27].

Cho đến nay, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã ngày càng được mở rộng và phát triển. Các chuyên gia về mỹ phẩm cho biết, hầu như các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam. Trong đó có dòng mỹ phẩm cấp cao như Lancôm, Shiseido, Fendi, Lower, Clairins, LOreal, loại trung bình như Avon, Debon, Nevia, Essane, Pond, Hezaline, cùng các thương hiệu mỹ phẩm nội như Sài Gòn, Thorakao, Lana, Biona...

Không chỉ thế, các thương hiệu mỹ phẩm nội như Sài Gòn, Thorakao, Lana, Biona... cũng đang nỗ lực không ngừng để giành thế chủ động trên chính thị

27

trường nhà, điều này khiến cho thị trường mỹ phẩm Việt Nam ngày càng trở nên sôi động [27].

Việt Nam được đánh giá là một trong ba thị trường mỹ phẩm tiềm năng nhất thế giới cùng với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kì điều này chứng tỏ thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã đang và sẽ ngày càng phát triển thêm nữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động quảng cáo trong ngành hàng mỹ phẩm tại Thành phố Đà Nẵng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)