THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức các cơ quan hành chính, sự nghiệp Quận Ngũ Hành Sơn (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp: định tính và định lượng.

a. Nghiên cu định tính

Quá trình nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết tài liệu liên quan, và gặp cán bộ lãnh đạo các cơ quan mục đích nhằm thu thập các ý kiến cơ bản nhất với những nội dung dự kiến cho việc thiết kế nghiên cứu đo lường mức độ thỏa mãn của CB-CC đang công tác tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp Quận NHS. Thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp 25 CB-CC để xác định các biến số ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CB-CC. Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc xây dựng bảng câu hỏi. Sau khi lấy ý kiến, điều tra thử, đã thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung các biến tiềm ẩn và biến quan sát để đưa vào bảng câu hỏi nghiên cứu, cụ thể có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CB-CC khi làm việc tại Quận là:

1. Công việc

2. Tiền lương và phúc lợi 3. Quan hệ đồng nghiệp 4. Đào tạo và thăng tiến 5. Môi trường làm việc

6. Quan hệ cấp trên 7. Đánh giá thành tích b. Nghiên cu định lượng

Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp CB-CC thông qua bảng câu hỏi chi tiết đã được xây dựng sau quá trình nghiên cứu định tính. Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của CB-CC đang làm việc tại Quận.

Mẫu nghiên cứu: Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thức mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [1] cho rằng tỷ lệ mẫu gấp 4 hay 5 lần so với số lượng biến.

Trong đề tài này có tất cả 31 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 31 x 5 =155. Như vậy, số lượng mẫu 240 là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này.

Thực hiện phỏng vấn toàn thể CB-CC các cơ quan hành chính, sự nghiệp Quận thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Tổng thể nghiên cứu định lượng này có số lượng mẫu 240. Để đạt được kết quả tốt hơn, tác giả đã tiến hành bước thử nghiệm, phỏng vấn thử một số CB-CC. Sau đó thực hiện việc hiệu chỉnh một số câu hỏi chưa rõ về cách thuyết phục người trả lời, đánh giá theo suy nghĩ (cảm tính, nhận thức) của mình để hạn chế đến mức thấp nhất số câu hỏi bị bỏ trống.

Bng 2.1. Hình thc chn CB-CC các cơ quan để phng vn

TT Đơn vị Số CB-CC

VC

Số lượng CB-CC phỏng vấn

01 Phòng Nội vụ 09 09

02 Phòng Tư pháp 05 05

03 Phòng Tài chính - Kế hoạch 14 14

04 Phòng Tài nguyên và Môi trường 11 11

05 Phòng Lao động - TBXH 13 13

06 Phòng Văn hoá và Thông tin 08 08

07 Phòng Giáo dục và Đào tạo 10 10

08 Phòng Y tế 06 06

09 Thanh tra quận 06 06

10 Văn phòng Ủy ban nhân dân 33 33

11 Phòng Kinh tế 10 10

12 Phòng Quản lý đô thị 09 09

13 Ban quản lý làng nghề đá mỹ nghệ 05 03

14 Ban quản lý chợ 07 03

15 Ban quản lý công trình XDCB 08 02

16 Trung tâm Văn hóa – Thể thao 09 03

17 BQL du lịch thắng cảnh NHS 38 03

18 Đội kiểm tra quy tắc Đô thị 39 04

19 Đài Truyền thanh quận 09 02

20 Trung tâm Dân số KHHGĐ 10 02

21 Hội chữ thập đỏ 03 02

22 Hội người mù 02 01

23 UBND Phường Mỹ An 24 24

24 UBND Phường Khuê Mỹ 22 22

25 UBND Phường Hòa Hải 24 24

26 UBND Phường Hòa Quý 21 21

Tổng cộng 345 240

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện từng bước như sau: trước tiên phải xác định được mục tiêu nghiên cứu, sau đó đưa ra mô hình nghiên cứu, kế tiếp là đưa ra các thang đo sơ bộ, tiếp theo thực hiện nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thu thập, phỏng vấn cán bộ, công chức, từ đó đưa ra mô hình và thang đo hiệu chỉnh, bước kế tiếp thực hiện nghiên cứu định lượng (tiến hành chọn mẫu, khảo sát bằng bảng câu hỏi với n=240). Bước kế tiếp là xử lý dữ liệu thu thập được để kiểm định thang đo và phân tích dữ liệu dựa trên kết quả Crobach’s Alpha, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy đa biến... Bước cuối cùng là thảo luận kết quả và đưa ra các kiến nghị.

Hình 2.6: Quy trình các bước nghiên cu

Cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn của CB-CC đối với CQ - Các chính sách động viên, đãi ngộ…

- Kinh nghiệm của các đơn vị khác.

- Các công trình nghiên cứu khác đã công bố.

Thu thập thông tin từ Cán bộ, công chức Quận

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn đối với cán bộ, công chức

Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn

Phỏng vấn thử Thiết kế lần 1

Thiết kế lại để hoàn chỉnh

Lấy thông tin vào bảng câu hỏi Nhập và xử lý số liệu Nhận xét phân tích dữ liệu Kết luận, đề xuất các kiến nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức các cơ quan hành chính, sự nghiệp Quận Ngũ Hành Sơn (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)