Đánh giá công tác bồi thường GPMB của Dự án thông qua phiếu điều

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã hồng tiến, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2016 (Trang 47 - 55)

4.4. Công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại 02 Dự án

4.4.4. Đánh giá công tác bồi thường GPMB của Dự án thông qua phiếu điều

* Chính sách hỗ trợ:

Các khoản hỗ trợ của chủ đầu tư dự án cho các hộ gia đình trong khu vực bị thu hồi đất gồm có: gia đình chính sách, hỗ trợ thuê nhà, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ đất nông nghiệp, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ di chuyển... Ngoài các khoản tiền bồi thường các chủ sử dụng còn được hỗ trợ theo quy định của tỉnh Thái Nguyên. Trong đó mức hỗ trợ cho gia đình chính sách chưa có quy định chung trong cả tỉnh. Căn cứ vào kinh phí của dự án và quy định của địa phương mà chủ đầu tư đưa ra mức hỗ trợ hợp lý nhất.

Bảng 4.8. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước

(Nguồn:Trung tâm phát triển quỹ đất-TPTN)

STT Loại hình hỗ trợ Mức hỗ trợ

1 Gia đình chính sách 2.000.000 đ/1 hộ

2 Hỗ trợ thuê nhà 1.191.780 đ/ 1 hộ

3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và đào tạo 430.000 đ/ 1m2

4 Hỗ trợ đất nông nghiệp 8.000 đ/ 1m2

5 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 250.000 đ/ 1 khẩu

6 Hỗ trợ di chuyển 200.000 đ/ 1 hộ

7 Thưởng di chuyển trước thời hạn 250.000 đ/ 1 khẩu

39

Ta thấy ở bảng 4.8 mức hỗ trợ cho đào tạo nghề nghiệp và chuyển đổi việc làm rất lớn. Thực tế khu GPMB đã thu hồi một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp, ảnh hưởng phần nào tới đời sống của người dân và sự phát triển của phường. Ngày nay trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành kinh tế thì việc chuyển đổi việc làm cho người dân càng trở nên quan trọng và sáng suốt. Có thể nói đây cũng là cơ hội cho nhiều gia đình, cá nhân có cơ hội chuyển sang những ngành nghề đang phát triển và có nhu cầu lao động lớn trong tương lai. Góp phần nâng cao đời sống, phát triển kinh tế và kiếm thêm thu nhập.

*Chính sách tái định cư

Tại dự án 1 có 33 hộ và dự án 2 có 15 hộ phải di chuyển chỗ ở. Việc thực hiện chính sách tái định cư của dự án đang tiến hành nhưng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên tính tới thời điểm 30/11/2014, vẫn còn có hộ chờ xin giao đất và chưa có chỗ ở ổn định chiếm. Còn lại một số ít hộ chưa chuyển đi vì nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là không đồng ý với giá đền bù của chủ đầu tư.

Vì vậy, chính quyền và chủ đầu tư dự án cần có phương án giao đất đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ chưa được giao đất để các hộ ổn định đời sống và sản xuất.

Với các hộ chưa giao đất cần tìm cách thoả thuận hoặc dùng biện pháp cưỡng chế với những trường hợp cố tình không giao đất nhằm đảm bảo tiến độ chung của dự án.

40

Bảng 4.9. Kết quả điều tra ý kiến người dân về công tác GPMB

STT Nội dung

Số hộ Tỷ lệ

(%) Ghi chú

1

Hoàn toàn nhất trí

ủng hộ dự án 32 40

Đề nghị tiến hành dự án đúng tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, bảo đảm chất lượng dự án.

2 Giá bồi thường đất ở thấp

21 26

Đề nghị bồi thường theo giá thực tế trên thị trường tại thời điểm dự án tiến hành (ít nhất cũng phải bằng 80% giá thị trường).

3 Giá bồi thường tài sản thấp

13 16 Đề nghị tăng giá vì giá vật liệu xây dựng tăng cao.

4 Hỗ trợ đất tái định cư

14 18 Đề nghị xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh và công khai giá đất.

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Theo kết quả điều tra thực tế và lấy ý kiến người dân của 80 hộ dân, ta thấy rằng đa số các hộ đã nhất trí với Dự án. Bên cạnh đó, các hộ dân cũng đã đưa ra một số các đề nghị về tiến độ của dự án, chất lượng của dự án, bồi thường theo giá thị trường, đề nghị tăng giá, tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, công khai giá đất…

Qua việc thu thập thông tin từ phiếu điều tra của 50 hộ dân bị thu hồi đất ở dự án 1 và 30 hộ dân bị thu hồi đất ở dự án 2. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau được thể hiện ở bảng sau:

41

Bảng 4.10: Tổng hợp ý kiến của người dân về đơn giá bồi thường GPMB Nội dung

đánh giá

Ý kiến đánh

Số phiếu

điều tra Tỷ lệ (%)

Ý kiến người dân

1.Đất đai

Thỏa đáng 44 55

Chưa thỏa đáng

36 45 Giá bồi thường

thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người

dân

2. Tài sản hoa màu trên đất

Thỏa đáng 38 48

Chưa thỏa đáng

42 52 Mức giá bồi

thường thấp

3. Chính sách hỗ trợ

Thỏa đáng 39 49

Chưa thỏa đáng

41 51

Hỗ trợ còn thấp

4. Chính sách tái định cư

Thỏa đáng 49 62

Chưa thỏa đáng

31 38 Diện tích, vị trí chưa phù hợp (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Nhận xét:

Về đất đai, có 44 hộ dân cho rằng mức giá bồi thường về đất đai của dự án là thỏa đáng, chiếm 55%. Còn lại 36 hộ dân chưa thấy thỏa đáng với ý kiến là mức giá bồi thường còn thấp so với giá thị trường, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chiếm 45%.

-Bồi thường về tài sản hoa màu trên đất: trong tổng số 80 hộ đã điêu tra, có 38 hộ dân cho rằng mức bồi thường đã thỏa đáng, chiếm 48%. Còn 42 hộ dân chưa thấy thỏa đáng do mức bồi thường còn thấp, người dân đề nghị

42

tăng giá bồi thường vì với giá đó khó có thể xây dựng lại được những công trình đã bị thu hồi hoặc có ý kiến cho rằng giá các sản phẩm nông nghiệp là tăng qua các năm, có lúc tăng từng ngày theo thị trường nên cần phải bồi thường với mức giá sát với thị trường hơn, chiếm 52%.

Chính sách hỗ trợ: có 39 hộ dân thấy chính sách hỗ trợ của dự án đưa ra là thỏa đáng, chiếm 49%. Còn lại 41 hộ dân chưa thấy thỏa đáng về mức hỗ trợ, chiếm 51%. Một số các hộ dân cảm thấy chính sách hỗ trợ của dự án về hỗ trợ đời sống ổn định, đào tạo chuyển đồi việc làm còn thấp.

-Chính sách tái định cư: 49 hộ dân đồng ý với chính sách tái định cư mà dự án đưa ra, chiếm 62%. Bên cạnh đó, có 31 hộ dân chưa thấy thỏa đáng về chính sách tái định cư này, chiếm 38%. Các hộ dân này có ý kiến phải cấp diện tích tái định cư nhiều hơn và cần lựa chọn vị trí tái định cư cho phù hợp.

4.4.5. nh hưởng ca vic thc hin chính sách thu hi, bi thường đất đến đời sng ca người dân

a, Tác động đến đời sống của người dân sau khi thu hồi đất

Sau khi đã tiến hành điều tra ta thấy được rằng các hộ dân sau khi nhận tiền bồi thường đã sử dụng chủ yếu vào các mục đích như: xây dựng, sửa chữa nhà cửa, gửi tín dụng, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, đầu tư cho con học hành, đầu tư sản xuất kính doanh dịch vụ phi nông nghiệp,... và các mục đích khác.

Theo như kết quả được tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2015 thì ta thấy:

Tại 2 dự án có đến 30 hộ trong tổng số 80 hộ được điều tra (chiếm 37,5%) sử dụng số tiền bồi thường vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa. 16 hộ trong tổng số 80 hộ (chiếm 20%) đem đi gửi tín dụng (gửi tiết kiệm và cho vay). Có 13/80 hộ (chiếm 16,25%) dùng tiền bồi thường để mua sắm đồ dung sinh hoạt của gia đình. Có 5/80 hộ (chiếm 6,25%) hộ đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp như mở cửa hang buôn bán, các dịch vụ ăn uống...Số tiền bồi thường mỗi hộ nhận được là không nhiều, lại chưa định hướng được việc làm,

43

nên ngoài những mục đích như xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dung sinh hoạt, tín dụng, kinh doanh dịch vụ… thì chỉ có 6/80 hộ (chiếm 11,25%) đầu tư cho con cái học hành và học nghề. Ngoài ra các hộ còn sử dụng tiền bồi thường vào các mục đích khác.

b, Tác động đến lao động và việc làm của người dân sau khi thu hồi đất Quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị... là một trong những mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh việc phát triển của tỉnh cũng đã nảy sinh ra nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội ở các địa phương.

Trước khi dự án được tiến hành thì mọi người dân trong khu vực nghiên cứu đều có cuộc sống ổn định, sản xuất trên đất...Sau khi đất bị thu hồi, đặc biệt là các hộ dân bị thu hồi hết đất hoặc là gần hết đất ở, đất sản xuất...thì cuộc sống của họ bị thay đổi rõ rệt. Tuy đã được bồi thường bằng tiền, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi việc làm...nhưng các hộ dân vẫn chưa định hướng được công ăn việc làm hợp lý và ổn định lại cuộc sống.

Lao động, việc làm:

Lao động và việc làm là hai yếu tố quan trọng, nó quyết định đến thu nhập của người dân. Ảnh hưởng của dự án tới lao động, việc làm của người dân có đất đai bị thu hồi được thể hiện qua bảng 4.9:

44

Bảng 4.11: Tình hình lao động, việc làm của các hộ thuộc khu vực bồi thường GPMB 2 dự án

Nội dung

Dự án 1 Dự án 2

Trước khi thu hồi đất

Sau thu hồi đất 1 năm

Trước khi thu hồi đất

Sau thu hồi đất 1 năm Tổng

số

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ (%) 1. Số nhân

khẩu 1126 1126 119 119

2. Số người trong độ tuổi lao động

634 56,31 621 55,15 78 65,55 75 63,03

+ Nông

nghiệp 469 73,97 324 52,17 61 78,20 39 52,00

+ Phi Nông

nghiệp 78 12,30 133 21,42 9 11,54 23 30,67

+ Không có

việc làm 87 13,73 164 26,41 8 10,26 13 17,33

3. Số người ngoài độ tuổi lao động

492 43,69 505 44,85 41 34,45 44 36,97

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường TPTN)

Qua bảng 4.9 ta thấy: số người lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất giảm đi 145 người so với lúc trước khi thu hồi đất (dự án 1 giảm đi 21,8%, dự án 2 số lao động nông nghiệp giảm đi 26,2%). Nguyên nhân chủ yếu là do 2 dự án thu hồi đất chủ yếu lấy vào đất nông nghiệp nên cơ cấu ngành nghề phải chuyển đổi dần từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp như buôn bán, kinh doanh,...Nhưng vì mặt bằng dân trí chỉ ở mức trung bình,

45

trình độ đã qua đào tạo còn ít nên không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương, từ đó kéo theo tỷ lệ thất nghiệp ngày một tăng (12,68% đối với dự án 1, tăng 7,07% đối với dự án 2).

c, Tác động đến thu nhập

Từ số liệu đã qua điều tra cho thấy sau khi thu hồi thì mức thu nhập bình quân của người dân tại khu vực dự án có tăng hơn so với trước lúc thu hồi, nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể.

Bảng 4.12: Thu nhập bình quân của người dân trước, sau thu hồi 1 năm tại 02 dự án nghiên cứu

Đơn vị: Nghìn đồng

Thu nhập Dự án 1 Dự án 2

Trước Sau Trước Sau

Thu nhập bình quân của hộ/năm 3.602 17.717 13.071 15.397 Thu nhập bình quân đầu người /năm 3.708 5.844 3.420 4.860 Thu nhập bình quân đầu người /tháng 309 487 285 405

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Nhận xét:

Tổng hợp kết quả từ bảng 4.10 ta thấy, mặc dù bị thu hồi nhiều diện tích đất sản xuất, nhưng các hộ vẫn có thu nhập cao hơn so với lúc trước khi thu hồi. Có 63,21% số hộ dân có thu nhập tăng cao hơn so với trước khi thu hồi; 19,64 % số hộ có thu nhập không đổi, nhưng vẫn có 17,14% số hộ cho ý kiến rằng có thu nhập thấp so với trước khi thu hồi. Nguyên nhân chủ yếu là do một số hộ dân chưa biết sử dụng tiền bồi thường một cách hợp lý. Họ chỉ đầu tư vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt là chính.

Những hộ còn đất sản xuất thì tiếp tục sản xuất nông nghiệp theo thời vụ, ngoài thời vụ họ chuyển sang làm các công việc khác như buôn bán, công nhân, chuyển chở vật liệu xây dựng…

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã hồng tiến, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2016 (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)