CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KBNN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH29
2.1 Tổng quan về KBNN Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Quảng Trạch 2.1.1.1 Vị trí và chức năng
KBNN huyện Quảng Trạch là tổ chức trực thuộc KBNN Quảng Bình có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn huyện Quảng Trạch theo quy định của pháp luật.
KBNN huyện Quảng Trạch có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
2.1.1.2. KBNN huyện Quảng Trạch có các nhiệm vụ sau
Theo Điều 2, Quyết định 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì nhiệm vụ của KBNN huyện:
- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:
+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước;
tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;
+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
Đại học kinh tế Huế
- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước:
+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có iiên quan theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
- Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
-Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN huyện theo chế độ quy định:
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện;
+ Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định;
+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định - Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
- Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.
- Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện.
- Quản lý đội ngũ công chức, lao động họp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước;
thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt
Đại học kinh tế Huế
động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Quản lý điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giao.
2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy
KBNN huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 186TC/QĐ/TCCB ngày 21/03/1990 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1990.
Lúc mới đi vào hoạt động, tổng số cán bộ công chức là 10 người. Hiện nay số cán bộ công chức của KBNN huyện Quảng Trạch là 11 người.
Cơ cấu tổ chức KBNN huyện Quảng Trạch được thực hiện theo mô hình KBNN huyện theo Quyết định 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. KBNN cấp huyện tổ chức thành 2 bộ phận: Bộ phận kế toán và bộ phận kiểm soát chi. Trong đó bộ phận kế toán là 4 người, bộ phận kiểm soát chi 7 người. Ban Giám đốc gồm có Giám đốc và Phó Giám đốc.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN huyện Quảng Trạch
Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên quy định pháp luật hiện hành BAN GIÁM ĐỐC
BỘ PHẬN KẾ TOÁN
BỘ PHẬN KSC
Đại học kinh tế Huế
* Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận - Ban Giám Đốc gồm:
+ Giám đốc KBNN huyện Quảng Trạch: Chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.
+Phó Giám đốc KBNN huyện Quảng Trạch: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
- Bộ phận kiểm soát chi:
- Chịu trách nhiệm kiểm soát chi các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác được giao qua KBNN theo đúng quy định hiện hành, bao gồm từ khâu tiếp nhận hồ sơ giấy hoặc tiếp nhận hồ sơ điện tử trên dịch vụ công; kiểm soát hồ sơ, chứng từ (đối với các tài khoản không phải kiểm soát chi, thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ); nhập yêu cầu thanh toán trên TABMIS; lưu trữ hồ sơ chi thường xuyên, chi đầu tư theo quy định tại Quy trình này.
- Thực hiện nhập và phân bổ dự toán do KBNN chịu trách nhiệm nhập và phân bổ theo quy định, thực hiện lập các báo cáo liên quan.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản; hồ sơ đề nghị bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu, chữ ký; hồ sơ đề nghị GTGC; hồ sơ đề nghị phong tỏa, tất toán tài khoản của tổ chức, đơn vị;
- Tiếp nhận đăng ký rút tiền mặt của đơn vị giao dịch, chuyển bộ phận KT tổng hợp để thông báo với Ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm đối chiếu, xác nhận với các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư về các khoản đã kiểm soát, thanh toán, chi trả; số dư còn lại của các nguồn vốn được giao kiểm soát chi và thực hiện công tác báo cáo tình hình thực hiện dự toán các khoản chi thường xuyên và tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Chịu trách nhiệm kiểm soát tồn quỹ ngân sách cấp xã.
- Chịu trách nhiệm rà soát, đôn đốc đơn vị xử lý tài khoản tạm thu, tạm giữ.
- Quản lý cam kết chi.
Đại học kinh tế Huế
- Xử lý chuyển nguồn cuối năm.
- Bộ phận kế toán:
- Thực hiện nhiệm vụ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS.
- Thực hiện công tác thu NSNN.
- Kiểm tra, đối chiếu thông tin số tiền bằng số, bằng chữ, đối chiếu các thông tin về tài khoản, mục lục NSNN giữa chứng từ giấy và yêu cầu thanh toán trên hệ thống TABMIS, thực hiện hạch toán kế toán và thanh toán cho đơn vị thụ hưởng.
- Thực hiện nghiệp vụ chi phát sinh từ cơ quan quản lý thu chi ngân sách (cơ quan tài chính, cơ quan thu), các khoản chi bằng Lệnh chi tiền, hoàn trả các khoản thu NSNN, chi hoàn thuế giá trị gia tăng, chi chuyển giao (không bao gồm chi chuyển giao ngân sách huyện cho ngân sách xã), chi trả nợ gốc, lãi vay (bao gồm cả thanh toán công trái, trái phiếu bán lẻ tại địa phương), thanh toán tín phiếu, trái phiếu.
- Chịu trách nhiệm kiểm soát tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh, huyện.
- Xét duyệt hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản, hồ sơ đề nghị bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu, chữ ký của tổ chức, đơn vị.