Thực trạng kết quả mở rộng cho vay

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 51 - 68)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TẠI NH TMCP QUÂN ĐỘI

2.2.3 Thực trạng kết quả mở rộng cho vay

a. Thực trạng mở rộng qui mô cho vay doanh nghiệp - Thực trạng tăng trưởng dư nợ cho vay

Bảng 2.6: Thực trạng tăng trưởng dư nợ tại MB bank Đăk Lăk Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dƣ nợ 231 538 608 729,6

Dƣ nợ cho vay doanh

nghiệp 115.5 312 377 531.5

Tỷ lệ tăng trưởng 170,13 % 20,8 % 41%

(Nguồn: MB Đăk Lăk)

Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tại MB bank Đăk Lăk đều tăng qua 3 năm, năm 2011 so với 2010 là 170,16 % đạt 312 tỷ, Năm 2012 mức tăng có giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao 20,8 % đạt 377 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư

45

nợ cho vay doanh nghiệp cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng dư nợ chung. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng cho vay chung của chi nhánh là 133 %, thì dư nợ DN đạt tốc độ tăng trưởng là 170,16 %. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng dư nợ chung là 13 % so với năm 2011 thì trong cùng kỳ dƣ nợ cho vay doanh nghiệp tăng 20.8 %. Sang năm 2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng trở lại, mức tăng là 40 % đạt 851 tỷ đồng trong đó tăng trưởng dư nợ cho vay DN là trên 50% đạt 573,4 tỷ đồng.

Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp luôn chiếm trên 50% tỷ trọng cho vay và luôn tăng qua các năm. Nếu tỷ trọng này năm 2010 là 50 % trên tổng dƣ nợ, thì sang năm 2011 tỷ lệ này là 58 % và năm 2012 là 62 %. Năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên trên 67.4 %. Qua đó có thể thấy cho vay doanh nghiệp luôn đƣợc ngân hàng chú trọng mở rộng để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn.

-Thực trạng tăng trưởng số doanh nghiệp vay vốn

Bảng: 2.7: Dƣ nợ bình quân của doanh nghiệp tại MB bank Đăk Lăk Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số lƣợng Doanh nghiệp 19 30 33 41

Tỷ lệ tăng số DN vay vốn 57,89 % 10% 24,2%

Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp 115.5 312 377 531.5 Mức dư nợ bình quân khách hàng 6.079 10.400 11.424 12.96 Tỷ lệ tăng trưởng mức dư nợ bình

quân

71.08

% 9,8% 13.5%

(Nguồn: MB Đăk Lăk)

46

Nếu nhƣ số doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh năm 2010 là 19 doanh nghiệp thì năm 2011 số này là 30 DN, tăng 57,89 %. Con số này của năm 2012 là 33 tăng 10 %. Năm 1013 là 41 tăng 24,2 %

-Thực trạng tăng trưởng dư nợ bình quân trên mỗi doanh nghiệp:

Dƣ nợ cho vay bình quân trên mỗi DN của chi nhánh là khá cao năm 2010 là 6.8 tỷ đồng. Năm 2011 là 10,4 tỷ tương đương với tăng trưởng dư nơ bình quân/ trên doanh nghiệp là 71.08 %, mức tăng trưởng này của năm 2012 giảm xuống chỉ còn 9,8 % tương đương 11,4 tỷ. Năm 2013 là 13,5 % tương đương 12,96 tỷ. Điều này cho thấy cùng với sự tăng cường mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, chi nhánh cũng đã quan tâm đến việc tăng dƣ nợ cho vay, tăng hạn mức cho vay trên mỗi DN.

Điều này chứng tỏ khách hàng có những món vay có giá trị lớn ngày càng nhiều. Tuy nhiên mức tăng trưởng dư nợ BQ/ DN giữa các năm có sự chênh lệch lớn cho thấy hoạt động của ngân hàng còn chƣa ổn định, ngân hàng đang tập trung một lƣợng một lớn vào một số ít doanh nghiệp, đây cũng là một hạn chế trong việc phân tán rủi ro

b.Thực trạng biến động cơ cấu dư nợ

-Thực trạng cơ cấu hóa theo phương thức cho vay

47

Bảng 2.8: Thực trạng cơ cấu dƣ nợ tại MB đăk lăk

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ lệ 2012/2011

Tỷ lệ 2013/ 2012

Số tiền

Số tiền

Tỷ trọng %

Số tiền

Tỷ trọng %

Số tiền

Tỷ trọng %

Số tiền

Tỷ trọng %

Số tiền

Tỷ trọng % Cho vay hạn mức 59,75 177 56,7 200,2 53 271 51 23,2 13,1 70,8 35,4 Cho vay dự án 45,5 104.4 33,5 128,2 34 196.7 37 23,8 22,3 68,5 53 Cho vay từng lần 10,25 30,5 9,8 48,6 13 63.8 12 18,1 59,3 15,2 11,6 Dƣ nợ DN 115.5 312 100 377 100 531.5 100 65,1 20,8 154,5 40

( Nguồn báo cáo tín dụng MB bank Đăk lăk)

48

Phương thức cho vay chi nhánh chia thành 3 nhóm: cho vay từng lần, cho vay dự án và cho vay hạn mức.

Trong tổng dƣ nợ cho vay thì cho vay hạn mức chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2011 chiếm đến 56,7 % tỷ trọng dư nợ theo phương thức cho vay. Năm 2012 tỷ trọng cho vay dự án giảm nhẹ còn 53% Về giá trị tuyệt đối cũng có xu hướng tăng dần, năm 2011 đạt 104,4 tỷ tăng 117,25 tỷ so với năm 2010, tương ứng tăng 196,2 %. Năm 2012 đạt 200,2 tỷ tăng 23,2 tỷ, tương ứng tăng 13,1 % so với năm 2011. Năm 2013 dƣ nợ cho hạn mức tiếp tục tăng thêm 70,8 tỷ, tương đương 35,4 % đạt 271 tỷ đồng.

Cho vay dự án đầu tƣ có sự biến động nhiều trong ba năm, năm 2011 dƣ nợ cho vay theo phương thức này là 104,4 tỷ,% tương ứng tăng 58,9 tỷ, tuy nhiên tỷ trọng giảm nhiều chỉ còn 33,5 % so với năm 2010; Năm 2012 có sự gia tăng nhưng không nhiều đạt 128,2 tỷ, tăng 23,8 tỷ tương ứng với tỷ trọng 22,3

%. Năm 2013 nền kinh tế đã có sự phục hồi, cho vay dự án đầu tƣ cũng tăng nhanh cả về giá trị lẫn tỷ trọng đạt 196.7 tỷ tăng 68,5 tỷ với tỷ lệ tăng là 53% so với năm 2012.

Cho vay tường lần có tỷ trọng nhỏ trong tổng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp, chiếm không quá 13 %, nhƣng tỷ trọng tăng dần qua các năm, năm 2010, 2011 chiếm dưới 10 %, năm 2012 có sự tăng mạnh chiếm 13 % đạt 48,6 tỷ tăng 18,21 tỷ tương đương tỷ trọng 59,3 %. Năm 2013 tăng thêm 15,2 tỷ đạt 63.8 tỷ, tương đương tỷ lệ tăng là 11,6 % so với năm 2012.

Tình hình cho vay theo hạn mức tín dụng tăng khá mạnh về lƣợng cũng như tỷ trọng. Trong khi cho vay dự án đầu tư và từng lần có xu hướng giảm, hoặc chỉ tăng nhẹ trong dƣ nợ, và tỷ trọng cho vay doanh nghiệp, chứng tỏ khách hàng vay trong 4 năm qua tại ngân hàng chủ yếu là khách hàng cũ, lƣợng khách hàng mới đến với chi nhánh là chƣa nhiều.

-Thực trạng cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn tín dụng

49

Cơ cấu cho vay DN theo thời hạn tín dụng của MB bank đăk lăk chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn, tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn qua các năm đều đạt trên 80%, tuy nhiên tỷ trọng trên tổng dư nợ thì có xu hướng giảm. Cho vay trung dài hạn có xu hướng tăng, thể hiện năm 2010 dư nợ trung dài hạn chỉ chiếm dưới 20

% trên tổng dƣ nợ cho vay DN thì đến năm 2012 là 32.9%.

Bảng 2.9 Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn tín dụng tại MB bank Đăk Lăk Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ 2012/2011

Tỷ lệ 2013/ 2012 Số

tiền Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền Tỷ trọn g %

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọn g%

Tổng dƣ nợ DN

115.5 312 100 377 100 531,5 100 65 20,8 154.5 40.98

Ngắn hạn

92,7 224,64 72 254,48 67.5 345,48 65 29,84 13,3 91 35.86

Trung dài hạn

23,1 87,36 28 122,53 32,5 186,03 35 35,17 40.3 63.5 51.82 ( Nguồn báo cáo tín dụng MB bank Đăk lăk)

Qua bảng ta thấy, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đã có sự tăng trưởng về qui mô, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào các dự án lớn và có vòng quay vốn lâu dài. Mặt khác hạn mức mỗi khoản vay trung dài hạn thường lớn. cho thấy số lượng các DN nghiệp được cấp tín dụng trung dài hạn còn ít. Cụ thể, Dư nợ ngắn hạn năm 2011đạt 224,64 tỷ tăng 131,94 tương đương 142,3 % so với năm 2010. Năm 2012 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng đạt

50

254,48 tỷ tăng 29.84 tỷ tương đương 13,3 %. Sang năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng thêm 91 tỷ tăng 35,86 % đạt 345.48 tỷ.

Về mặt tỷ trọng có thể thấy quy mô tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất lớn so với qui mô tín dụng trung dài hạn, song có xu hướng giảm dần từ 80,2 % năm 2010 xuống 67,5 % năm 2012. Sang năm 2013 tỷ trọng tiếp tục giảm xuống chỉ còn 65% trong tổng dƣ nợ cho vay. Dƣ nợ trung dài hạn đã đƣợc cải thiện. từ dƣ nợ chỉ có 23,1 tỷ đồng đạt 19,8 % năm 2010 đã tăng lên 122,53 tỷ chiếm 32,5

% năm 2012. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn tiếp tục gia tăng đạt 35 % vào năm 2013 tương đương 186.03 tỷ tăng 63.5 tỷ so với năm 2012. Tín dụng trung dài hạn chủ yếu tập trung vào các DN lớn, các công ty có năng lực tài chính có nguồn vốn lớn, giá trị tài sản đảm bảo lớn.

-Thực trạng cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế

Bảng 2.10: Dƣ nợ cho vay DN theo ngành kinh tế tại MB bank

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tỷ lệ 2012/2011

Tỷ lệ 2013/ 2012 Số

tiền Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

% Tổng dƣ nợ

DN

115.5 312 100 377 100 531.5 100 65 20,8 154,5 40.98 Thương mại

Dịch vụ

59 139,5 44,71 158 41,9 213,7 40,2 18,5 13,3 55,7 35.3 Xây dựng 30 99 31.73 133 35.26 180,7 34 34 34,3 47.7 35,9 Nông-Lâm

nghiệp

7 13 4.17 22 5.84 38,3 7,2 9 69,2 16,3 74,1 CN chế

biến

10 36.5 11.69 33 8,8 47.8 9 -3,5 -9,5 14,8 44,8 Khác 9.5 24 7.7 31 8,2 51 9,6 7 29,2 20 64,5

( Nguồn báo cáo tín dụng MB bank Đăk lăk)

51

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ qua các năm là các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng trên 40 % dư nợ. Năm 2011 dư nợ ngành này đạt 139,5 tỷ tăng 80,5 tỷ tương đương 136,4 % so với năm 2010.

Năm 2012 đạt 158 tỷ tăng 18,5 tỷ tương đương 13,3%. Năm 2013 dư nợ cho vay TM –DV tiếp tục tăng về giá trị đạt 213,7 tỷ tương đương mức tăng 35,5 % tuy nhiên về tỷ trọng trong cơ cấu cho vay các nghành có giảm nhẹ chỉ đạt 40,2 % Sự gia tăng trong dư nợ nghành thương mại đã phản ánh tình hình cho vay của MB bank Đăk lăk đối với nghành này là khá lớn. Nguyên nhân là do trong tổng số các DN trên địa bàn thì ngành thương mại - dịch vụ chiếm trên 50% nên nhu cầu vốn và cho vay với loại hình này chiếm phần lớn dƣ nợ.

Chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng dƣ nợ là các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Chủ trương của Đăk Lăk là hoàn thiện kiến trúc hạ tầng theo 2 giai đoạn, giai đoan 1: 2010-2015, giai đoạn 2: 2016-2020.Vì vậy yêu tiên ngân sách cho đầu tƣ xây dựng giai đoạn này là khá lớn. Chính vì vậy mà qui mô nguồn vốn của ngân hàng với ngành này tăng mạnh. Đặc biệt là năm 2011 chênh lệch 2010/2011 là 80,5 tỷ, tăng 230 %, và tỷ trọng dƣ nợ của nghành nghề này cũng tăng lên từ 25,98 % năm 2010 lên 31,73 % năm 2011. Năm 2012 dƣ nợ vẫn tiếp tục tăng với tốc độ và giá trị nhỏ hơn năm 2011, đạt 34 tỷ đồng, tăng 34,3 % so với năm 2011. Cũng như những năm trước năm 2013 dư nợ cho vay lĩnh vực xây dựng tiếp tục tăng đạt 180,7 tỷ tăng 47,7 tỷ với mức tăng là 35,9 %.

Dƣ nợ đối với nhóm ngành nông lâm nghiệp có tỷ trọng nhỏ không quá 8

%, năm 2011 chỉ đạt 13 tỷ chiếm tỷ trọng 4,17%, năm 2012 tỷ trọng này có tăng nhẹ chiếm 5,84 % đạt 22 tỷ đồng. Năm 2013 dƣ nợ nhóm ngành này tăng mạnh đạt 38,3 tỷ tăng 16,3 tỷ, tương đương mức tăng 74,1%.

Ngành công nghiệp chế biến có mức dƣ nợ biến động mạnh chênh lệch lớn năm 2011 tăng 26,5 tỷ, đạt 36,5 tỷ tương đương mức tăng 265 %. Tuy nhiên dự nợ ngành này năm 2012 lại giảm 3,5 tỷ chỉ còn 33 tỷ tương đương mức giảm

52

9,5 %. Năm 2013 dư nợ nghành này tăng trở lại đạt 47,8 tỷ tăng 14,8 tỷ tương đương 44,8 %.

-Thực trạng cơ cấu dƣ nợ theo hình thức bảo đảm

Theo cán bộ tín dụng của MB bank Đăk Lăk thì tại Ngân hàng cho vay DN có tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ cao, chiếm xấp xỉ 97 % tổng dƣ nợ. Hình thức đảm bảo chủ yếu là thế chấp, cầm cố. Trong đó thế chấp bất động sản chiếm tỷ trọng cao khoảng 75 %, cầm cố máy móc, thiết bị, xe chiếm khoản 25

%. Đảm bảo không bằng tài sản chỉ chiếm khoảng 3 % và có su hướng giảm, chênh lệch dƣ nợ này qua các năm là rất thấp.

Ngân hàng rất ít cho vay không có tài sản đảm bảo. Chi nhánh thường căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng và tính chất của khoản vay để xem xét khoản vay của khách hàng có hay không có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên hình thức này chi nhánh rất hạn chế sử dụng do tính chất rủi ro khá cao, chỉ áp dụng đối với khách hàng có quan hệ truyền thống, uy tín và thường được hội sở xem xét phê duyệt.

Muốn vay không có tài sản thế chấp DN phải thực sự có uy tín, có phương án kinh doanh hiệu quả, nhưng cũng không dễ để ngân hàng duyệt cho vay, thời gian xem xét cho vay không có tài sản thế chất thường kéo dài, và mức xét duyệt thường là cũng rất thấp nên cũng không đáp ứng được đủ và kịp thời nguồn vốn mà DN cần. Do đó việc vay không có tài sản đảm bảo không những không tăng mà còn có xu hướng giảm.

Việc hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo là tình trạng chung tại các NHTM, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động nhƣ hiện nay, khi mà các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn bao giờ hết.

c.Thực trạng chất lượng dịch vụ vay vốn doanh nghiệp

53

Để đánh giá một cách toàn diện hơn hoạt động cho vay DN, sau khi tìm hiểu và tham khảo ý kiến của những cán bộ chuyên môn tại chí nhánh về những khó khăn vướng mắc trong quá trình cho vay DN, tác giả đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu những đánh giá, nhận xét của khách hàng, từ đó rút ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay, giúp cho việc đề xuất giải pháp thiết thực hơn, nhằm giải quyết đƣợc những tồn tại trong quá trình mở rộng cho vay hiện nay tại đơn vị.

Đối tƣợng và phạm vi khảo sát: Các DN đã và đang vay vốn hoặch dự kiến sẽ thiết lập quan hệ tín dụng trong thời gian tới tại chi nhánh ngân hàng cổ phần Quân Đội chi nhánh Đăk Lăk

Mục đính: Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay DN, đánh giá chất lƣợng dịch vụ của hoạt động này.

Để từ đó, đƣa ra các giải pháp thiết thực, giải quyết những vấn đề tồn tại trong quá trình cho vay tại Ngân hàng, giúp các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay và ngân hàng có thể mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay.

Phương pháp: Phương pháp phân tích chính dược sử dụng là thống kê, mô tả và phân tích kết hợp kết quả nghiên cứu.

Số phiếu khảo sát phát ra 60 phiếu, trong đó có đƣợc ghi nhận 54 phiếu, 6 phiếu không đủ tiêu chuẩn.

Kết quả khảo sát và việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng như sau:

Chính sách giao tiếp khuyếch trương:

Với đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ năng lực, thái độ phục vụ tận tình chu đáo, tác phong chuyên nghiệp giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác MB bank đăk Lăk đã tạo đƣợc ấn tƣợng tốt đẹp cới khách hàng, góp phần xây dựng hình ảnh của ngân hàng. Tuy nhiên vẫn có nhiều khách hàng cho rằng thủ tục của MB bank vẫn còn rườm rà, khó khăn vì vậy ngân hàng cần đẩy mạnh công

54

tác cải cách thủ tục bên cạnh đó cần tuyên truyền cho khách hàng hiểu các chủ trương chính sách và các dịch vụ của ngân hàng.

Đa dạng hóa các sản phẩm, dich vụ cho vay của ngân hàng.

Thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho vay ngân hàng của mỗi khách hàng là khác nhau. Vì vậy để thu hút đƣợc nhiều khách hàng, MB bank đăk lăk cần tăng cường thực hiện các hình thức cấp tín dụng đa dạng và phù hợp hơn. Hơn nữa, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho vay luôn đƣợc xem là một biện pháp quan trọng để giảm thiểu rủi ro mà hầu hết các ngân hàng luôn hướng đến.

Nhận thức đƣợc vấn đề trên trong quá trình hình thành và phát triển MB bank đăk lăk luôn chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, hướng đến từng đối tƣợng khách hàng. Qua đó thỏa mãn mọi nhu cầu đa dạng, phong phú khi khách hàng đến với MB bank.

Dưới đây là tổng hợp mức độ hài lòng của các DN khi tiếp cận vốn vay của ngân hàng đƣợc chia thành năm mức độ từ rất hài lòng đến rất không hài lòng.

Bảng: 2.11 Đánh giá chất lƣợng dịch vụ cho vay doanh nghiệp

Đvt: %

Chỉ tiêu Rất hài

long

Hài lòng

Bình thường

Không hài lòng

Rất k hài lòng Sự đa dạng, phong phú của sản

phẩm

25,18 53.55 12.77 8.50 Sự phù hợp và cạnh tranh về lãi

suất

20.15 38.85 19.78 20.03 2.18 Thủ tục hồ sơ gọn nhẹ, Sự nhanh

chóng về thời gian giải quyết hồ sơ

15.4 23.18 30.54 27.78 3.1

55

Địa điểm giao dịch thuận lợi 25.18 56.48 15.4 2.94 Ngân hàng chú trọng cho vay

dựa trên phương án kinh doanh của DN

20.4 34.04 24.28 19.15 2.13

Sự phù hợp về Tài sản đảm bảo 19.4 23.4 25.53 25.54 6.39 Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ

ngân hàng

23.15 40.63 25.54 10.68

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy về sự đa dạng, phong phú của sản phẩm nhận đƣợc đa số sự hài lòng của các DN trên 78 %, chỉ có 8,5 % là không hài lòng. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng, đáp ứng đƣợc hầu hết nhu cầu vay vốn của các DN

Về sự phù hợp và cạnh tranh về lãi suất: Trong quan hệ tín dụng giữa DN và ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người dử dụng vốn là các DN phải trả cho người cho vay là các NHTM. Đối với các DN lãi xuất hình thành nên chi phí đầu vào của quá trình SXKD. Do đó, mọi sự biến động của lãi suất cho vay trên thị trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của DN và qua đó điều chỉnh các hành vi của họ đối với các hoạt động kinh tế.

Xét về gốc độ ngân hàng, tuy nói lãi suất là giá cả đồng vốn mà ngân hàng cho vay, nhƣng không phải lãi suất càng cao thì ngân hàng càng có lợi, mà nó còn phụ thuộc vào chi phí cho vay và huy động cũng nhƣ rủi ro trong quá trình cho vay. Nhƣ vậy lợi ích ngân hàng không mẫu thuân với lợi ích của DN vì DN có vay vốn và sử dụng vốn hiệu quả thì ngân hàng mới hạn chế đƣợc rủi ro và có nguồn thu nhập.

Việc khách hàng không đánh giá cao sự phù hợp và cạnh tranh về lãi suất tại MB bank Đăk Lăk với mức không hài lòng và rất không hài lòng trên 22%

cho thấy mặc dù Ngân hàng đã cố gắng hạ lãi xuất theo chính sách của chính

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh đăk lăk (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)