Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 20 - 23)

1.1. Cơ sở lý luận liên quan vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ

1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển

Từ xa xưa, phong tục tập quán lạc hậu, trọng nam khinh nữ là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.

Sự tồn tại những hủ tục đã kìm hãm tài năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình. Vì vậy nhiều chị em trở nên

không mạnh bạo, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội [5].

Ngoài gánh nặng công việc gia đình người phụ nữ còn bị cộng đồng đối xử bất bình đẳng, họ rất ít có cơ hội tham gia các hoạt động, hưởng thụ văn hoá tinh thần và tiếp cận với các dịch vụ thông tin. Công việc chính của người phụ nữ được thừa nhận là nội trợ, chăm sóc con cái luôn lệ thuộc vào chồng và con trai. Còn các hoạt động học tập, thi cử và quản lí đất nước là do nam giới chi phối. Kết quả là người phụ nữ không biết đến hoặc không thể thực hiện được quyền của họ đã được pháp luật công nhận.

Phụ nữ là nhân tố chính trong các hoạt động tạo ra của cải lương thực ở nông thôn. Ruy nhiên, việc phụ nữ nông thôn tiếp cân với những kiến thức về chuyên môn, khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế phần nào ảnh hưởng dến năng suất lao động. Ngoài ra, người phụ nữ dường như ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải giành phần lớn thời gian còn lại cho công việc gia đình.

Tuy phụ nữ đã được bình đẳng với nam giới về tất cả các quyền và được quy định rõ trong Hiến pháp, bộ Luật dân sự và Luật hôn nhân gia đình nhưng hầu hết phụ nữ nông thôn không hiểu biết về những văn bản trên và phải tuân theo các tập quán truyền thống. Phụ nữ bị hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật, sự hiểu, việc nắm bắt kiến thức pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị trường, tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới hay các phương tiện hiện đại vào sản xuất và đời sống gặp khó khăn, do vậy hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp[9].

Phụ nữ nông thôn vừa phải thực hiện thiên chức của mình là phải mang thai, sinh con và cho con nhưng vẫn đảm bảo phải lao động tạo ra của cải vật chất cho gia đình vừa làm công việc nhà cùng với điều kiện sinh hoạt thấp

kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị giảm sút. Dẫn đến năng suất lao động giảm sút, kinh tế giá đình kém phát triển hơn [15].

Phụ nữ phải đối mặt với nhiều ràng buộc về thời gian lớn hơn nam giới.

Phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn, họ có thể dành ít thời gian hơn cho công việc đồng ruộng nhưng lại phải làm việc nhà nhiều hơn do sự phân công lao động mang tính chất giới về việc chăm sóc con cái và trách nhiệm chăm lo việc nhà. Do vậy mà phụ nữ ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn sách báo, thông tin. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức và hiểu biết xã hội. Do vậy mà cơ hội để phụ nữ giao tiếp rộng, tham gia hội họp để nắm bắt thông tin còn rất ít [10].

Xã hội đã ngày càng coi trong vai trò của phụ nữ, có cái nhìn tích cực hơn trong việc nhìn nhận lại vai trò của phụ nữ. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan do chính phụ nữ gây ra, đó chính là quan niệm lệch lạc về giới, ngay cả phụ nữ cũng có cái nhìn không đúng về những vấn đề đó. Họ cũng cho rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái…là việc của phụ nữ. Họ tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Trong khi họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình, sản xuất càng đè nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần làm giảm sút sức khỏe, thể chất, tinh thần của họ[18].

Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân loại.

Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ của họ trong cuộc sống.

Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và bất bình đẳng. Vì vậy, bình đẳng giới là vấn đề luôn được Nhà nước Việt Nam quan tâm và triển khai nhiều chính sách quan trọng mang lại quyền lợi bình đẳng giữa mọi người, đồng thời tuyên truyền, giáo dục để thay đổi quan niệm, tư duy của nam giới và chính nữ giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)