Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 69 - 72)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ tại thành phố Thái Nguyên

3.5.4. Phân tích ma trận SWOT

* Điểm mạnh:

- Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác xã hội ngày càng cao, góp thêm tiếng nói trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế nói chung và các chính sách liên quan đến phụ nữ nói riêng.

- Tổ chức hội phụ nữ từ thành phố đến cơ sở thường xuyên được kiện toàn và hoạt động có chiều sâu, là chỗ dựa vững chắc cho chị em phụ nữ trong hoạt động kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ.

* Cơ hội:

Hệ thống chính sách để hỗ trợ phát triển kinh tế của vùng nông thôn khá toàn diện, tác động vào nhiều mặt của người dân địa phương. Một số chính sách theo lĩnh vực như sau:

- Kinh tế: Hỗ trợ vốn sản xuất được các cấp Hội Phụ nữ tín chấp qua Ngân hàng CSXH cho phụ nữ vay phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và quỹ tín dụng tiết kiệm do phụ nữ đứng tên vay và quản lý với lãi xuất thấp. Hệ thống khuyến nông, khuyến lâm tập huấn kỹ thuật sản xuất đến với các chi hội phụ nữ giúp chị em tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lao động bình đẳng trong gia đình, nam giới và phụ nữ cùng chia sẻ công việc và bàn bạc dựa trên quyết định chung.

- Văn hoá: Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân thông qua hệ thống loa đài phát thanh và truyền hình cáp đến từng hộ gia đình. Nét đẹp truyền thống của phụ nữ dân tộc, chịu thương chịu khó, đảm đang, giữ gìn bản sắc qua trang phục và tiếng nói giúp cho phụ nữ nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật, bình đẳng giới, chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

- Khoa học, công nghệ: Hàng năm đã mở các lớp tập huấn, dạy nghề, đào tạo nghề cho nông dân tới tận xóm thu hút đông đảo phụ nữ tham gia.

Chuyển giao khoa học, công nghệ cho người dân làm thay đổi tập quán canh

tác và năng lực sản xuất như thực hiện các mô hình trình diễn cây con giống mới đưa vào sản xuất tăng năng suất, chất lượng.

- Giáo dục: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ 3 của cả nước, với 1 trrường đại học vùng; 10 trường đại học; 9 trung tâm và viện nghiên cứu; hơn 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 15 trường trung học phổ thông và tương đương. Hệ thống giáo dục từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT được phát triển mạnh mẽ. Hệ thống trường lớp được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường..

- Y tế: Với vai trò là trung tâm y tế vùng, trên địa bàn Thành phố có gần 20 bệnh viện lớn và cơ sở y tế với trên 3.000 giường bệnh, trong đó có Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện tuyến Trung ương.

Các bệnh viện đã triển khai, đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật y tế chuyên sâu, hiện đại nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho nhân dân Thành phố, Tỉnh và các khu vực lân cận, góp phần làm giảm áp lực cho các bệnh viện lớn tuyến Trung ương. Đến nay, Thành phố có 26/27 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

- Quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ nữ: Cán bộ nữ trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đáp ứng đủ chỉ tiêu, tỷ lệ đã đề ra; Duy trì và phát triển nguồn nhân lực là nữ cử và quan tâm tạo điều kiện để cán bộ nữ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý.

3.5.4.2. Yếu tố cản trở

* Điểm yếu:

- Đại bộ phận phụ nữ nông thôn trình độ học vấn còn hạn chế, sự tiếp cận và tiếp thu các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp của vùng nghiên cứu còn chậm. Ảnh hưởng phần nào đến phát triển kinh tế hộ nói riêng và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung.

- Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ được công nhận nhưng hệ thống tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại dai dẳng ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, trong gia đình và xã hội, chính bản thân người phụ nữ vẫn còn tư tưởng tự ti, an phận và thu động, vẫn còn biểu hiện hẹp hòi, còn quá cầu toàn, khắt khe khi đánh giá phụ nữ, chưa thật sự tin tưởng vào khả năng của phụ nữ. Điều này đã hạn chế sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo, khả năng cống hiến của phụ nữ, đó chính là lực cản bên trong kìm hãm họ. và cũng không thể không nhắc đến nguyên nhân do rào cản tâm lý, văn hoá truyền thống và những yếu tố gia đình, xã hội đã tạo nên. Không ít phụ nữ vẫn còn tư tưởng an phận, níu kéo lẫn nhau, chưa nỗ lực phấn đấu tham gia vào các cương vị lãnh đạo,quản lý…

* Thách thức:

Mức độ kinh tế: Khi thu nhập của gia đình thấp, người phụ nữ phải vất vả hơn để kiếm sống nuôi gia đình. Bên cạnh đó, do nghèo nên không có điều kiện để đầu tư cho sản xuất, hiệu quả sản xuất thấp. Dẫn tới chênh lệch về thu nhập bình quân/người/năm giữa các nhóm hộ nghèo, trung bình còn khá cao.

Và khi càng nghèo thì người phụ nữ càng tự ti hơn.

- Gánh nặng công việc của phụ nữ: Phụ nữ nông thôn ngoài tham gia vào công việc tạo thu nhập như các hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp thì còn công việc không lương chính là chăm sóc gia đình, chăm sóc con cái, nội trợ và chăm sóc các thành viên khác trong gia đình... Quan niệm “việc nhà là việc của đàn bà” đã làm giảm đi sự cảm thông, chia sẻ, động viên đối với người phụ nữ trong gia đình. Để thực hiện hết các công việc đó, chị em phải giành hơn 8 giờ (tức khoảng 533 phút) để chuẩn bị cơm nước cho cả nhà, chăn lợn, chăn gà, làm việc đồng áng… vì vậy thời gian giành cho việc nghỉ ngơi bị hạn chế.

- Cơ hội tiếp cận các nguồn lực: thực tế cho thấy phụ nữ đúng tên trên sổ đỏ, đúng tên chủ hộ vẫn còn rất thấp. Ngay từ gia đình, phụ nữ đã đi lấy chồng thì của cải để lại cho con trai. Các tài sản lớn chưa được quyết định và chưa được đúng tên. Nguồn vốn cho vay từ các tổ chức cho phụ nữ vẫn còn hạn chế, chưa đủ để đầu tư sản xuất với quy mô.

- Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng để tiến tới bình đẳng chưa cao: Hàng năm, đều có những lớp tập huấn về công tác giới và bình đẳng xã hội được mở ra. Tuy nhiên, người tham gia chủ yếu vẫn là chị em phụ nữ, nam giới có tham gia phần rất nhỏ, và nhận thức thay đổi về giới diễn ra vẫn còn chậm

- Việc cụ thể hoá và thực thi các chính sách về bình đẳng giới còn hạn chế: Nhà nước đã ban hành Luật bình đẳng giới, có nghị định hướng dẫn thực hiện Luật bình đẳng giới. Cấp uỷ địa phương chưa có nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật bình đẳng giới và bàn về vấn đề phụ nữ.

Hoạt động của ban vì sự tiến bộ của phụ nữ chủ yếu do cơ quan thường trực của ban (Hội phụ nữ) thực hiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)