Thực trạng vai trò phụ nữ trong các hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 65)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ tại thành phố Thái Nguyên

3.4.2. Thực trạng vai trò phụ nữ trong các hộ nghiên cứu

3.4.2.1. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập

Trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình thì người phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất để tạo thu nhập. Các hoạt động tạo thu nhập các hộ phong phú và đa dạng, ở mỗi loại hộ khác nhau đều có ít nhất 02 hoạt động tạo thu nhập, hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làm thuê... qua bảng 3.3 thấy rằng, cả 3 xã đều thể hiện có sự phân công lao động rõ ràng giữa các ngành khác nhau phù hợp

với năng lực riêng của từng giới, phụ nữ có thu nhập cao hơn chồng ở các ngành Tiểu thủ công nghiệp, Dịch vụ, thấp hơn so với chồng ở ngành Lâm nghiệp, đi làm thuê ngoài. Ở lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi thì vợ và chồng có thu nhập ngang nhau, và hầu hết là cả 2 vợ chồng cùng làm công việc trồng trọt và chăn nuôi tạo thu nhập cho gia đình. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất là rất lớn song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giới.

Bảng 3.3: So sánh mức đóng góp thu nhập của vợ với chồng trong 3 xã nghiên cứu

Đơn vị tính: % Nguồn thu

Tân Cương (n=30)

Quyết Thắng (n=30)

Đồng Bẩm (n=30) Cao

hơn

Thấp hơn

Bằng nhau

Cao hơn

Thấp hơn

Bằng nhau

Cao hơn

Thấp hơn

Bằng nhau

Trồng trọt 23,3 20 56,7 20 26,7 53,3 20 16,7 63,3

Chăn nuôi 20 23,3 56,7 16,7 23,3 60 13,3 20 66,7

Thuỷ sản 6,7 26,7 13,3 6,7 16,7 13,3 3,3 23,3 10

Lâm nghiệp 3,3 26,7 16,7 6,7 23,3 10 3,3 16,7 6,7

Tiểu thủ CN 26,7 3,3 13,3 20 6,7 10 30 13,3 20

Dịch vụ 23,3 13,3 13,3 26,7 6,7 10 13,3 10 13,3

Từ làm thuê 13,3 53,3 33,3 23,3 46,7 30 13,3 56,7 30 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2016 - 2017) Qua bảng 3.4 cả 3 xã thì các công việc như làm đất, phun thuốc, bón phân, gặt lúa, sao chè… phụ nữ vẫn đảm nhiệm với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, trong công việc lao động nữ được sử dụng một cách đúng mức, giải phóng sức lao động của phụ nữ, thay vì làm những công việc nặng nhọc, phụ nữ tham gia các công việc ít tiêu hao nhiều sức lực. Những công việc nặng nhọc, vất vả trong quá trình sản xuất người đàn ông đảm nhận hoặc đều được thuê ngoài như làm đất, tuốt lúa, sao chè…

những công việc cần đảm bảo thời gian của mùa vụ như gặt lúa, hái chè… cũng được đổi công hoặc đi thuê người khác làm.

Bảng 3.4: Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộ ở các điểm nghiên cứu năm 2016

Loại công việc

Người làm chính

Xã Tân Cương (n=30) Xã Quyết Thắng (n=30) Xã Đồng Bẩm (n=30)

Chồng Vợ Người

khác Chồng Vợ Người

khác Chồng Vợ Người

khác Số

người Tỷ lệ Số

người Tỷ lệ Số

người Tỷ lệ Số

người Tỷ lệ Số

người Tỷ lệ Số

người Tỷ lệ Số

người Tỷ lệ Số

người Tỷ lệ Số

người Tỷ lệ 1.Trồng lúa:

-Làm đất (cày, bừa) 17 56,7 2 6,7 11 36,7 15 50 3 10 12 40 20 66,7 1 3,3 9 30

- Gieo mạ, cấy 5 16,7 20 66,7 5 16,7 6 20 21 70 3 10 6 20 15 50 9 30

- Bón phân 6 20 17 56,7 9 30 7 23,3 15 50 8 26,7 12 40 14 46,7 4 13,3

- Làm cỏ, phun thuốc 7 23,3 18 60 5 16,7 9 30 20 66,7 1 3,3 9 30 12 40 9 30

- Gặt 4 13,3 18 60 8 26,7 5 16,7 17 56,7 8 26,7 6 20 13 43,3 11 36,7

- Tuốt 9 30 3 10 18 60 10 33,3 4 13,3 16 53,3 8 26,7 1 3,3 21 70

- Phơi 6 20 19 63,3 5 16,7 7 23,3 17 56,7 6 20 10 33,3 20 66,7 0 0

2. Trồng màu:

- Làm đất 16 53,3 4 13,3 10 33,3 17 56,7 7 23,3 6 20 17 56,7 6 20 7 23,3

- Gieo hạt, trồng cây 8 26,7 16 53,3 6 20 9 30 14 46,7 7 23,3 8 26,7 17 56,7 5 16,7

- Bón phân 7 23,3 13 43,3 10 33,3 9 30 14 46,7 7 23,3 9 30 16 53,3 5 16,7

- Phun thuốc 10 33,3 10 33,3 10 33,3 13 43,3 7 23,3 10 33,3 15 50 5 16,7 10 33,3

- Thu hoạch 9 30 13 43,3 8 26,7 7 23,3 15 50 8 26,7 9 30 14 46,7 7 23,3

3. Trồng chè

- Bón phân 7 23,3 10 33,3 13 43,3 8 26,7 11 36,7 11 36,7

- Phun thuốc 8 26,7 6 20 16 53,3 9 30 5 16,7 16 53,3

- Tưới nước 6 20 11 36,7 13 43,3 10 33,3 8 26,7 12 40

- Hái chè 5 16,7 19 63,3 6 20 4 13,3 21 70 5 16,7

- Sao, vò chè 9 30 18 60 3 10 8 26,7 14 46,7 8 26,7

- Đi bán 4 13,3 21 70 5 16,7 5 16,7 22 73,3 3 10

4.Chăn nuôi:

- Lấy ( mua) thức ăn 8 26,7 11 36,7 11 36,7 6 20,0 10 33,3 14 46,7 7 23,3 11 36,7 12 40

- Chăm sóc 11 36,7 14 46,7 5 16,7 12 40,0 15 50,0 3 10,0 14 46,7 14 46,7 2 6,7

- Đi bán 5 16,7 19 63,3 6 20 4 13,3 16 53,3 10 33,3 2 6,7 15 50 13 43,3

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2016 - 2017)

Bảng 3.5: Phân công lao động trong hoạt động khác ở 3 xã vùng nghiên cứu

Loại công việc

Người làm chính (%)

Chồng Vợ Thành viên khác hoặc đi thuê

Hộ khá Hộ TB Hộ

nghèo Hộ

khá Hộ TB Hộ

nghèo Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo

1

Hoạt động dịch vụ (n=27)

- Chọn mặt hàng để bán 20,4 20,1 58,7 57,3 20,9 22,6

- Đi mua, chở về 41,3 39,5 25,8 24,7 32,9 35,8

- Bán hàng 15,6 15,8 57,2 55,7 27,2 28,5

- Ghi sổ, quản lý bán hàng 13,4 15,7 54,7 55,3 31,9 29

- Trả nợ, đòi nợ 10,6 15,8 60,5 61,5 28,9 22,7

2

Hoạt động lâm nghiệp (n=54)

-Phát cây, dọn đồi, đốt 58,7 55,5 49,3 20,1 18,6 22,4 21,2 25,9 28,3

- Đào hố, trồng cây 60,2 58,6 60,7 18,7 17,2 20,5 21,2 24,2 18,8

- Chăm sóc rừng 53,3 55,6 57,4 17,6 20,7 22,8 29,1 23,7 19,8

- Lấy măng, sản phẩm phụ khác 35,5 34,7 37,6 45,2 44,7 50,1 19,3 20.6 12,3

- Khai thác gỗ, bán 29,8 33,5 37,8 10,6 12,7 10,5 59,6 55,9 52,2

3

Hoạt động tái sản xuất (n=90)

- Mua sắm, xây dựng, sửa chữa 46,7 45,9 43,6 30,3 33,4 31,5 23 20,7 24,9

- Chăm sóc sức khoẻ gia đình 20,7 22,6 18,8 50,4 48,8 46,5 28,9 28,6 34,7

- Dạy con học 34,6 37,5 28,2 37,6 41,4 39,2 27,8 21,1 32,6

- Nội trợ:nấu cơm, giặt… 22,4 21,6 19,7 72,2 70,3 74,5 5,4 8,1 5,8

4

Hoạt động cộng đồng (n=90)

- Tham gia họp xóm 50,7 50,4 48,7 37,5 36,6 32,4 11,8 13 18,9

- Dự tuyên truyền chính sách, Pháp luật 56,3 53,7 48,6 23,5 22,7 20,1 20,2 23,6 31,3

- Dự đám hiếu, hỷ, lễ 60,5 58,7 58,4 18,8 18,4 17,7 20,7 22,9 23,9

- Là hội viên đoàn thể 37,8 36,8 40,3 33,5 32,7 37,7 28,7 30,5 22

- Lao động công ích 18,6 17,5 18,4 44,7 45,8 43,4 36,7 36,7 38,3

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2016 - 2017)

Qua bảng 3.5 ta thấy rõ hơn sự phân công lao động trong các hộ nông dân ngoài sản xuất nông nghiệp. Các nhóm hộ nghèo không tham gia hoạt động dịch vụ, chỉ có nhóm hộ khá và trung bình mới tham gia vào các hoạt động dịch vụ vì nhóm hộ khá và trung bình họ có vốn để nhập hàng và có thể bán chịu cho người dân trong vùng, điều này các hộ nghèo không thể thực hiện được, hơn nữa các hộ này có điều kiện thuận lợi về địa điểm, thường có nhà nằm dọc các trục đường chính, ở các điểm trung tâm của vùng.

Qua bảng trên cho thấy, trong hoạt động dịch vụ, người vợ tham gia phần lớn ở tất cả các khâu từ chọn mặt hàng để bán trên 50%, bán hàng và quản lý sổ sách gần 60%, ở khâu trả nợ và đòi nợ khách hàng trên 60%, sở dĩ người vợ là người tham gia vào các công việc này vì đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo, mềm dẻo, có cách nói ứng xử, trong mọi tình huống không như nam giới thô lỗ cục cằn nên khi lưu giữ sổ sách đòi nợ, hay đi đòi nợ sẽ không dễ như phụ nữ vì đa phần nam giới nóng nảy nên khó có thể mà đòi nợ được cách dễ dàng nên phụ nữ đòi nợ, giữ sổ sách. Người chồng cũng tham gia vào hoạt động này nhưng với tỷ lệ thấp 10,6% - 15,8%, chủ yếu là đi chở hàng vì công việc chở hàng đòi hỏi sức khỏe và có độ bền nên ở chở hàng nam giới chiếm tỷ lệ từ 39,5% - 41,3% về để bán hoặc chở hàng đến tận nhà giao cho khách, hoặc phụ giúp bán hàng những lúc vợ bận công việc khác.

phụ nữ chỉ đảm nhiệm một phần nhỏ hỗ trợ người chồng lúc chồng bận làm việc khác chiếm từ 24,7% - 25,8%.

Ở các xã Tân Cương, Quyết Thắng là xã phát triển ngành ngề san xuất và kinh doanh chè đặc sản Tân Cương nổi tiếng. Đây cũng là nơi có nguồn nguyên liệu chè sẵn có, nhất là vào mua thu hoạch chè để chế biến sản phẩm bán thì rất là nhiều và phát triển đa phần người vợ cũng là người chủ yếu bán hàng, ghi sổ sách và quản lý việc kinh doanh, có nhiều hộ là cơ sở sản xuất chè chính có thể thu nhập lên đến vài trăm triệu một năm. Chỉ có một lĩnh vực sản xuất trong các nông hộ nam giới tham gia nhiều nhất, nhiều hơn nữ giới,

đó là hoạt động lâm nghiệp. Trên 50% người chồng trong các hộ điều tra thực hiện việc phát, dọn đồi, chăm sóc rừng, trong khi người vợ chỉ tham gia dưới 23%. Trong vùng nghiên cứu, các hộ gia đình còn có hoạt động tạo thêm thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, đó là làm thuê trong vùng như: đào đất, xây dựng, khai thác quặng, đóng gạch, bốc vác…và đi làm thuê tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, việc này thường do các con trong gia đình tham gia. Qua bảng trên ta thấy rõ, giữa nam và nữ có sự không công bằng trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng. Trên 50% người chồng tham gia các buổi họp xóm, nghe tuyên truyền kiến thức về chính sách, pháp luật. Điều này càng làm tăng thêm khoảng cách về nhận thức, hiểu biết xã hội giữa nam và nữ. Trong khi đó, công việc nội trợ, chăm sóc sức khỏe người thân hay nuôi dạy con cái lại chủ yếu do người vợ đảm nhận, và công việc sản xuất nông nghiệp cũng có tỷ lệ nữ tham gia rất cao ở tất cả các khâu. Qua bảng số liệu trên ta thấy được rằng ở cộng việc sản xất lâm nghiệp chủ yếu là hộ có thu nhập thấp cả hai vợ chồng cùng nhau làm vì thế nên họ mất khá nhiều thời gian vào hoạt động đó nên không thể tham gia vào vào các hoạt động sản xuất khác nên thu nhập của họ không được cao.

Một lần nữa càng khẳng định rằng, phụ nữ đảm nhận đa phần các việc nội trợ, chăm sóc sức khỏe, dạy con học. Thời gian cho ngủ, nghỉ để tái sản xuất sức lao động cho phụ nữ giảm đi nhất là trong nhưng thời điểm khẩn trương của mùa vụ, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của phụ nữ. Thời gian xem Tivi, đọc báo để tiếp nhận nhiều thông tin bổ ích cũng rất hạn chế đối với phụ nữ. Để phụ nữ có thời gian để thăm hỏi, giao lưu bạn bè hoặc tham dự các lớp học, các buổi tập huấn nâng cao kiến thức về mọi mặt thì rất cần có được sự chia sẻ từ các thành viên khác trong gia đình, trước hết là người chồng với công việc nội trợ, chăm sóc con cái…

3.4.2.2. Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất

Phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi hoạt động trong hộ gia đình. Để xem xét vai trò của phụ nữ trong quản lý hộ và việc điều hành

sản xuất. Qua số liệu nghiên cứu bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ nữ tham gia quản lý hộ và điều hành sản xuất chiếm tỷ lệ khá cao ở cả ba xã từ 43,3% đến 46,7%. Tuy nhiên, do quan niệm và do nhận thức của người dân, đặc biệt là chính bản thân người phụ nữ luôn có một tư tưởng người chồng là trụ cột, mọi quyết định là đúng và bản thân mình chỉ góp ký kiến hoặc là nghe theo nên việc ra quyết định cuối cùng trong gia đình chủ yếu là người chồng tỷ lệ này chiếm trên 50%.

Bảng 3.6: Tỷ lệ nữ tham gia quản lý điều hành sản xuất

Tiêu chí

Tỷ lệ nữ tham gia quản lý, điều hành sản xuất

Số lượng Tỷ lệ (%)

Xã Tân Cương 13/30 43,3

Xã Quyết Thắng 13/30 43,3

Xã Đồng Bẩm 14/30 46,7

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2016 - 2017) Phụ nữ có vai trò quan trọng trong công việc gia đình và tham gia quản lý sản xuất nhưng do phong tục tập quán, quan niệm và do nhận thức của người dân nên vẫn không thể xóa bỏ trong tư tưởng của người dân, người chồng vẫn là chủ gia đình và có vai trò quyết định chủ yếu các công việc quan trọng. Vấn đề này càng trở nên phổ biến trong các hộ gia đình nông thôn, tuy vậy có sự khác biệt về tỷ lệ giữa các vùng, giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc, giữa các nhóm tuổi. Cụ thể, qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù các vùng khác nhau có tỷ lệ phụ nữ tham gia điều hành sản xuất khác nhau. Xã Tân Cương và xã Quyết Thắng thì tỷ lệ nữ tham gia điều hành sản xuất là 43,3%, riêng xã Đồng Bẩm có tỷ lệ nữ điều hành sản xuất cao nhất và qua điều tra Đồng Bẩm là xã có mức thu nhập bình quân đầu người cũng cao nhất trong 3 xã (khoảng 45 triệu/người/năm). Có thể thấy rằng tỷ lệ nữ tham gia quản lý hộ và điều hành sản xuất chiếm tỷ lệ cao hơn ở các hộ có thu

nhập khá, tiếp đến là hộ trung bình và thấp nhất ở các hộ nghèo. Qua đây, ta thấy có sự ảnh hưởng của phụ nữ tới mức thu nhập cũng như kinh tế của hộ.

những hộ.

Bảng 3.7: Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ vùng nghiên cứu STT Công việc Số giờ trung bình (%)

1 - Công việc tạo thu nhập 38,61

2 - Công việc nội trợ 18,60

4 - Chăm sóc sức khoẻ 4,47

5 - Dạy con học 5,10

6 - Công tác xã hội 3,97

7 - Vui chơi, thăm bạn bè 2,19

8 - Thời gian ngủ, nghỉ 29,06

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2016 - 2017) Qua bảng 3.7 thời gian phụ nữ lao động sản xuất để tạo thu nhập cho hộ gia đình rất cao chiếm tới 38,61% nhưng họ vẫn phải đảm nhận trách nhiệm làm công việc nội trợ, nấu ăn, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa (18,6%).

Ngoài ra chăm sóc sức khỏe gia đình như bố mẹ, anh chị, con cái (4,47%), dạy dỗ con (5,1%), họ còn dành thời gian cho công tác xã hội, hoạt động cồng đồng (2,19%). Vì vậy, thời gian ngủ nghỉ, vui chơi xem tivi, đọc báo…dành cho bản thân là rất ít chỉ 29,06% không đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ nông thôn, nhất là thời gian mùa vụ. Do đó, để phụ nữ có nhiều thời gian nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động thì rất cần giảm bớt công việc như nội trợ, chăm sóc con cái… cần sự chia sẻ từ gia đình, người thân, đặc biệt từ chồng.

3.4.2.3. Vai trò trong tham gia công tác xã hội

Phụ nữ ngày càng năng động, tích cực tham gia công tác xã hội nhiều hơn như tham gia các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Tại vùng nghiên cứu có đến 10% đến 13,3% số phụ nữ được điều tra tham gia vào cấp ủy xã, trong đó có 1 chị tham gia chức danh Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã, 1 chị phó Chủ tịch UBND xã, có 13,3% đến 16,7% tham gia vào hội

đồng nhân dân xã. Các tổ chức đoàn thể có 6,7% đến 16,7% tham gia ít nhất Ban Chấp hành các đoàn thể. Nhìn chung, số phụ nữ tham gia công tác chính quyền còn thấp chưa tương xứng với lực lượng nữ tại địa phương.

Bảng 3.8: Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể tại các xã vùng nghiên cứu

Các chức danh

Xã Tân Cương n=30

Quyết Thắng

n=30

Đồng Bẩm

n=30 Số

người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Cấp uỷ xã 4 13,3 3 10 3 10

Hội đồng nhân dân xã 4 13,3 5 16,7 4 13,3

Ban chấp hành Đoàn TN 3 10 2 6,7 5 16,7

Ban chấp hành Hội nông dân 5 16,7 4 13,3 4 13,3

Trưởng xóm 1 3,3 2 6,7 2 6,7

Bí thư chi bộ 1 3,3 2 10 1 3,3

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra 2016-2017) Ngày càng nhiều phụ nữ nông thôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, tuy nhiên so với nam giới thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn vì có thể thấy, phụ nữ có tham gia các lĩnh vực của xã hội thì vẫn phải đủ tiêu chí đó là: Giỏi việc nước, đảm việc nhà là người mẹ, người vợ biết chăm sóc tốt cho gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động cộng đồng nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn tuy nhiên khoảng cách không lớn, được thể hiện ở chỗ:

Tham gia các buổi họp xóm có 22,4% đến 33,7% phụ nữ tham gia. Tỷ lệ của nam giới là 43,3% đến 59,9%. Số còn lại là cả vợ và chồng thay nhau đi hợp xóm. Có thể thấy tỷ lệ nam nữ tham gia họp xóm giữa vợ và chồng đã có sự chuyển biến lớn, người vợ được tham gia hoạt động cộng đồng nhiều hơn. Vì vậy dễ dàng hơn trong việc tiếp cân thông tin diễn ra ngay trong địa bàn cư trú, chia sẻ với những người xung quanh về công việc làm ăn và những vấn đề khác. Với tham gia sinh hoạt đoàn thể có thể thấy rằng, phụ nữ ngày nay nói

chung cũng như người vợ nói riêng trong gia đình có điều kiện hơn để thể hiện khả năng của mình trong các hoạt động chung của cộng đồng. Hiện tượng “nữ làm - nam học” đã giảm dần khi nam giới và phụ nữ cùng chia sẻ công việc cho nhau nhằm tăng hiệu quả công việc nâng cao đời sống

Bảng 3.9: Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng ở các điểm nghiên cứu

Các hoạt động

Người thực hiện (%) Xã Tân Cương

(n=30)

Xã Quyết Thắng (n=30)

Xã Đồng Bẩm (n=30)

Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Họp xóm 33,7 48,5 17,8 28,1 59,9 12 22,4 52,2 25,4 Sinh hoạt

đoàn thể 36,8 35,1 28,1 39,7 42,5 17,8 28,3 37,8 33,9 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2016- 2017) 3.4.2.4. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật

Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi hội họp, nghe đài, xem ti vi, đọc báo… còn phụ nữ đảm nhiệm công việc đồng áng, nội trợ, chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình. Họ nắm bắt kiến thức chủ yếu qua các lớp tập huấn do hội phụ nữ tổ chức, qua việc đi chợ mua, bán sản phẩm và qua chính kinh nghiệm mà họ tích luỹ được trong quá trình lao động. Trong vùng nghiên cứu, phụ nữ thường nắm bắt thông tin qua người chồng ,qua hội đoàn thể, qua họ hàng, qua thông tin khi giao lưu trên thị trường, qua cán bộ khuyến nông, qua cửa hàng vật tư nông nghiệp….hay tích luỹ kinh nghiệm của chính bản thân. Qua các năm, số phụ nữ được tiếp nhận các thông tin từ cán bộ kỹ thuật khuyến nông và từ hội đoàn thể đã tăng nhưng vẫn chưa nhiều và chất lượng thông tin chưa cao. Người phụ nữ nhận thông tin nhiều nhất từ các nguồn: từ chồng (47,8%), từ kinh nghiệm bản thân (45,66%), và từ chợ (44,4%). Nguồn thông tin họ nhận được ít nhất từ việc đọc sách báo, điều này cho thấy phụ nữ rất bị hạn chế trong việc tiếp cận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)