2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ nông thôn trong các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong ba xã điển hình được chọn là xã Tân Cương, xã Quyết Thắng, xã Đồng Bẩm.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại một số cơ quan, tổ chức kinh tế chính trị - xã hội, một số nhóm hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp trên địa bàn nông thôn thành phố Thái Nguyên.
- Về thời gian nghiên cứu: tổng quan về vai trò của phụ nữ được phân tích thông qua số liệu của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, kinh tế - xã hội trong thời gian gần đây, chủ yếu từ năm 2014 đến năm 2016. Các số liệu điều tra thực hiện trong năm 2016,2017.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của nông thôn thành phố Thái Nguyên.
- Thực trạng vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế của các hộ nghiên cứu.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn cũng như phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận nghiên cứu xã hội học (giới): Nhằm nghiên cứu đặc tính của giới, sự khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến giới.
- Tiếp cận nghiên cứu liên ngành, đa ngành: Nhằm nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến đời sống xã hội và hoạt động sản xuất. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Tiếp cận nghiên cứu vi mô: Nhằm đánh giá tình hình phát triển sản xuất, kinh tế của hộ gia đình.
- Tiếp cận nghiên cứu hệ thống: Nhằm nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong các hệ thống sản xuất của hộ gia đình.
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 2.3.2.1. Chọn vùng nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu phải đại diện về các điều kiện tự nhiên, KTXH, văn hóa, môi trường… để làm rõ được vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình của thành phố Thái Nguyên.
Theo vị trí địa lý, địa hình, địa mạo đất đai của và tình hình phát triển kinh tế của các hộ, căn cứ địa giới hành chính của thành phố Thái Nguyên tôi lựa chọn điều tra trọng điểm tại 3 xã của thành phố là : Tân Cương, Đồng Bẩm và Quyết Thắng.
2.3.2.2. Chọn hộ nghiên cứu
Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Chọn 90 hộ đại diện cho nông thôn thành phố Thái Nguyên, các hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh sách hộ và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: nghèo, trung bình và khá. Tiếp đó, căn cứ vào tỷ lệ nữ làm chủ hộ, tỷ lệ nữ tham gia quản lý sản xuất của hộ, tham gia lãnh đạo chính quyền đoàn thể của địa phương, tham gia hoạt động cộng đồng, tôi lựa chọn 3 xã đại diện cho từng cụm xã để
điều tra. Các hộ được điều tra phải có phụ nữ có gia đình với độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: Chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Đây là phương pháp tốt nhất để ta có thể chọn ra một mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể. Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản bằng cách: Từ danh sách các hộ gia đình của xã Tân Cương, xã Quyết Thắng và xã Đồng Bẩm chọn ra các hộ gia đình trong tổng thể chung vào mẫu. Thu được số lượng mẫu tương ứng là:
+ Xã Tân Cương: chọn 30 hộ + Xã Quyết Thắng: chọn 30 hộ + Xã Đồng Bẩm: chọn 30 hộ
- Thu thập tình hình của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trước.
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp
- Sở Lao động - TBXH, Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên - Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố
- Niên giám thống kê, Phòng thống kê của UBND thành phố, Phòng LĐ&TBXH thành phố, Báo cáo tổng kết các hoạt động của Hội Liên Hiệp phụ nữ, Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ, ... của thành phố Thái Nguyên.
- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.
Phương pháp: Thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết cho đề tài với các chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.
Số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn sâu một số tổ chức, cá nhân am hiểu lĩnh vực phụ nữ. Trên cơ sở điều tra nhanh bằng phương pháp hỏi trực tiếp, tiến hành phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin đánh giá trách nhiệm, vị trí, vai trò và năng lực của phụ nữ trong gia đình theo nội dung trong mẫu điều tra,
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp và quan sát. Chọn mẫu nghiên cứu gồm 90 hộ ở tất cả các xóm của 3 xă Tân Cương, Đồng Bẩm và Quyết Thắng, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng và đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: nghèo, trung bình và khá.
Phương pháp PRA: Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. Phương pháp này cho phép chúng tôi có sự đánh giá khách quan về hộ gia đình và tình hình kinh tế xã hội của địa phương.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu Phương pháp phân tổ thống kê
Được sử dụng để phân loại thu nhập và tiêu dùng theo các mức khác nhau: hộ giàu, khá, trung bình, nghèo, theo ngành nghề, theo lứa tuổi, văn hoá, theo phân cấp quản lý cán bộ...
Phương pháp phân tích thống kê
Là phương pháp dựa vào các số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong những bảng biểu cụ thể để tìm ra những nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong các bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần phải có những thay đổi gì cho phù hợp.
Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh phân tích để thấy được vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình, so sánh thu nhập của người phụ nữ so với nam giới (người chồng) để thấy được mức độ công bằng trong gia đình.
Phương pháp phân tích SWOT
Để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu cùng các yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn địa bàn nghiên cứu.
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ:
+ Trang bị tư liệu sản xuất trên hộ
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh đời sống của hộ:
+ Các tài sản hiện có trong gia đình + Cơ cấu các khoản thu nhập của hộ
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và năng lực của phụ nữ:
+ Tổng số phụ nữ: Gồm toàn bộ các hộ không phân biệt độ tuổi, ngành nghề.
+ Tỷ lệ nữ: Là tỷ số giữa tổng số phụ nữ trên toàn bộ dân số
+ Tỷ lệ lao động nữ: Là toàn bộ lao động nữ trong tuổi và có khả năng lao động trên tổng số lao động trong tuổi.
+ Tỷ lệ học vấn: Phản ánh trình độ học vấn của phụ nữ:
Tỷ lệ nữ có trình độ Tiểu học = Số phụ nữ có trình độ Tiểu học
x 100 Tổng số phụ nữ
Tỷ lệ nữ có trình độ THCS = Số phụ nữ có trình độ THCS
x 100 Tổng số phụ nữ
Tỷ lệ nữ có trình độ THPT = Số phụ nữ có trình độ THPT
x 100 Tổng số phụ nữ
- Nhóm chỉ tiêu biểu hiện sự đóng góp của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình.
+ Số lượng và tỷ lệ nữ làm chủ hộ,
+ Số lượng và tỷ lệ nữ quyết định các công việc gia đình,
+ Số lượng và tỷ lệ nữ tham gia vào lao động sản xuất và các công việc khác.
Chương 3