Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Về trồng trọt: Thái Nguyên là một thành phố trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của tỉnh. Vì vậy dân cư tập trung đông đúc, mật độ dân số cao và nhiều ngành nghề, trong đó nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của thành phố. Để thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển đạt hiệu quả đã chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có nhiệu quả kinh tế cao hơn như chuyển đất vườn tạp sang trồng chè, cây ăn quả, tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật giống mới có năng suất cao vào sản xuất… Sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 29.128 tấn, tăng 7,9% (2.128 tấn) so với kế hoạch. Trồng mới và phục hồi 34 ha chè, bằng 113% kế hoạch.
Về chăn nuôi: Theo thống kê năm 2016 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên không xảy ra dịch bệnh, giá sản phẩm được duy trì ổn định, thu nhập
của người chăn nuôi cơ bản được đảm bảo. Hiện tại, đàn gia súc, gia cầm đang phát triển ổn định. Đàn trâu trên địa bàn thành phố có 3.398 con, đàn bò là 1.529 con, lợn 75.081 con, đàn gia cầm có 1,13 triệu con.
Về công tác xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục đầu tư xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng cơ sở. Đã xây dựng mới và sửa chữa được làm mới và mở rộng 7,62km đường, 4,9km kênh mương thuỷ lợi, sửa chữa 2 cầu cống và các công trình khác. 8/8 xã đạt nông thôn mới, hiện thành phố đã làm hồ sơ đề nghị UBND tỉnh trình Thủ tướng chính phủ công nhận thành phố Thái Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 vào dịp kỳ niệm 55 năm ngày thành lập thành phố Thái Nguyên 19/10/2017.
Về lâm nghiệp: Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có tổng 2.987,92 ha rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó: Rừng phòng hộ là 985,91 ha, rừng sản xuất là: 2.002,01 ha. Diện tích rừng tập trung chủ yếu ở 04 xã phía Tây Thành phố (Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Quyết Thắng).
3.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2016 đạt mức tăng trưởng ổn định, mức tiêu thụ hàng hóa có chiều hướng tăng. Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp của Trung ương, của Tỉnh và liên doanh với nước ngoài về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng…Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) năm 2016 đạt 21.654 tỷ đồng, tăng 6,9%
so với cùng kỳ. Trong khu vực Nhà nước Trung ương đạt 8.190 tỷ đồng, giảm 8,81% so với cùng kỳ; khu vực liên doanh đạt 5.447 tỷ đồng tăng 37,4% so với cùng kỳ; Khu vực Nhà nước địa phương đạt 134 tỷ đồng, tăng 17,54% so với cùng kỳ; khu vực ngoài quốc doanh đạt 6.166 tỷ đồng, tăng 6,38% so với cùng kỳ… Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2016 đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 1,6% so với kế hoạch.
3.2.3. Thương mại và dịch vụ
Năm 2016, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố tương đối sôi động, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của cả xă hội tăng cao; các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh tích cực đầu tư, mở rộng kinh doanh, áp
dụng nhiều hình thức phục vụ để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại được duy trì. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 5 trung tâm thương mại, 26 chợ, 21 siêu thị, 105 cửa hàng tự chọn, 34.007 hộ kinh doanh cá thể, 3.283 doanh nghiệp và 86 hợp tác xã; trên 100 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó nhiều khách sạn đạt chuẩn 3 sao trở lên; có trên 1.000 nhà hàng, điểm ăn uống giải khát. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2016 đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ.
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT-XH chủ yếu năm 2016 của thành phố Thái Nguyên
TT Chỉ tiêu Đơn
vị tính Kế hoạch
2016
kế hoạch
Tỉnh
Thự hiện 2016
So sánh KH
tỉnh KH thành phố
1
Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản
xuất. Trong đó:
% 15 15,5 vượt 0,5%
Ngành dịch vụ 18 18,1
Ngành công nghiệp,
xây dựng 10 15
Ngành nông nghiệp 5 5
2 Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương
Tỷ
đồng 6.200 5.900 6.300 Vượt
6,8% Vượt 1,6%
3
Thu ngân sách Nhà nước
Tỷ
đồng 975 823,4 1299,59 Vượt
57,8% Vượt 33,3%
Chi ngân sách Nhà nước
Tỷ
đồng 991,7 832,4 1406,89 Vượt
69% vượt 41,9
4
Sản lượng lương thực
có hạt Tấn 27.000 27.000 29.128 Vượt
7,9% Vượt 7,9%
Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt
(theo giá thực tế)
Triệu
đồng 108 107 108 Vượt
0,93% Đạt 100%
5 Số lao động được tạo
việc làm tăng thêm Người 4.000 4.000 Đạt 100%
6 Giảm tỷ suất sinh thô 0/00 0,1 0,1 Đạt 100%
7
Giảm tỷ lệ hộ nghèo % 1,35 1,83 Đạt 100% (theo chuẩn mới) Giảm tỷ lệ hộ
cận nghèo % 1,2 1,11 Đạt 100% (theo
chuẩn mới) 8 Tổ chức cai nghiện Lượt
người 200 262 vượt 31%
9 Chỉ tiêu giao quân người 220 Đạt 100%
(Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Nguyên)
3.2.4. Cơ sở hạ tầng Giao thông
Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305 ha chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố. Nhìn chung, hạ tầng giao thông đô thị của Thành phố đã và đang được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ. Hệ thống giao thông đa dạng với 3 loại hình: đường sắt, đường thủy, đường bộ. Trong những năm gần đây hệ thống giao thông của thành phố Thái Nguyên đã từng bước phát triển và hoàn thiện, tuyến đường quốc lộ 3 đi qua địa bàn thành phố Thái Nguyên dài 22km, đường tránh quốc lộ 3 dài 7km. Ngoài ra còn nhiều tuyến đường trong khu vực trung tâm thành phố như: Đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Lương Ngọc Quyến, đường Hoàng Văn Thụ,… hệ thống đường liên thôn, liên xóm ngày càng được cải thiện, bê tông hóa phục vụ đi lại, nhu cầu phát triển kinh tế của nhân dân và địa phương.
Hệ thống điện
Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110KV và 220KV thông qua đường hạ thế xuống 35KV - 12KV - 6KV /380V/220V; 100% các đường phố chính và trên 85% tuyến đường dân sinh có điện chiếu sáng ban đêm.
Hệ thống nước sinh hoạt
Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ng.đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lít/người/ngày. Đến nay, 95% số hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.
Thủy lợi
Là một yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua được sự hỗ trợ của Tỉnh và Thành phố, Thành phố đã xây dựng 780 công trình vừa và nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Chủ yếu là các trạm bơm,
cống, kênh, mương nội đồng. Về hệ thống sông ngòi Thành phố có con sông lớn là sông Cầu và bên cạnh đó còn có nguồn nước rất lớn từ hồ Núi Cốc.
Hàng năm, Thành phố có chương trình cứng hóa kênh mương, tu bổ, nạo vét, nâng cấp, mở rộng hệ thống thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu phát triển kinh tế xã hội, ổn định về đời sống và tinh thần cho người dân trong thành phố.
3.2.5. Dân số và lao động
Thành phố Thái Nguyên có 306.842 dân, bao gồm 27 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 19 phường: Cam Giá, Đồng Quang, Gia Sàng, Hương Sơn, Quán Triều, Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên và 8 xã: Cao Ngạn, Đồng Bẩm, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Tân Cương, Thịnh Đức. Trong đó dân số ở khu vực nội thành: 255.521 người, khu vực ngoại thành: 51.321người.
Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn thành phố chiếm 96.7% dân số, trong đó, ngành dịch vụ chiếm 49,5%, công nghiệp chiếm 47,2%, nông nghiệp chỉ chiếm 3,3%.
3.2.6. Giáo dục và đào tạo
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ 3 của cả nước (sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), với 1 đại học vùng; 10 trường đại học chuyên ngành; 9 trung tâm và viện nghiên cứu; hơn 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 15 trường trung học phổ thông và tương đương. Hệ thống giáo dục từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT được phát triển mạnh mẽ. Hệ thống trường lớp được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường.
3.2.7. Về y tế
Với vai trò là trung tâm y tế vùng, trên địa bàn Thành phố có gần 20 bệnh viện lớn và cơ sở y tế với trên 3.000 giường bệnh, trong đó có Bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là bệnh viên tuyến Trung ương. Các bệnh biện đã triển khai, đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật y tế chuyên sâu, hiện đại nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho nhân dân Thành phố, Tỉnh và các khu vực lân cận, góp phần làm giảm áp lực cho các bệnh viện lớn tuyến Trung ương. Đến nay, Thành phố có 26/27 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.