Phân tích và miêu tả tình thái

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh bảo tàng trong tiếng Việt và t (Trang 69 - 93)

CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU SỰ THỂ HIỆN CỦA NGHĨA LIÊN NHÂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH BẢO TÀNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

2.2. Phân tích và miêu tả sự thể hiện nghĩa liên nhân trong văn bản thuyết minh bảo tàng đã chọn khảo sát tiếng Việt và tiếng Anh

2.2.2. Phân tích và miêu tả tình thái

2.2.2.1. Tình thái trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt

Phần này sẽ trình bày sự thể hiện của tình thái, gồm tình thái hóa và đạo nghĩa hóa trong VBTMBT tiếng Việt.

(i) Tình thái hóa

Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích và thảo luận về phụ ngữ TT, tác tử TT và vị từ TT nhận thức cùng với sự nhận diện của chúng.

59

a. Phụ ngữ tình thái và việc nhận diện của chúng - Các tiểu loại phụ ngữ tình thái

Bảng dưới đây trình bày số lượng phụ ngữ TT ở từng tiểu loại trong VBTMBT tiếng Việt đã chọn khảo sát.

Bảng 2.2. Phụ ngữ tình thái trong VBTMBT tiếng Việt

TT Các loại phương tiện biểu thị tình thái Tổng Tỉ lệ %

1 Mức độ 40 37,3%

2 Thời gian 20 18,7%

3 Sự đánh giá 13 12,1%

4 Tính cường độ 12 11,2%

6 Tính điển hình 7 6,5%

7 Tính rõ ràng 5 4,7%

8 Tính năng diễn 5 4,7%

9 Tính bảo lưu 4 3,7%

10 Tính xác suất 1 0,9%

Tổng 107 ~100%

Bảng 2.2 cho thấy, có mười tiểu loại phụ ngữ TT xuất hiện trong VBTMBT tiếng Việt. Tổng số phụ ngữ TT được sử dụng là 107 lần. Phụ ngữ TT về mức độ xếp ở vị trí thứ nhất, với 40 lần xuất hiện (37,3%). Tiếp theo, phụ ngữ TT về thời gian có tần số xuất hiện là 20 lần (18,7%). Xếp ở vị trí thứ ba là phụ ngữ TT về sự đánh giá, với 13 lần (12,1%). Xuất hiện với 12 lần (11,2%) là phụ ngữ TT về tính cường độ.

Phụ ngữ TT về tính điển hình xuất hiện 7 lần (4,7%). Trong khi đó, phụ ngữ TT về tính rõ ràng và tính năng diễn có tần số xuất hiện tương đương nhau, mỗi loại 5 lần (4,7%). Theo sát là phụ ngữ TT về tính bảo lưu với 4 lần xuất hiện (3,7%). Cuối cùng, phụ ngữ TT về tính xác suất xuất hiện ít nhất, chỉ với 1 lần (0,9%).

Như vậy, có bốn điểm đáng chú ý từ kết quả phân tích trên.

Thứ nhất, tỉ lệ cao của phụ ngữ TT về mức độ và thời gian xuất hiện trong VBTMBT tiếng Việt không nằm ngoài dự đoán của chúng tôi. Như đã biết, những hiện vật được trưng bày trong bảo tàng đã có những giá trị văn hóa lịch sử cao, đồng thời những nhân vật được tôn vinh cũng đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực.

Vì vậy, việc sử dụng phụ ngữ TT chỉ mức độ (chủ yếu là chỉ mức độ cao) để nhấn mạnh hoặc làm sáng rõ những đặc điểm của hiện vật/nhân vật là điều dễ hiểu. Dưới đây là những ví dụ minh họa cho những điểm đang thảo luận (phụ ngữ TT về mức độ được in đậm).

(27) Đặc biệt, hầu hết các hình tượng sư tử đều được tạc trong tư thế rất động cũng như tính cách của người Chăm (VB 7).

60

(28) Toàn bộ thân dao găm trang trí đối xứng nhau dọc theo sống dao găm theo thứ tự hình chữ S,... (VB 28).

Phụ ngữ TT về thời gian được sử dụng để chỉ ra những đặc điểm ban đầu và hiện tại của hiện vật (hiện vật còn nguyên trạng hay mất đi một bộ phận nào đó), những khúc thời gian cụ thể mà hiện vật đã từng hiện hữu tại những địa điểm khác nhau, hay những khúc thời gian mà sự việc được thực hiện bởi nhân vật được tôn vinh trong bảo tàng. Ví dụ:

(29) Điều lí thú là trên một lưới giáo đồng lớn dài tới 40,6cm tìm được ở Đông Sơn (Thanh Hóa) hiện trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (VB 28).

(30) Nguyễn Thị Duệ là phụ nữ có học vị cao và sớm nhất (VB 16).

(31) Gia đình thành thị Việt Nam một thời hiện lên trong từng chi tiết kiến trúc (VB 22).

Thứ hai, phụ ngữ TT về sự đánh giá, tính cường độ, tính điển hình xuất hiện với tần số chưa cao. Như đã biết, ngoài việc cung cấp những thông tin cơ bản về đặc điểm, nguồn gốc, công dụng của hiện vật, hay tiểu sử, thành tựu của nhân vật, thì hiện vật/nhân vật còn có những ý nghĩa tiềm ẩn khác mà những người không có chuyên môn sẽ không thể hiểu tường tận. Chính vì vậy, việc xuất hiện nhiều hơn các phụ ngữ TT về sự đánh giá trong VBTMBT là cần thiết. Cụ thể, người đọc sẽ được thuyết phục hơn với sự chia sẻ từ những trải nghiệm của người viết về sự đánh giá những đặc điểm điển hình hay giá trị của hiện vật/nhân vật. Ví dụ (phụ ngữ TT về sự đánh giá được in đậm):

(32) Bà để lại nhiều bài thơ độc đáo với cá tính mạnh mẽ,... (VB 12)

(33)..., là chủ nhân của các lò gốm và những chế tác đồ gốm hoa lam đặc sắc... Nam (VB 18).

Tiếp theo, phụ ngữ TT về tính cường độ được sử dụng để tăng cường ý nghĩa của thông tin đưa ra. Trong khi đó, phụ ngữ TT về tính điển hình là để cụ thể hóa những đặc điểm của hiện vật/nhân vật nhằm tạo điểm nhấn trong ngôn bản.

Hơn nữa, chúng còn giúp người đọc gần hơn với hiện thực của vấn đề. Ví dụ:

(34) Ấn “Môn Hạ Sảnh ấn” được phát hiện vào năm 1962, là chiếc ấn duy nhất của triều Trần được phát hiện cho đến nay (VB 10) (Phần in đậm là phụ ngữ TT về tính cường độ).

(35) Đặc biệt, trên một mặt của rìu có trang trí hoa văn... (VB 5) (Phần in đậm là phụ ngữ TT về tính điển hình).

Thứ tư, điều đáng chú ý là phụ ngữ TT về tính xác suất gần như không được sử dụng trong VBTMBT tiếng Việt. Theo Ravelli (2006, tr. 89) liên hệ với tiếng

61

Anh, rất khó để bảo tàng truyền tải thông tin đúng với bản chất của sự việc, và để nhận ra điều này, nhiều ‘sự thật’ đã được đưa ra theo hướng mở để thương thuyết với người đọc. Như vậy, phụ ngữ TT về tính xác suất nên được dùng nhiều hơn trong diễn ngôn bảo tàng để diễn đạt những thông tin về hiện vật/nhân vật mà chưa được xác minh rõ hoặc còn tồn nghi (niên đại, chủ nhân của hiện vật hay lai lịch của nhân vật, v.v...). Không nên đưa thông tin theo kiểu ‘yêu cầu độc giả chấp nhận nó như một điều tất yếu’.

- Việc nhận diện và ý nghĩa của phụ ngữ tình thái

Theo Halliday (1994, tr. 83), phụ ngữ TT xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau và chúng quan trọng về mặt chức năng trong cú. Phụ ngữ TT được sử dụng để làm tăng hay giảm mức độ nhận định của người nói/viết về một sự vật, hiện tượng hay đối tượng nào đó. Những phụ ngữ TT đã xuất hiện trong VBTMBT tiếng Việt sẽ được nghiên cứu kỹ để nhận biết vai trò và ý nghĩa của chúng trong từng cú.

Thứ nhất, phụ ngữ tình thái chỉ mức độ thường là những phụ ngữ như: cùng, rất, toàn, tất cả.

Trong số những phụ ngữ TT chỉ mức độ, phụ ngữ TT rất xuất hiện nhiều nhất. Phụ ngữ TT rất được sử dụng để làm tăng mức độ ý nghĩa của tính từ mà nó bổ ngữ. Rất trong tiếng Việt được gọi là phó từ chỉ thang độ. Theo Diệp Quang Ban (2013, tr. 509), các phó từ chỉ thang độ rất, hơi, khí, quá, cực kì có thể kết hợp với những tính từ thang độ như đẹp, vui, rộng, anh hùng... Dưới đây là một số ví dụ về những cú có phụ ngữ TT rất đã xuất hiện:

(36) Ngày nay, việc đồng áng được giảm nhẹ nhờ áp dụng rất nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật, góp phần tăng năng suất lao động, giảm bớt sự nặng nhọc cho phụ nữ (VB 9).

(37) Tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, một chất liệu rất mới đối với họa sĩ Việt Nam (VB 13).

Trong ví dụ (36), rất đứng trước từ lượng hóa nhiều, cụm từ rất nhiều tương đương với trong tiếng Anh. Trong câu này, rất được sử dụng là để nhấn mạnh mức độ tần số cao của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Trong khi đó, ở ví dụ (37), rất đứng trước tính từ để bổ ngữ cho từ mới. Tác giả đã đưa ra một sự cam kết cao về độ mới của chất liệu mà họa sĩ đã sử dụng để vẽ tranh.

Một diễn đạt đáng chú ý khác là phụ ngữ TT vô cùng trong ví dụ sau:

62

(38) Đặc biệt, băng hoa văn chủ đạo ở giữa là hình bốn chim Thiên Nga trong những tư thế động – tĩnh vô cùng sống động chưa thấy trong bất kỳ tiêu bản hiện vật gốm men cùng thời ở Việt Nam và Trung Quốc (VB 3).

Phụ ngữ TT vô cùng tương đương về nghĩa với từ extremely trong tiếng Anh. Ở ví dụ (38), người viết hoàn toàn tin tưởng vào sự sống động của các tư thế động-tĩnh trong hình bốn chim Thiên Nga nên đã sử dụng phụ ngữ TT chỉ mức độ cao là vô cùng.

Phụ ngữ TT toàn, tất cả là những từ chỉ lượng mang nghĩa tổng quát. Theo chúng tôi, chúng có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đó là đứng trước những danh từ tập thể và trừu tượng. Ví dụ:

toàn/tất cả thế giới (danh từ tập thể); toàn/tất cả trường (danh từ tập thể); toàn/tất cả dân (danh từ tập thể); toàn/tất cả quyền lực (danh từ trìu tượng); toàn/tất cả tâm ... toàn/tất cả ý (danh từ trìu tượng). Tuy nhiên, phụ ngữ TT toàn, tất cả khi được kèm theo bởi một lượng từ (theo cách gọi của tiếng Việt) những hoặc các, thì chúng lại mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ:

(39) Toàn những/các lớp học giỏi đi tham quan (Classes with good students went for picnic).

(40) Tất cả những/các lớp học giỏi đi tham quan (All classes with good students went for picnic).

Hai ví dụ trên tưởng chừng có sự giống nhau về ý nghĩa thông báo nhưng không phải như vậy. Trong ví dụ (39) có hai thông tin truyền đi: (i) các lớp ở trình độ giỏi (không có thông tin về số lượng lớp); (ii) các lớp đó đi thăm quan. Ví dụ (40) có ba thông tin: (i) về số lượng lớp (tất cả); (ii) trình độ các lớp (đều giỏi); (iii) các lớp đó đi thăm quan.

Như vậy, phụ ngữ TT toàn, tất cả ở ví dụ (39) và (40) được sử dụng với sắc thái biểu cảm khác nhau mặc dù chúng đều thể hiện thang độ cao. Phụ ngữ TT toàn trong ví dụ (39) được thể hiện rõ nét hơn (có thể là sự khen ngợi hoặc sự dè bỉu). Trong khi đó, phụ ngữ TT tất cả ở ví dụ (40) mang tính chất thông báo.Những ví dụ sau có sự xuất hiện của phụ ngữ TT toàntất cả trong VBTMBT tiếng Việt:

(41) Đặc biệt, nhà thiết kế nữ tài năng này là người góp công đầu tiên trong việc quảng bá hình ảnh tà áo dài Việt Nam đầy quyến rũ và mê hoặc ra toàn thế giới (VB 6).

(42) Kháng chiến bùng nổ ông đi theo Cách mạng với tất cả lòng nhiệt huyết của mình (VB 12).

63

Từ toàn ở ví dụ (41) có thể được thay thế bằng cụm từ tất cả và tương tự như vậy đối với ví dụ (42) mà không có sự khác nhau về nghĩa hay mức độ nhấn mạnh. Chúng được sử dụng để chỉ ra sự cam kết ở thang độ cao của người viết về điều họ muốn nói đến. Tuy nhiên, do quy ước diễn đạt hoặc thói quen nên chúng ít được sử dụng thay thế cho nhau trong những trường hợp nói trên.

Thứ hai, phụ ngữ tình thái chỉ thời gian được nhận diện thông qua những từ ngữ như: đến nay, hiện còn, còn. Phụ ngữ nay trong tiếng Việt được dùng trong nhiều ngôn cảnh khác nhau và thường kết hợp với những từ bổ sung ý nghĩa về thời gian, địa điểm như: bấy lâu nay, đến nay, nay đây mai đó, nay lần mai lữa... hoặc đứng độc lập với tư cách danh từ. Cụm từ đến nay được thể hiện trong ví dụ sau:

(43) Chuông Vân Bản là một trong những hiện vật quý hiếm, có niên đại khá sớm còn lại đến nay (VB 2).

Cụm từ đến nay trong ví dụ (43) tương đương với until/till now trong tiếng Anh và nó biểu thị sự chuyển động của thời gian. Người viết muốn đưa ra một thông điệp rằng, chiếc chuông quý hiếm có từ xa xưa nhưng hiện vẫn còn tồn tại cho đến thời điểm nói. Tiếp theo là phụ ngữ tình thái hiện còn, còn. Trong hai ví dụ sau, cụm từ hiện còncòn mang nghĩa tương đương với still trong tiếng Anh và chúng được dùng để biểu thị hành động vẫn chưa kết thúc.

(44) Các tác phẩm của bà hiện còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng, nổi tiếng nhất là bài: “Bánh trôi nước”, “Đánh đu”,

“Vịnh cái quạt”… (VB 7).

(45) Một ký ức xưa còn vọng mãi ngàn năm (VB13).

Hiện còn ở ví dụ (44) biểu thị khoảng thời gian trong quá khứ và kéo dài tới thời điểm nói. Người nghe không biết liệu những tác phẩm của nhà thơ còn được lưu truyền trong tương lai hay không. Trong khi đó, ở ví dụ (45) hàm chỉ một thời gian không hạn định.

Thứ ba, phụ ngữ tình thái về sự đánh giá thường được sử dụng để đưa ra những đánh giá về tính đặc biệt và điển hình của hiện vật, tác phẩm hay nhân vật.

Dưới đây là những ví dụ minh họa cho những điểm đang thảo luận (phụ ngữ TT chỉ sự đánh giá được in đậm).

(46) Đây là hiện vật rất độc đáo trong số ít những cây đèn cùng loại thuộc thời kỳ Hậu Đông Sơn,... (VB 4).

(47) Tác phẩm Nhớ một chiều Tây Bắc là tác phẩm đỉnh cao của họa sĩ Phan Kế An... (VB 26).

64

Phụ ngữ TT độc đáo ở ví dụ (46) và đỉnh cao ở ví dụ (47) được sử dụng để đưa ra sự đánh giá ở thang độ cao của người viết về giá trị nổi bật của hiện vật/tác phẩm, đồng thời khẳng định vị trí đặc biệt của chúng trong những lĩnh vực liên quan.

Thứ tư, phụ ngữ tình thái chỉ tính cường độ thường gồm những từ và cụm từ như: không chỉ mà, còn thậm chí, duy nhất. Dưới đây là một số ví dụ minh họa:

(48) Chuông không chỉ phản ánh trình độ đúc đồng của ông cha ta mà còn có giá trị trong việc nghiên cứu mỹ thuật thời Trần, sự phát triển văn hóa, tôn giáo tại Đồ Sơn (Hải Phòng) - một trong những Trung tâm Phật giáo quan trọng thời Trần thế kỷ 13 – 14 (VB 2).

(49) Người đời nhớ tác phẩm của Hồ Xuân Hương không chỉ ở tiếng cười phá phách mà còn chất chứa nỗi đau, với những tâm sự thế thái nhân tình làm rung động sâu thẳm cõi lòng người, thể hiện khát vọng muốn bứt phá ra khỏi những ràng buộc và quan niệm lỗi thời về phụ nữ thời phong kiến (VB 7).

Trong tiếng Việt, phụ ngữ TT chỉ tính cường độ không chỉ.... mà còn được gọi là cặp phó từ diễn đạt quan hệ bổ sung (bổ sung đồng hướng gia tăng hoặc bổ sung nghịch đối) giữa các sự việc nêu ở hai vế (Diệp Quang Ban, 2013, tr. 321). Nói cách khác, cặp từ này được sử dụng để tăng tính toàn vẹn của thông tin đưa ra. Trên đây là những ví dụ về phụ ngữ tình thái chỉ tính tăng cường (chúng được in đậm).

Ví dụ (48) và (49) cho thấy, phụ ngữ TT không chỉ xuất hiện ở những vị trí khác nhau. Ở ví dụ (48), nó bổ ngữ cho động từ phản ánh, tạo sự dẫn truyền tiếp theo tới cụm từ trình độ đúc đồng của ông cha ta. Trong khi đó, ở ví dụ (49) nó lại được nhận diện trước danh từ. Trong trường hợp này, tác giả muốn nhấn mạnh vào những giá trị nội dung khác ngoài “tiếng cười phá phách” trong tác phẩm của Hồ Xuân Hương.

Thứ năm, phụ ngữ tình thái về tính điển hình như chủ yếu. Ví dụ:

(50) Các tác phẩm của bà hiện còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng, nổi tiếng nhất là bài: “Bánh trôi nước”, “Đánh đu”, “Vịnh cái quạt” (VB 7).

Phụ ngữ TT về tính điển hình chủ yếu ở ví dụ (50) có ý nghĩa tương đương với mainly trong tiếng Anh. Nó mang nghĩa cam kết cao và được sử dụng để đưa ra nhận định của người viết về số lượng lớn những bài thơ chữ Nôm được truyền miệng của Hồ Xuân Hương.

65

Thứ sáu, phụ ngữ tình thái về tính năng diễn hay còn được gọi là phụ ngữ tình thái “thời đoạn” (Nguyễn Văn Hiệp, 2012, tr. 81), biểu thị tần số của sự việc hay công việc được thực hiện. Ví dụ:

(51) Một vài công đoạn chính như cấy, làm cỏ, bón phân, thường do phụ nữ đảm nhiệm (VB 9).

Thường ở ví dụ (51) tương đương với usually/normally trong tiếng Anh. Nóđược sử dụng để chỉ mức độ thường xuyên của việc thực hiện công việc.

Thứ bảy, phụ ngữ tình thái về tính rõ ràng xuất hiện trong những ví dụ như sau:

(52) Hội họa của Trần Văn Cẩn dịu dàng và đôn hậu, cảnh gia đình bình yên hạnh phúc,vẻ đẹp được toát lên từ cuộc sống hòa bình được thể hiện trong các tác phẩm sơn mài, như: Tát nước đồng chiêm- 1958; Mùa thu 1960...(VB 6).

(53) Phong cách thể hiện tượng có nhiều nét giống với pho tượng Adiđà, với bộ mặt trầm tư, dịu dàng, đôi mày thanh, mũi thẳng cao thể hiện khá nét nhân chủng Chăm (VB 1).

Từ trong ví dụ (52) được bổ ngữ bởi phụ ngữ TT chỉ mức độ khá. Điều này làm giảm đi sự chắc chắn trong việc nhận định về hình dạng của bức tượng liên quan đến nhân chủng Chăm. Trong khi đó, phụ ngữ trong ví dụ (53) được sử dụng ngay sau động từ để nhấn mạnh vào những đặc điểm điển hình trong tác phẩm của Trần Văn Cẩn.

Thứ tám, phụ ngữ tình thái biểu hiện tính bảo lưu: đầu tiên được sử dụng trong ví dụ sau:

(54) Đặc biệt, nhà thiết kế nữ tài năng này là người góp công đầu tiên trong việc quảng bá hình ảnh tà áo dài Việt Nam đầy quyến rũ và mê hoặc ra toàn thế giới (VB 6).

Phụ ngữ TT đầu tiên trong ví dụ (54) đứng sau động từ để bổ ngữ cho động từ. Lời của tác giả trong ví dụ (54) là sự đánh giá, ghi nhận vai trò tiên phong của nhà thiết kế Minh Hạnh trong việc quảng bá hình ảnh tà áo dài Việt Nam ra toàn thế giới.

Cuối cùng, phụ ngữ TT về tính xác suất xuất hiện ít nhất, 1 lần. Nó được sử dụng để đưa ra sự phán đoán về phương thức gồng gánh con duy nhất được tìm thấy ở Việt Nam hay sự bổ sung thông tin về nội dung của bức tranh được trưng bày trong bảo tàng. Ví dụ:

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh bảo tàng trong tiếng Việt và t (Trang 69 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)