Sự khác nhau trong việc sử dụng phương tiện quy chiếu ngôi, quy chiếu chỉ định, quy chiếu so sánh trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt và tiếng Anh

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh bảo tàng trong tiếng Việt và t (Trang 134 - 139)

CHƯƠNG 4: ĐỐI CHIẾU SỰ THỂ HIỆN CỦA HỆ THỐNG QUY CHIẾU VÀ THỂ LOẠI TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH BẢO TÀNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

4.2. Đối chiếu sự thể hiện của quy chiếu trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt và tiếng Anh

4.2.3. Sự khác nhau trong việc sử dụng phương tiện quy chiếu ngôi, quy chiếu chỉ định, quy chiếu so sánh trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt và tiếng Anh

Bảng 4.3 Sự khác nhau trong việc sử dụng phương tiện quy chiếu ngôi, quy chiếu chỉ định, quy chiếu so sánh trong VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh Loại phương tiện quy chiếu trong tiếng

Việt

Loại phương tiện quy chiếu trong tiếng Anh

Ngôi Chỉ định So sánh Ngôi Chỉ định So sánh bà, ông,

của bà, của ông, của mình, chị, chúng,

đây, này, đó, nay, tại đây, ấy, điều này

như, giống, tương tự, giống với,

cũng như

he, she, it, they, we, him, their

the, this, that, these,

those, here

as, similar, more

Kết quả phân tích ở Bảng 4.3 chỉ ra, quy chiếu ngôi trong VBTMBT tiếng Việt thường là từ chỉ ngôi thứ ba số ít , ông và cụm từ hạn định chỉ ngôi của ông, của mình. Điều đáng chú ý, có nhiều quy chiếu ngôi quy chiếu đến tiêu đề của văn bản. Có nghĩa là, người viết diễn ngôn đã không đề cập tên của nhân vật được thuyết minh ở ngay đầu của câu đầu tiên trong văn bản mà dùng quy chiếu hồi chỉ tới tiêu đề. Ví dụ:

(164) Nguyễn Thị Bình (1927) – Nữ bộ trưởng ngoại giao đầu tiên (tiêu đề) tham gia cách mạng từ cuối năm 1945 và là một trong những cán bộ miền Nam được ra miền Bắc để bồi dưỡng lớp cán bộ đặc biệt.

(165) Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910- 1994) (tiêu đề)

Học trường Cao đẳng Đông Dương khóa 7 (1931-1936). Ông thể nghiệm những tác phẩm của mình trên nhiều chất liệu khác nhau, nhưng với ông quan tâm nhất vẫn là sơn mài- chất liệu có vẻ đẹp tự nhiên được tạo nên từ những màu cổ truyền cánh gián, then, son, vàng, bạc...

Rõ ràng, với cách quy chiếu ở ví dụ (164) và (165) sẽ làm cho văn bản ngắn gọn. Tuy nhiên, về sắc thái biểu cảm của văn bản, phong cách viết này có thể sẽ làm giảm sự trang trọng đối với nhân vật được thuyết minh, đặc biệt là những nhân vật tài danh trong xã hội. Bên cạnh đó, đại từ chỉ ngôi thứ ba số ít trong

124

VBTMBT tiếng Việt được sử dụng với tần số thấp vì trong tiếng Việt là một đại từ mang ít ý nghĩa và không làm tôn lên giá trị của hiện vật. Theo Định Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa (2013, tr.171), là ngôi thứ ba có hai sắc thái: (i) hoặc thân mật (có phần suồng sã) (ii) hoặc tỏ vẻ coi thường. Dưới đây là những ví dụ minh họa cho việc không dùng đại từ ngôi thứ ba , thay vào đó là hình thức lặp lại danh từ (cụm danh từ):

(166) Chuông Vân Bản là một trong những hiện vật quý hiếm, có niên đại khá sớm còn lại đến nay. Chuông không chỉ phản ánh trình độ đúc đồng của ông cha ta mà còn có giá trị trong việc nghiên cứu mỹ thuật thời Trần, sự phát triển văn hóa, tôn giáo tại Đồ Sơn (Hải Phòng) - một trong những Trung tâm phật giáo quan trọng thời Trần thế kỷ 13 - 14 (VB 2).

(167) Chiếc rìu này là một trong những chiếc rìu điển hình của sưu tập rìu đồng Đông Sơn. Rìu có hình dáng như một chiếc hài mũi cong, rìu lưỡi thẳng sắc, sống lưỡi hơi cong lõm, mũi hất lên, vai xuôi, gót vuông, họng tra cán thẳng (VB3).

Trong khi đó, đại từ chỉ ngôi it (nó) trong VBTMBT tiếng Anh thường được sử dụng để quy chiếu hồi chỉ, khứ chỉ và ngoại chỉ. Bên cạnh đó, it (nó) còn được sử dụng để làm chủ ngữ giả trong câu. Ví dụ:

(168) It is not certain where this lamp originated, but with the lit wick floated in oil, it would have cast a beautiful light in a temple, palace or home.

(Không chắc cây đèn này có nguồn gốc từ đâu nhưng với chiếc bấc đèn dầu, (chiếc đèn) có thể đã phát ra ánh sáng lung linh ở một ngôi đền, cung điện hay ở nhà).

(169) Furthermore, it is evidence to the existence of very skilled metallurgists in ancient South Arabia (VBIII).

(Hơn nữa, còn là bằng chứng cho sự tồn tại của các nhà luyện kim có kĩ năng ở vùng phía Nam Ả Rập cổ).

Điều đặc biệt nữa là, có sự linh hoạt trong việc sử dụng cụm từ hạn định chỉ ngôi (cụm tính từ sở hữu) của mình để quy chiếu tới đại từ chỉ ngôi trước đó.

Những ví dụ sau cho thấy, cụm từ hạn định chỉ ngôi của mình được sử dụng cho cả nam và nữ và cho cả số ít và số nhiều. Theo văn hóa Việt Nam, thay vì cách nói của bà, của ông, của cô để quy chiếu hồi chỉ tới chủ ngữ là bà, ông, cô, thì cách diễn đạt của mình sẽ được sử dụng. Cách diễn đạt này làm cho tổng thể của văn

125

bản không bị coi là “một màu” khi không phải lặp lại cụm tính từ sở hữu của ông, của bà, của cô nhiều lần trong suốt văn bản. Ví dụ:

(170) đã biến những chiếc áo vá của mình thành mốt tại giảng đường đại học.

(171) Ông thể nghiệm những tác phẩm của mình trên nhiều chất liệu khác nhau, nhưng với ông quan tâm nhất vẫn là sơn mài- chất liệu có vẻ đẹp tự nhiên được tạo nên từ những màu cổ truyền cánh gián, then, son, vàng, bạc...

(172) Không phải ngẫu nhiên Bùi Xuân Phái lại chọn Phố Hàng Mắm trong rất nhiều tác phẩm của mình định vị trên trang bìa cuốn vựng tập triển lãm cá nhân duy nhất 1984.

Trong khi đó, từ hạn định chỉ ngôi trong tiếng Anh được sử dụng một cách nghiêm ngặt theo quy tắc. Cụ thể, từ hạn định chỉ ngôi her (của cô ta/chị ta/bà ta) được sử dụng để quy chiếu với đại từ chỉ ngôi là nữ giới she và từ hạn định chỉ ngôi his (của anh ta/ông ta) được sử dụng để quy chiếu với đại từ chỉ ngôi là nam giới he (DeCapua, 2008 , tr. 72). Dưới đây là những ví dụ cho điều đang thảo luận.

Ví dụ:

(173) She found a dentist in Ohiho who taught her to pull teeth and make dentures (VB XIX).

(Cô ấy đã tìm được một nha sĩ ở vùng Ohiho, người đã dạy cô ấy cách nhổ răng và làm răng giả).

(174) He obviously felt that he should thank the gods for his prosperity, and perhaps also that his wealth might continue if he shared it with them (VB V).

(Ông ấy đã nhận thức rõ rằng, ông cần phải cảm ơn Chúa vì đã ban cho ông sự giàu có (dịch sát: vì sự giàu có của ông), và cũng có thể (nguyên bản: có lẽ) ông sẽ vẫn giàu có (nguyên văn: sự giàu có của ông có thể sẽ tiếp tục) nếu tiếp tục chia sẻ sự giàu có đó với họ).

Tiếp đến, quy chiếu chỉ định trong tiếng Việt thường gồm những đại từ chỉ định như: đây, này, đó, ấy và phụ ngữ chỉ định là tại đây. Ví dụ:

(175) Sau đó, bà là nhà thiết kế Việt đầu tiên có vinh dự giới thiệu 100 mẫu áo dài tại đền Kiyomizu Dera, nơi chưa từng có ai có cơ hội được trình diễn tại đây (VB 11).

(176) Cả bức tranh là dãy núi trùng điệp, nắng chiều nhuộm vàng sườn núi. Họa sĩ như đã “bê” nguyên cái nắng chiều đẹp đẽ đó vào tranh (VB26).

126

(177) Chiếc rìu này là một trong những chiếc rìu điển hình của sưu tập rìu đồng Đông Sơn (VB3).

Trong khi đó, quy chiếu chỉ định trong tiếng Anh thường là mạo từ xác định the, những đại từ chỉ định this (đây), that (kia). Trong đó, mạo từ xác định the chiếm ưu thế hơn cả. Ví dụ:

(178) “The Adulator” and “The Group” were plays published in the mid –

1700s, on the brink of the Revolution (VB12)

(“The Adulator” và “The Group” là tên của những vở kịch được xuất bản vào giữa những năm 1700, bên thềm của cuộc Cách mạng).

Ví dụ (178) cho thấy mạo từ xác định the đã được sử dụng để tạo ra sự liên kết giữa các phần trong một câu. Nó được sử dụng để gây sự chú ý của người đọc về phía trước, tới phần tiếp theo của ngôn bản (được thể hiện với mũi tên sang phải) mà còn đưa người đọc quay lại điều đã đề cập trước đó (được thể hiện với mũi tên sang trái). Bên cạnh đó, the còn được coi là nằm ngoài ngôn bản (được thể hiện với mũi tên đi lên).

Ngoài mạo từ xác định the, những đại từ chỉ định khác cũng có mặt trong VBTMBT tiếng Anh. Tuy nhiên, thisthat chiếm số lượng nhiều hơn so với những quy chiếu chỉ định còn lại. Ví dụ:

(179) The ropes of pearls around Margaret’s neck and bust and the gay Rainbow- colored

fan she holds were also sought-after fashion accessories that advertised the wearer’s good taste (VBTM về tác giả tác phẩm- trong hội họa: BTMT Boston Mỹ).

(Những sợi dây ngọc trai đeo quanh cổ và rủ xuống ngực của bà Magaret, và chiếc quạt có màu sắc cầu vồng rực rỡ được bà cầm trên tay cũng là những phụ kiện thời trang được săn lùng nhiều, những phụ kiện thời trang này cho thấy (nguyên văn: quảng cáo) thị hiếu của người đeo).

127

(180) In the 1840s she specialized in portraits of children, and this image of three of the twelve children of Otis Lincoln, an innkeeper from Newark Valley (near Binghamton), New York, is widely regarded as one of her finest achievements (VB XXII).

(Trong những năm 1840 bà đã tập trung vẽ những bức chân dung về thiếu nhi và hình ảnh này về ba đứa trẻ trong số mười hai đứa trẻ của Otis Lincoln, một chủ quán trọ từ vùng Newark Valley, New York, được coi là một trong những thành tựu tốt nhất của bà về việc vẽ chân dung thiếu nhi).

That trong ví dụ (179) là quy chiếu hồi chỉ và được dùng đề hồi chỉ lại cái được đề cập trước đó là accessories (các phụ kiện thời trang). Tương tự, this trong ví dụ (180) nói về phần được đề cập trước đó là portraits of children (những bức chân dung của bọn trẻ).

Cuối cùng, quy chiếu so sánh trong VBTMBT tiếng Việt và tiếng Anh xuất hiện với tần số rất thấp. Những quy chiếu so sánh trong tiếng Việt thường là những từ như: giống như, cũng như, tương tự. Ví dụ:

(181) Phong cách thể hiện tượng có nhiều nét giống với tượng Adiđà, với bộ mặt trầm tư, dịu dàng, đôi mày thanh, mũi thẳng cao thể hiện khá rõ nét nhân chủng Chăm (VB1).

(182) Cũng như tượng thần Civa, sư tử cũng được tạc trong y phục là một chiếc khố mềm mại, được người nghệ nhân Chăm thể hiện rất tinh tế (VB7).

Trong khi đó, quy chiếu so sánh trong tiếng Anh thường gồm những từ như: as, similar, more. Ví dụ:

(183) A lamp from Shabwa now in the Kunsthistorisches Museum, Vienna,

has a similar protome (animal bust) emerging from a handle in the form of a 'Heraklesknot' (VBIII).

(184) Examination within the Department of Scientific Research has

revealed more details on how the lamp was made... (VBIII).

128

Có thể thấy, việc sử dụng hình thức quy chiếu so sánh trong VBTMBT đôi lúc mang lại hiệu quả cao vì hình thức này có thể thuyết phục độc giả, người nghe về những điểm mạnh của hiện vật/nhân vật muốn nói đến. Tuy nhiên, khi so sánh hiện vật/nhân vật này với một hiện vật/nhân vật khác không hiện diện tại nơi trưng bày, quy chiếu so sánh làm thông tin rối bộn, cổ vật được diễn giải không tường minh.

Như vậy, có hai điểm đáng chú ý từ Bảng 4.3.

Thứ nhất, một số từ chỉ ngôi trong VBTMBT tiếng Việt được sử dụng một cách linh hoạt hơn so với tiếng Anh. Cụ thể, cụm tính từ sở hữu “của mình” có thể được sử dụng để quy chiếu hồi chỉ với cả từ chỉ ngôi thứ ba số ít là bà ta (chị ta), ông ta (anh ta) và đại từ ngôi thứ nhất tôi và ngôi thứ hai số nhiều chúng tôi. Trái lại, các từ quy chiếu ngôi trong VBTMBT tiếng Anh “phải có cùng giống và ngôi với từ được quy chiếu” (Dietsch, 2006, tr. H-28). Bên cạnh đó, đại từ it (nó) trong tiếng Anh thường được sử dụng để quy chiếu với vật đã được đề cập trước đó.

Trái lại, đại từ (it) trong tiếng Việt lại ít được ưa thích sử dụng.

Thứ hai, quy chiếu chỉ định trong tiếng Anh được sử dụng với tần số rất cao, cao hơn tổng số của ba loại quy chiếu trong tiếng Việt. Điều này là có sự góp mặt lớn của việc sử dụng mạo từ xác định the và từ chỉ định this (đây), that (kia). Mạo từ xác định the trong tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngôn cảnh khác nhau và đứng trước số ít, số nhiều, giống đực, giống cái (Thomson &Martinnet, 1960, tr. 19). Chính vì vậy, tần số quy chiếu của mạo từ này là rất cao. Bên cạnh đó, từ chỉ định this (đây), that (kia) trong VBTMBT tiếng Anh cũng được sử dụng nhiều. Những từ chỉ định này liên quan tới sự nhận thức về thể chất hoặc tinh thần của người nói (DeCapua, 2008, tr. 62).

Trong khi đó, trong tiếng Việt những phụ từ xác định (những, các, một, mấy, mỗi, mọi - theo cách diễn giải của Diệp Quang Ban, 2013, tr. 358 - 539) không phải là quy chiếu chỉ định. Vì vậy, chúng không có khả năng làm liên kết trong và giữa các câu. Người viết VBTMBT tiếng Việt thường lặp lại những danh từ (cụm danh từ) đã đề cập trước đó để làm chủ ngữ cho câu sau. Kết quả là, tần số xuất hiện của quy chiếu chỉ định trong VBTMBT tiếng Việt không cao.

4.3. Phân tích và miêu tả thể loại trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt và tiếng Anh

Luận án đã chọn ngẫu nhiên 15 trong tổng số 30 VBTMBT trong từng ngôn ngữ để tìm ra sự thể hiện của các tiểu thể loại trong những văn bản này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh bảo tàng trong tiếng Việt và t (Trang 134 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)