Phân tích và miêu tả hệ thống ngôi

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh bảo tàng trong tiếng Việt và t (Trang 93 - 98)

CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU SỰ THỂ HIỆN CỦA NGHĨA LIÊN NHÂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH BẢO TÀNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

2.2. Phân tích và miêu tả sự thể hiện nghĩa liên nhân trong văn bản thuyết minh bảo tàng đã chọn khảo sát tiếng Việt và tiếng Anh

2.2.3. Phân tích và miêu tả hệ thống ngôi

2.2.3.1. Hệ thống ngôi được sử dụng trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt Bảng 2.5. Tần số xuất hiện ngôi thứ ba trong VBTMBT tiếng Việt

Loại ngôi Sự diễn đạt Tần số

Ngôi thứ ba (Third person)

bà, cô (she), ông (he), với ông (him), nó (it) 45 lần

họ (they) 5 lần

của mình, của bà, của chị (her), của họ (their), của ông

13 lần

Tổng số 63

Bảng 2.5. cho thấy, hệ thống ngôi được sử dụng trong VBTMBT tiếng Việt là không cao, với 63 lần. Ngôi thứ ba với mẫu số ít và số nhiều chiếm tối đa và là duy nhất trong VBTMBT tiếng Việt. Trong đó, ngôi thứ ba số ít bà (cô), ông, nó

83

xuất hiện nhiều hơn cả, 45 lần. Tiếp đến là đại từ sở hữu số ít và số nhiều với 13 lần xuất hiện. Đại từ ngôi thứ ba số nhiều có tần số xuất hiện thấp nhất, 5 lần.

Kết quả phân tích cũng cho thấy, người viết diễn ngôn bảo tàng tiếng Việt đã sử dụng đại từ ngôi thứ ba cùng với những tính từ sở hữu của chúng dựa trên lứa tuổi, giới tính hay các tình huống giao tiếp xã hội. Theo Trần Ngọc Thêm (1997), việc sử dụng hệ thống xưng hô (ngôi) ở Việt Nam phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: tuổi tác, địa vị xã hội và các tình huống tương tác khác. Ông cũng bổ sung thêm, không có một nền văn hóa nào có hệ thống thứ bậc và chi tiết như ở Việt Nam (tr. 203). Ví dụ:

(101) đã biến những chiếc áo vá của mình thành mốt tại giảng đường đại học (VB 6).

(102) nổi tiếng trong các cuộc họp báo tại Hội nghị với phong cách lịch lãm, duyên dáng nhưng kiên quyết (VB 8).

(103) Ông thể nghiệm những tác phẩm của mình trên nhiều chất liệu khác nhau, nhưng với ông quan tâm nhất vẫn là sơn mài chất liệu có vẻ đẹp tự nhiên được tạo nên từ những màu cổ truyền cánh gián, then, son, vàng, bạc...

Trong ví dụ (101) và (102), từ chỉ ngôi đều biểu thị giới tính là nữ nhưng từ chỉ ngôi được sử dụng để nói về người phụ nữ không còn trẻ, thường đã kết hôn hoặc ở độ tuổi trung niên. Trong khi đó, thường được sử dụng để nói về người phụ nữ cao tuổi hơn và thường ở lứa tuổi sắp hoặc đã nghỉ hưu. Trong ví dụ (103), từ chỉ ngôi ông được sử dụng để nói về một người là nam giới, tuổi đã cao. Tuy nhiên, trong thực tế từ ông còn được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau như: để hàm chỉ sự không thiện cảm với người được xưng hô, để diễn đạt cách nói thân mật với bạn bè hay trong giao tiếp xã giao. Ngoài ra, cụm từ chỉ sự sở hữu của mình trong ví dụ (101) và ví dụ (103) được sử dụng trong hai ngữ cảnh khác nhau nên ý nghĩa của chúng không giống nhau. Của mình trong ví dụ (101) tương đương với her (của cô ta) trong tiếng Anh và nó quy chiếu tới ngôi thứ ba số ít (she) làm chủ ngữ ở đầu câu. Trong khi đó, của mình trong ví dụ (103) nói về việc sở hữu của một người thuộc nam giới, tương đương với his (của ông ấy) trong tiếng Anh. Nó quy chiếu hồi chỉ tới từ chỉ ngôi ông (he) làm chủ ngữ ở đầu câu.

84

Như vậy, hệ thống ngôi trong VBTMBT tiếng Việt đã chọn để khảo sát có khuynh hướng phức tạp trong cách sử dụng nhưng lại “xuề xòa” trong việc đưa ra những từ chỉ ngôi chiến lược để giao tiếp với người đọc.

2.2.3.2. Hệ thống ngôi được sử dụng trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Anh Hệ thống ngôi trong VBTMBT tiếng Anh sẽ được phân tích ở Bảng 2.6 dưới đây.

Bảng 2.6. Tần số xuất hiện của hệ thống ngôi trong VBTMBT tiếng Anh

Loại ngôi Sự diễn đạt Tần số

Ngôi thứ nhất we, I, me 10 lần

Ngôi thứ ba (Third person)

she, he, it 63 lần

her, his, its, their 76 lần

they, them 14 lần

himself 1 lần

themselves 1 lần

1

Tổng 165

Kết quả từ Bảng 2.6 cho thấy, tần số xuất hiện của hệ thống ngôi trong VBTMBT đã chọn tiếng Anh là 165. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba được sử dụng nhưng với ưu thế nghiêng về ngôi thứ ba, 10 lần đối với ngôi thứ nhất và 155 lần đối với ngôi thứ ba. Cụ thể, đại từ ngôi thứ nhất số ít I thường được sử dụng là để trích dẫn lại lời nói của nhân vật. Trong khi đó, ngôi thứ nhất số nhiều we thường được sử dụng để làm ngôi nhân xưng đại diện cho bảo tàng. Ví dụ:

(104) “The best piece of advice I have is to have patience and do a lot of research” (VB X).

(Lời khuyên tốt nhất mà tôi đưa ra đó là sự kiên nhẫn và nghiên cứu thật nhiều) (105) We can assume that the hand cupped to his mouth indicates that he is begging his deity for offerings while at the same time offering the naos as a gift (VB I).

(Chúng tôi cho rằng, bức tượng có bàn tay che miệng biểu thị hành động đang xin vị thần ban lộc, đồng thời dâng naos để làm vật tế).

(106) However, the inscription does evoke this individual from the ancient world: we know his name, his occupation, and some things of his mentality (VB V)

(Tuy nhiên, dòng chữ khắc trên đây gợi cho chúng ta biết tên, nghề nghiệp và một phần trạng thái tâm lí của nhân vật (ông ấy) trong thời kì cổ đại).

nhân vật này có từ xa xưa: chúng tôi biết tên, nghề nghiệp, và đôi điều về trí lực của ông ta).

85

Trong ví dụ (104), ngôi thứ nhất số ít I được sử dụng để biểu thị chính nhân vật được vinh danh trong bảo tàng. Như vậy, việc trích dẫn lại lời nói của nhân vật là để tăng tính chân thực và khách quan của thông tin đưa ra.

Thông thường, trong VBTMBT, ít có sự hiện diện của ngôi thứ nhất số nhiều We vì đây không phải là những văn bản “tự sự”. Tuy nhiên, we cũng được tìm thấy trong một số trường hợp. Ở ví dụ (105) từ We không những hàm chỉ những người đại diện của bảo tàng mà còn bao gồm cả người đọc. Cách sử dụng đại từ như vậy làm cho giọng điệu của ngôn bản trở nên chân thành và gần gũi với người đọc. Trái lại, we trong ví dụ (106) được sử dụng để hàm chỉ những người đại diện chung của bảo tàng, không gồm người đọc.Và rằng, những thông tin họ đưa ra là chắc chắn và áp đặt thông tin này đối với người đọc.

Đại từ ngôi thứ ba được sử dụng để nói về một người hoặc một vật đã được đề cập trước đó trong một sự kiện lời nói hay trong một ngôn bản. Ngôi thứ ba số ít và số nhiều được sử dụng trong VBTMBT đã chọn tiếng Anh là 155 lần. Trong đó, các đại từ chỉ ngôi số ít gồm she (cô ấy, bà ấy, chị ấy...); he (anh ấy, ông ấy, chú ấy...); it (nó) và những tính từ sở hữu: her (của cô ấy, bà ấy, chị ấy...), his (của anh ấy, ông ấy, chú ấy...) its (của nó) được sử dụng nhiều hơn những đại từ chỉ ngôi thứ ba số nhiều they (họ) và tính từ sở hữu, their (của họ). Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng ngôi thứ ba:

(107) In the 2000s, she continued to expand her brand, including a housewares line in 2011 (VB VI).

(Vào những năm 2000s, bà ta tiếp tục mở rộng thương hiệu của mình, bao gồm một dây chuyền sản xuất đồ dùng gia đình).

(108) It comes from the ancient monastery of Glankeen founded by St Cuileain in the seventh century (VB II).

(Nó – chiếc chuông có nguồn gốc từ một tu viện cổ của vùng Glankeen và được Thánh Cuileain tìm thấy vào thế kỉ thứ 17).

(109) Copley updated several aspects of his original portrait to conform to current fashion: he change his wife’s hairdo and gown and altered the settee from the rococo to the newly popular neoclassical style (VB XIII).

86

(Coley đã làm mới một số chi tiết về bức chân dung của ông để hợp với trào lưu đang được thịnh hành: ông đã thay đổi kiểu tóc và chiếc áo choàng của vợ mình, đồng thời thay đổi chiếc ghế dài thời xưa thành kiểu tân cổ điển mới đang được ưa chuộng).

(110) Wooden standing painted figure of Metjetji on its inscribed original base. He wears a black short wig (VB XV).

(Bức tượng bằng gỗ được sơn hình Metjetji và được đặt trên một cái đế có khắc chữ. Bức tượng đội một bộ tóc giả màu đen).

Có thể thấy, đại từ số ít she trong ví dụ (107) hướng đến đối tượng là nữ giới và đại từ này được sử dụng với mọi độ tuổi khác nhau mà ý nghĩa của câu không thay đổi. Tiếp theo, đại từ it trong ví dụ (108) được sử dụng để quy chiếu tới hiện vật được đề cập trước đó (chuông đền thờ). It trong tiếng Anh được áp dụng trong nhiều ngôn cảnh khác nhau. Trong số đó, nó “được sử dụng với vật, động vật mà chúng ta không biết giới tính” (Thomson & Martinet, 1960, tr.77)

Thêm vào đó, trong ví dụ (109) và (110) đại từ số ít he cũng được sử dụng trong hai ngôn cảnh khác nhau, dẫn đến ý nghĩa của từng cú khác nhau. Ở ví dụ (109) đại từ he quy chiếu tới tác giả – người vẽ bức tranh. Trong khi đó, đại từ he ở câu (110) được sử dụng để hàm chỉ bức tượng gỗ (nhân vật được tạc là nam giới).

Người viết diễn ngôn đã không dùng đại từ it (nó) hay danh từ bức tượng, thay vào đó là đại từ he để tăng tính lịch sự và sống động trong bài thuyết minh. Kết quả, người đọc như thể đang được tương tác với một nhân vật thật chứ không phải một vật vô tri vô giác.

Có thể thấy, hệ thống ngôi trong VBTMBT tiếng Anh có sự đa dạng trong việc lựa chọn loại ngôi để diễn đạt nhưng không có sự phong phú trong cách sử dụng. Chẳng hạn, ngoài các đại từ chỉ ngôi về giới tính (she-cô, bà; he-anh, ông, ) hay về vật (it-nó), đại từ chỉ ngôi (we-chúng ta, gồm cả người đọc) đã được sử dụng cho thấy sự tinh tế của người viết khi chọn cách “bình đẳng” với độc giả.

Theo Dietsch (2006, tr.6), giọng viết của tác giả là một phần quan trọng của tình huống tu từ và ảnh hưởng đến việc độc giả sẽ hồi đáp với bài viết như thế nào.

87

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh bảo tàng trong tiếng Việt và t (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)