Phân tích và miêu tả thể loại trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh bảo tàng trong tiếng Việt và t (Trang 139 - 143)

CHƯƠNG 4: ĐỐI CHIẾU SỰ THỂ HIỆN CỦA HỆ THỐNG QUY CHIẾU VÀ THỂ LOẠI TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH BẢO TÀNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

4.2. Đối chiếu sự thể hiện của quy chiếu trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt và tiếng Anh

4.3.1. Phân tích và miêu tả thể loại trong văn bản thuyết minh bảo tàng tiếng Việt

129

thể loại trình bày kết hợp với miêu tả. Thể loại thông báo miêu tả được sử dụng trong 8 văn bản. Thể loại trỡnh bày chỉ bằng gần ẵ so với thể loại thụng bỏo miờu tả, 3 văn bản. Thể loại thuật lại tiểu sử được sử dụng trong 2 văn bản và thể loại trình bày kết hợp với miêu tả cũng có số lượng tương tự.

Thứ nhất, 8 văn bản thuộc thể loại thông báo miêu tả gồm: “Tượng đá”;

“Chuông đồng”; “Bình gốm”; “Cây đèn đồng”; “Rìu đồng”; “Tranh sơn dầu Phố Hàng Mắm”; “Tranh lụa Bữa Cơm Mùa Thắng Lợi”; “Tượng gỗ”. Đa số những văn bản này đều gồm ba phần: phân loại; miêu tả và kết luận. Riêng văn bản

“Rìu đồng” có thêm phần giới thiệu ở đầu. Dưới đây là ví dụ về phân tích

“Chuông đồng”:

(185) Phân loại

- Chuông Vân Bản được phát hiện năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn (Hải phòng), có niên đại thế kỷ 13 – 14. Chùa Vân Bản gắn liền với tháp Tường Long, tọa lạc trên ngọn núi đầu tiên trong 10 đỉnh núi cao liền nhau của dãy núi Rồng (quận Đồ Sơn, Hải Phòng), có độ cao 91,7 m so với mặt nước biển.

Miêu tả - Kích cỡ - Các đặc điểm của chuông

- Chuông Vân Bản có kích thước lớn, với chiều cao tổng thể 125cm, quai cao 20 cm, miệng rộng 74 cm.

- Quai chuông trang trí đôi rồng đấu lưng vào nhau, nơi tiếp giáp ở vị trí cao nhất trang trí hình búp sen. Thân chuông có các đường gân ngang, dọc chia thành 8 ô, 4 ô trên hình thang đứng, 4 ô dưới hình chữ nhật. Trong 2 ô trên có khắc bài minh văn chữ Hán. Minh văn khắc còn rõ trong một ô, nội dung nói về việc cúng ruộng vào chùa, về chức tả bộc xạ. Bốn ô dưới để trơn. Chuông có 6 núm tròn, xung quanh mỗi núm có 16 cánh tròn tạo thành hình bông sen. Phần vành miệng đúc nổi 52 cánh sen.

Kết luận Định nghĩa và giá trị của chuông

- Chuông Vân Bản là một trong những hiện vật quý hiếm, có niên đại khá sớm còn lại đến nay. Chuông không chỉ phản ánh trình độ đúc đồng của ông cha ta mà còn có giá trị trong việc nghiên cứu mỹ thuật thời Trần, sự phát triển văn hóa, tôn giáo tại Đồ Sơn (Hải Phòng) - một trong những Trung tâm phật giáo quan trọng thời Trần thế kỷ 13 - 14.

Như phân tích ở trên, văn bản gồm ba phần: phân loại, miêu tả và kết luận.

Phần phân loại liên quan đến thời điểm, địa điểm phát hiện ra chuông và niên đại của nó. Đồng thời thông báo về nguồn gốc của chuông. Phần miêu tả gồm hai bước thoại: miêu tả kích cỡ và các đặc điểm của chuông. Cuối cùng là định nghĩa và các giá trị của chuông.

130

Tiếp đến là 3 văn bản thuộc thể loại trình bày: “Phụ nữ trong cuộc sống gia đình”; “Phụ nữ trong lĩnh vực văn học”; “Phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh”.

Những văn bản này đều có phần luận điểm và tranh luận. Văn bản “Phụ nữ trong lĩnh vực văn học” chỉ có một luận điểm, hai văn bản còn lại gồm hai luận điểm.

Ngoài ra, văn bản về “Phụ nữ trong cuộc sống gia đình” có thêm phần mở rộng.

Dưới đây là ví dụ về văn bản “Phụ nữ trong cuộc sống gia đình”.

(186)

Luận điểm 1 - Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính.

Tranh luận ủng hộ luận điểm 1

- Một vài công đoạn chính như cấy, làm cỏ, bón phân, thường do phụ nữ đảm nhiệm. Họ cũng tham gia vào khâu chọn giống, thu hoạch, thậm chí cày bừa- công việc thường thuộc về nam giới.

Luận điểm 2 - Công cụ lao động sử dụng trong việc trồng trọt phù hợp với đặc điểm địa hình, điều kiện lao động: Ruộng nước phổ biến ở vùng đồng bằng, trong thung lũng và được làm dưới hình thức ruộng bậc thang trên sườn núi.

Tranh luận ủng hộ luận điểm 2

- Họ sử dụng nọc cấy để chọc lỗ cấy mạ tại những vùng đất cứng, dùng liềm hoặc hái ngắt lúa để thu hoạch.

- Không giống như ở đồng bằng, các dân tộc ở miền núi có truyền thống canh tác nương rẫy nên dụng cụ lao động của họ cũng có điểm khác biệt. Đàn ông dùng gậy chọc lỗ, phụ nữ theo sau tra hạt. Hạt giống được đựng trong giỏ có quai hoặc dây đeo bên hông người phụ nữ. Đến mùa thu hoạch, họ có thể dùng tay tuốt lúa hoặc dùng nhíp để ngắt từng bông lúa một.

Mở rộng - Ngày nay, việc đồng áng được giảm nhẹ nhờ áp dụng rất nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật, góp phần tăng năng suất lao động, giảm bớt sự nặng nhọc cho phụ nữ.

Như đã phân tích, văn bản được cấu trúc làm ba phần: luận điểm, tranh luận ủng hộ luận điểm và thiết lập lại luận điểm. Luận điểm thứ nhất nói về đặc điểm hoàn cảnh của đất nước ảnh hưởng đến công việc của người phụ nữ. Luận điểm thứ hai liên quan đến công cụ được sử dụng trong việc canh tác. Tiếp đến là phần tranh luận ủng hộ các luận điểm và cuối cùng là phần mở rộng. Mặc dù việc diễn giải chủ yếu thông qua thì hoàn thành nhưng phần mở rộng được dùng ở thì hiện tại.

Thứ ba, thể loại thuật lại tiểu sử được áp dụng cho 2 văn bản “Phụ nữ trong lĩnh vực ngoại giao” và “Phụ nữ trong lĩnh vực thời trang”. Những văn bản này gồm hai phần: giới thiệu khái quát và thuật lại cuộc đời của nhân vật.

Cuối cùng, thể loại trình bày kết hợp với miêu tả được sử dụng trong 2 văn bản “Tác giả Trần Văn Cẩn và tác phẩm ” và “Tác giả Tô Ngọc Vân và tác phẩm”.

131

Hai văn bản này có cấu trúc giống nhau, được chia làm hai phần: phần đầu thuộc thể loại trình bày, phần sau thuộc thể loại miêu tả. Ví dụ về văn bản “Tác giả Trần Văn Cẩn và tác phẩm”:

(187)

Thể loại trình bày

Tiêu đề Họa sĩ Trần Văn Cẩn ( 1910 – 1994) Giới thiệu

Lai lịch (Nền tảng của đối tượng)

- Học trường Cao đẳng Đông Dương khóa 7 (1931- 1936).Ông thể nghiệm những tác phẩm của mình trên nhiều chất liệu khác nhau, nhưng với ông quan tâm nhất vẫn là sơn mài- chất liệu có vẻ đẹp tự nhiên được tạo nên từ những màu cổ truyền cánh gián, then, son, vàng, bạc...

Luận điểm

Luận điểm 1 và tranh luận ủng hộ luận điểm 1

Luận điểm 2 và tranh luận ủng hộ luận điểm 2

- Tiếp thu bảng màu nhiều sắc nhị của chủ nghĩa ấn tượng, những tác phẩm của ông trong những năm 30 mang phong cách lãng mạn, mơ mộng với vẻ đẹp của thiếu nữ thành thị:

Em Thúy (1943 – sơn dầu), Thiếu nữ gội đầu (1943 – khắc gỗ), Hai thiếu nữ trước bình phong (1943- lụa).

- Ông là người không thích tính thông thái trong bố cục tạo hình, nó làm khô cứng những cảm xúc và cái đẹp. Hội họa của Trần Văn Cẩn dịu dàng và đôn hậu, cảnh gia đình bình yên hạnh phúc, vẻ đẹp được toát lên từ cuộc sống hòa bình được thể hiện rõ trong các tác phẩm sơn mài, như:

Tát nước đồng chiêm- 1958; Mùa thu 1960; Thằng cu đất mỏ - 1964; Mưa mai trên sông Kiến – 1968.

Kết luận - Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật 1996.

Thể loại miêu tả Giới thiệu chung về bức tranh

- Sáng tác năm 1943, tranh Em Thúy của Trần Văn Cẩn là một tác phẩm xuất sắc.

Miêu tả về nhân vật Nhân vật trong tranh là một bé gái khoảng 12, 13 tuổi ngồi trên ghế mây, hai tay đặt vào nhau ở đùi. Riêng hai con mắt mở to nhìn đời rất trong sáng và tin tưởng. Nét ghế mây ôm lấy thân hình như che chở, một vài họa tiết nhỏ sau lưng.

Màu áo sáng trong nhấn thêm ý nghĩa trong trắng của tuổi thơ.

Toàn bộ sự trong sáng toát lên từ nét bút của tác giả, nhẹ nhàng vờn ở khuôn mặt, mảng áo, nét tóc, đôi tay cho đến cả nền nhẹ ở phía sau.

Đánh giá (nhận định) về bức tranh

- Tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, một chất liệu rất mới đối với họa sĩ Việt Nam. Đây cũng là một tranh chân dung thành công trong hội họa hiện đại Việt Nam.

Như đã phân tích, văn bản được cấu trúc thành hai phần chính: Phần đầu thuộc thể loại trình bày và phần sau thuộc thể loại phần miêu tả. Phần trình bày gồm ba tiểu thành phần: phần giới thiệu nói về nền tảng của họa sỹ; tiếp theo là

132

phần luận điểm, trong phần luận điểm có hai tiểu bước thoại đó là: luận điểm thứ nhất về việc tiếp thu bảng màu của họa sỹ cùng với tranh luận ủng hộ luận điểm, tiếp đến là luận điểm hai nói về quan điểm vẽ tranh của họa sỹ và tranh luận ủng hộ luận điểm hai. Kết luận đề cập đến giải thưởng của họa sỹ. Phần miêu tả gồm ba tiểu thành phần: giới thiệu về bức tranh, tiếp đến là miêu tả về nhân vật trong tranh và cuối cùng là nhận định về giá trị của bức tranh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của các văn bản thuyết minh bảo tàng trong tiếng Việt và t (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(217 trang)