Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (Luận văn thạc sĩ) (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THPT

1.4.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý Chủ thể quản lý nhà trường là Hiệu trưởng

Hiệu trưởng ảnh hưởng đến việc quản lý dạy học thông qua các yếu tố sau:

a) Phẩm chất đạo đức

Người hiệu trưởng muốn quản lý tốt hoạt động dạy học trong trường THPT hiện nay trước hết phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tác phong mẫu mực. Là con chim đầu đàn trong tập thể sư phạm,

luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực của nhà trường, biết thuyết phục cán bộ GV công nhân viên trong nhà trường thực hiện thành công kế hoạch năm học.

Người hiệu trưởng phải là người trung thực và liêm khiết, được nhân dân tin tưởng, đồng nghiệp quý trọng và HS tin yêu…

b) Trình độ chuyên môn

Để quản lý tốt hoạt động dạy học của đội ngũ GV người hiệu trưởng phải có tri thức về chuyên môn, môn học, nắm vững nguyên tắc dạy học và các PP dạy học. Hiệu trưởng phải có kỹ năng phân tích đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của từng GV.

Hiệu trưởng tham gia các chuyên đề giảng dạy, nắm bắt và chỉ đạo sát đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới PP dạy học.

c) Có trình độ và năng lực quản lý

Hiệu trưởng là người có trình độ quản lý vững vàng theo đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra hiệu trưởng phải có năng lực sư phạm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng định hướng, kỹ năng tổ chức, nắm bắt xử lý thông tin và hợp tác.

Hiệu trưởng phải có tầm nhìn, nhạy cảm, tư duy biện chứng, mạch lạc, khúc triết, linh hoạt chủ động sáng tạo, tự tin dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn đổi mới, hiệu trưởng phải biết xây dựng mạng lưới các quan hệ giao tiếp tốt, phản hồi nhanh, biết thuyết phục hơn là ra mệnh lệnh. Cuối cùng người hiệu trưởng phải biết tư duy sáng tạo và hành động vì hiệu quả trong quản lý hoạt động dạy học thì mới nâng cao chất lượng dạy học.

1.4.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

Đối tượng quản lý bao gồm đội ngũ GV, nhân viên, HS, CSVC, phương tiện và TBDH.

- Yếu tố về số lượng, chất lượng đội ngũ GV và HS

Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất vì thiếu một trong hai yếu tố đó thì không tồn tại quá trình dạy học. Chất lượng đội ngũ GV và HS quyết định chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng. Quản lý tốt quá trình dạy và học để nâng cao chất lượng dạy học giúp hiệu trưởng đạt tới mục tiêu của kế hoạch năm học.

Trong nhà trường, GV là lực lượng chủ công để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Hiệu trưởng giỏi xây dựng được bản kế hoạch tốt, nhưng người thực hiện (đội ngũ GV) không đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chưa tốt thì kết quả thực hiện (hiệu quả giáo dục) không cao. Người hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng đội ngũ GV vừa đủ về số lượng đồng thời đảm bảo về chất lượng. Hiệu trưởng cần quan tâm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV nhằm làm cho họ toàn tâm, toàn ý, có nguyện vọng được cống hiến, gắn bó với nhà trường gắn bó với sự nghiệp giáo dục.

Yếu tố về CSVC - phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học

CSVC - kỹ thuật phục vụ dạy học lớp học, bàn ghế, bảng đen, phòng chức năng , thư viện, ...

Người hiệu trưởng phải biết quan tâm tới điều kiện CSVC thường xuyên tăng cường bổ sung đảm bảo đủ điều kiện cho dạy và học thì mới nâng cao chất lượng dạy và học.

Điều kiện về CSVC, trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ công tác dạy học là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng sẽ mang lại hiệu quả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang, đúng quy định, điều kiện và phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại.

Các điều kiện về CSVC, trang thiết bị đồ dùng dạy học có vai trò như vật trung gian, chất xúc tác giữa GV và HS làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học. Trong quản lý hoạt động dạy học, người hiệu trưởng cần quan tâm

chỉ đạo để sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập của GV và HS, đồng thời quan tâm chỉ đạo tăng cường CSVC để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học trong từng giai đoạn, từng thời kì.

1.4.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Ngoài thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, người hiệu trưởng phải biết nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy và học, biết vận dụng hợp lý trên cơ sở phối hợp tích cực giữa gia đình nhà trường và xã hội, thực hiện đúng các đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước đưa hoạt động dạy học đạt kết quả cao nhất.

Điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương nơi trường đóng và HS đang học tại nhà trường là yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của hiệu trưởng cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc phối hợp giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục HS, các điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo tốt việc phối hợp ba môi trường giáo dục. Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm đến các điều kiện thuận lợi của địa phương để khai thác có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đồng thời tìm các giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, đề xuất những cơ chế, chính sách cho các cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định. Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương trong công tác giáo dục.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS là sự tác động của chủ thể quản lý tới quá trình dạy học nhằm đảm bảo dạy học không chỉ dừng ở mục tiêu hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực ở người học mà còn nhằm đạt mục tiêu cao hơn là phát triển năng lực cho người học để giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp.

Nội dung quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS gồm:

- Quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS

- Quản lý hoạt động dạy của GV theo định hướng phát triển năng lực HS

- Quản lý hoạt động học của HS theo định hướng phát triển năng lực HS

- Quản lý đổi mới HTTC, PP, KTDH theo định hướng phát triển năng lực HS

- Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực HS

- Quản lý sử dụng thiết bị và ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS

Có nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, bao gồm:

- Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý - Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý - Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (Luận văn thạc sĩ) (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w