Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển kinh doanh của công tu TNHH sản xuất thương mại bảo hộ lao động đại an toàn từ năm 2011 2016 (Trang 53 - 56)

Chương II: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN

3.2 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty

3.2.1. Môi trường vĩ mô

3.2.1.1 Tác lực kinh tế:

Các tác lực kinh tế ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động của các công ty sản xuất kinh doanh, nó tác động gián tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Các yếu tố chủ yếu là:

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành. Mặc dù trong những năm gần đây nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các nước trong khu vực và thế giới, hiện nay bình quân chỉ số GDP (%) cũng tăng trưởng đều theo từng năm. Đây là kết quả của công cuộc đổi mới và mở cửa kinh tế trong xu thế hội nhập.

BẢNG 3.1: Số liệu thống kê của GDP qua Các năm

NĂM 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tăng trưởng GDP(%)

6,8 6,84 7,04 7,1 7,7 8,43 8,17

(Nguồn từ tổng cục thống kê năm 2007)

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây theo thống kê trong giai đoạn 2000-2006 có sự tăng trưởng tương đối cao, tuy nhiên hiện nay trước tình hình suy thoái kinh tế trong khu vực và thế giới biến động khá phức tạp,Việt Nam vừa đối mặt với sự lạm phát tăng cao,và sự suy giảm kinh tế toàn cầu.Tuy nhiên theo chính sách kích cầu kinh tế của chính phủ giúp kích thích tiêu thụ hàng hoá bên cạnh cũng giảm áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, tạo điều kiện thuận lợi hình thành các thị trường mới.

Việt Nam hội nhập AFTA, gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong nước, như về thuế quan (các nước gia nhập WTO đều phải cam kết không tăng thuế vượt mức nhất định đối với phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu). Chính vì vậy các nước gia nhập WTO đều phải giảm thuế

SVTH: Trần Lệ Hằng Trang 42 nhập khẩu hơn nhiều mặt hàng. Bên cạnh đó, trong WTO còn qui định “cắt giảm thuế quan theo ngành “ và “ hài hòa hoá thuế quan”, có thể mức thuế còn rất

thấp,chủ yếu bằng 0%. Các ngành chủ yếu như Viễn thông, hoá phẩm, thiết bị máy móc công nghiệp…Như vậy việc gia nhập WTO đã tạo nhiều thuận lợi cho công ty Đại An Toàn trong việc nhập khẩu hàng hoá các loại máy móc thiếc bị phân tích trong phòng thí nghiệm…Bởi lẽ các mặt hàng này sẽ được giảm thuế nhập khẩu, tiết kiệm một số chi phí đáng kể.

Việt Nam là một đất nước năng động có nền kinh tế đang tăng trưởng rất cao, vì thế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển dần từ các nước khác sang thị trường Việt Nam đều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như nhiều đe dọa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Áp lực canh tranh sẽ càng gay gắt hơn nữa. Nhiều tập đoàn lớn sẽ tham gia vào lĩnh vực phân phối, tiêu thụ sản xuất hàng hoá, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

-Lãi suất :

Để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, trang bị máy móc thiết bị, cãi tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng thì vốn là yếu tố quan trọng nhất và đây cũng là yêu cầu hết sức thiết thực. Chính sách về vay vốn của ngân hàng liên quan trực tiếp đến vốn đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Mà lãi suất tiền gởi tiết kiệm tăng cao tác động mạnh đến lãi suất vay vốn, điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp đang cần nguồn vốn đầu tư mở rộng quy mô hay thay đổi công nghệ.

-Tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái có một ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tỷ giá giữa tiền đồng và các ngoại tệ mạnh khác đang giảm và còn có khả năng giảm xuống trong tương lai do đô la Mỹ tăng giá trên thị trường thế giới. Việc giá của tiền đồng Việt Nam giảm so với các ngoại tệ mạnh đã gây không ít khó khăn cho hoạt động nhập khẩu các công ty có nguồn nguyên liệu, hàng hoá phải nhập khẩu.Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

SVTH: Trần Lệ Hằng Trang 43 -Lạm phát:

Lạm phát làm cho nền kinh tế mất ổn định, lãi suất tiền vay cao hơn và tăng trưởng kinh tế chậm hơn.Trong điều kiện môi trường có chỉ số lạm phát cao, khó xác định được doanh thu thực từ hoạt động kinh doanh. Chính điều này làm hạn chế các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Các doanh nghiệp sẽ thu hẹp kinh doanh sản xuất, giảm biên chế tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Việt Nam từ năm 2006 -2010 với mức lạm phát gia tăng nhanh chóng đạt tới mức 14% do giá lương thực, thực phẩm leo thang và một số mặt hàng chính yếu trên thế giới tăng mạnh. Lạm phát tăng cao sẽ tác động tới tiêu dùng cá nhân cũng như đầu tư chung cho nền kinh tế. Bối cảnh kinh tế thế giới, đặc biệt là giá nhiên liệu đầu vào chưa ổn định thiên tai khắc nghiệt cũng tác động không thuận lợi đến nền kinh tế quốc gia.

3.2.1.2 Tác lực chính trị, chính quyền và pháp luật:

Tác lực này có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, chính quyền thực hiện việc kiểm soát và điều khiển cả nền kinh tế về mặt vĩ mô thông qua các biện pháp, chính sách và sắc luật trong kinh doanh như luật doanh nghiệp, luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật đầu tư…Nhằm định hướng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình và kinh doanh những mặt hàng mà thị trường, nền kinh tế đang đòi hỏi và cũng hạn chế kinh doanh những mặt hàng, lĩnh vực mà nhà nước muốn hạn chế.

Các chính sách kinh tế mới được ban hành tạo sự thông thoáng và môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Nhà nước đang khuyến khích các thành phần kinh tế trong cũng như ngoài nước tham gia các hoạt động bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ hoá học..

3.2.1.3 Tác lực cạnh tranh :

Cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao tạo ra một thị trường rất lớn bắt buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực đáp ứng vì thị trường luôn thay đổi mạnh về qui mô và tính chất.

SVTH: Trần Lệ Hằng Trang 44 Sự thay đổi về chính sách kinh tế đã tạo ra một nền kinh tế đa thành phần và hết sức năng động, bộ mặt xã hội thay đổi rõ nét, thị trường trong nước đa dạng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành, từ bỏ ngành này chuyển sang ngành khác. Điều này tạo ra một áp lực cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp trong ngành.

Sự phát triển mạnh của dân số, nhất là tỷ lệ có trình độ lao động năng lực cao, tạo nhiều điều kiện thuận lợi về mặt nhân lực, đảm bảo được các yêu cầu về nhân lực cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải có các chiến lược cũng như chính sách đãi ngộ hợp lý.

Ngày nay các công ty cạnh tranh rất khốc liệt để có thể giành lấy thị phần về mình. Họ thường thực hiện các chiến lược để tận dụng những cơ hội, giảm thiểu những đe dọa đến mức thấp nhất. Các công ty kinh doanh các sản phẩm điện tử, máy móc các trang thiết bị công nghệ muốn tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, tăng doanh số bán cho các sản phẩm của mình bằng cách thực hiện nhiều chiến lược đa dạng hoá chủng loại sản phẩm..

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển kinh doanh của công tu TNHH sản xuất thương mại bảo hộ lao động đại an toàn từ năm 2011 2016 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)