0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 49 -56 )

Tác động đến thảm thực vật – hệ sinh thái:

Sự mất mát tài nguyên thực vật, HST bị ảnh hưởng do việc phát quang thảm thực vật để làm đường mòn du lịch là không thể tránh khỏi. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến các loài thực vật, đời sống động vật xung quanh, mỗi đường mòn được tạo ra đồng nghĩa với hệ thực vật bị phá huỷ. Thảm thực vật – HST chịu nhiều sự ảnh hưởng từ hoạt động DLST của khách, chủ yếu là hoạt động đi bộ, chèo thuyền, chạy xuồng máy trong rừng, xuyên theo các tuyến đường mòn du lịch.

37

Một lượng lớn KDL đến VQG và sử dụng dịch vụ câu cá, chính hoạt động này gây ra tác động tiêu cực đến HST bởi lẽ: Để tránh bị vướng lưỡi câu dưới cỏ mà một số KDL đã khoanh vùng và móc hết lớp cỏ đó lên bờ; thậm chí còn sử dụng hóa chất để thu hút cá gây ô nhiễm môi trường, bẻ các cành cây cho vào thùng chứa cá ,...

Hằng năm, lượng học sinh, sinh viên về VQG tham quan, học tập nghiên cứu với lượng đông. Với sự hiếu động, tò mò của tuổi trẻ khi tận mắt chứng kiến nhiều loài thực vật lạ, quý hiếm, ý thích và ham muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp sẽ dẫn đến sự chen lấn nhau và vô tình dẫm đạp lên các loài thực vật để chụp được hình.

Đường mòn tạo ra là để cho du khách tham quan có thể nhận thức tốt hơn về môi trường sống, tăng thêm ý thức bảo vệ thế nhưng những hoạt động hay tác động nào không cần thiết thì cố gắng hạn chế và nếu như hoạt động được xem xét là ít tác động xấu hoặc tác động xấu ở mức có thể chấp nhận được thì mới tiến hành.

Bên cạnh đó, cắm trại là một hình thức vui chơi lành mạnh, giúp tạo ra một sân chơi bổ ích cho tất cả du khách tham quan muốn khám phá, tận hưởng không khí trong lành của rừng Tràm. Đây cũng là một cách giúp VQG quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng. Vì nếu tổ chức tốt hoạt động này, thì du lịch nơi đây sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong tỉnh và các khu vực lân cận. Hơn thế nữa sẽ có nhiều tuyến du lịch phát triển hơn nhờ loại du lịch hình này.

Theo kết quả khảo sát 60 khách du lịch, có 55 khách (91,6%) thích loại hình cắm trại và trong 55 khách lại chọn các cách cắm trại với hình thức khác nhau như: nấu nướng (49,09%), đốt lửa trại (90,9%), team building (34,5%). Qua đó cho thấy, nếu phát triển loại hình dịch vụ này, chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của khách khi mà nhu cầu cuộc sống càng tăng cao thì con người luôn muốn tìm những khoảnh khắc ghi dấu kỷ niệm cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của loại hình này thì cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn, đến đời sống sinh vật trong Vườn, gây tác động xấu đến các loài thực vật xung quanh khu vực cắm trại của du khách. Nếu VQG không quản lý tốt về số lượng KDL tối đa cho 1 khu cắm trại thì với các tác động tiêu cực từ KDL sẽ làm ảnh hưởng đến HST tại khu vực. Hơn nữa, cắm trại dù ở hình thức

38

nào đi chăng nữa cũng tồn tại “lửa”- đây là nguyên nhân gây ra phát sinh cháy rừng tiềm năng nếu không được quản lý chặt chẽ.

Ảnh hưởng đến các loài động vật:

Đối với các loài động vật thì hoạt động xây dựng và tổ chức DLST sẽ gây ra những tác động nhất định. Việc phát triển các loại hình DLST như: xem chim - thú, đi bộ trong rừng, cắm trại, chèo thuyền, chạy xuồng máy,...góp phần thu hút một lượng lớn KDL đến với VQG nhưng song song đó thì các loại hình du lịch trên cũng chính là nguyên nhân của tác động không mong muốn đối với các loài động vật trong khuôn viên VQG.

Tuy đường mòn du lịch được đưa vào hoạt động không gây ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến động vật lớn nhưng các tác động kèm theo có thể gây ảnh hưởng như các loài chim, động vật có thể bị săn bắt do ý thức kém của các du khách đi du lịch mà không có sự hướng dẫn của HDV. Hay việc KDL gây ra tiếng ồn khi trong thấy một loài chim, thú trong hành trình sẽ làm cho các loài động vật bị hoảng sợ và sự xuất hiện của các du khách làm chúng tránh xa khu vực đường mòn hơn.

Và việc phát tuyến đường mòn tham quan ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống và tập tính kiếm ăn của các loài động vật. Gây ra hiệu ứng đường biên, thu hẹp khoảng cách di chuyển kiếm ăn, sinh sống của các loài xung quanh đường mòn.

Theo số liệu điều tra thì có đến 80% du khách trả lời sẽ giữ im lặng khi quan sát trong các tour xem chim – thú, nhưng trên thực tế khi có sự xuất hiện của những loài chim quý hiếm thì khách vẫn cứ hò reo, mặc dù có sự nhắc nhở của HDV nhưng tình trạng này vẫn chưa khắc phục được.

Bên cạnh đó, tại các khu vực cắm trại thì sự xuất hiện của các loài động vật là hầu như không có. Sụ ồn ào tại khu vực cắm trại cùng với các hoạt động như nấu nướng, trò chơi team bulding hay đốt lửa trại làm cho các loài động vật tránh xa những khu vực trên, khoảng cách kiếm ăn, di chuyển và sinh sống của các loài động vật cũng bị ảnh hưởng, nhất là khi các hoạt động này diễn ra thường xuyên.

Tác động đến môi trường:

Các hoạt động của DLST ít nhiều đều ảnh hưởng nhất định đến môi trường nếu không kiểm soát tốt, cụ thể sự ảnh hưởng được thể hiện trong Bảng 4.6

39

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các hoạt động DLST đến môi trường

Ho t đ ng Tác đ ng Hoạt động chèo thuyền trong rừng - Tham quan bằng Tắc ráng - Nghiên cứu khoa học

Hoạt động chèo thuyền trong rừng - Tham quan bằng Tắc ráng - Nghiên cứu khoa học là những hoạt động gần như thu hút KDL chính của VQG. Bên cạnh những lợi ích mà các hoạt động này mang lại thì tác động tiêu cực do chính những vị khách này mang tới cũng đáng kể. Thông thường KDL sẽ tham gia các hoạt động chèo thuyền trong rừng, tham quan bằng tắc ráng hay nghiên cứu ĐDSH theo nhóm nhỏ hoặc một mình, ít cần sự hướng dẫn của HDV. Các hoạt động này luôn gắn với việc đem theo đồ ăn và thức uống, do đi một mình hoặc theo nhóm nhỏ nên mức độ tác động tiêu cực đến môi trường tương đối cao. Họ thường vứt rác bừa bãi dọc theo đường đi hay chỗ mà họ thường dừng chân nghỉ ngơi. Và theo kết quả khảo sát thực tế, KDL thường xuyên vứt rác tại các trạm dừng chân trên đường mòn, vì nơi đây có chỗ nghỉ chân rất thoáng mát.

Hoạt động xem chim –

thú

Với sự đa dạng về thành phần loài và có nhiều loài nằm trong danh mục loài quý hiếm, hoạt động ngắm chim–thú đã được VQG khai thác và tạo nên một sản phẩm DL đặc trưng theo mùa của VQG. Hoạt động này đòi hỏi KDL phải tuân thủ nghiêm ngoặc các quy định của TTDK và HDV. Đây cũng là một hoạt động mang tính chất giáo dục rất cao. Vì qua đó, KDL sẽ nâng cao được ý thức bảo vệ động vật hoang dã, thêm yêu, thêm gắn bó hơn với môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên, về mức độ tác động tiêu cực thì vẫn có, vấn đề lớn hiện nay vẫn là nạn rác thải do du khách không có ý thức vứt trên tuyến đường mòn DL hay địa điểm dừng để xem chim–thú.

Đêm đến, cắm trại trong rừng là một trãi nghiệm thú vị. Một giấc ngủ sâu với khí hậu mát mẻ, trong lành và thưởng thức tiếng nhạc rừng, đó là âm thanh của các loài chim, lưỡng cư. VQG Tràm Chim đã tận

40 Hoạt động

cắm trại

dụng được cảnh quan sẵn có và khai thác được những mong muốn, sự yêu thích đó của KDL để đưa hoạt động cắm trại vào chương trình hoạt động DLST của VQG.

Bên cạnh những tích cực hoạt động này mang lại cho VQG thì tác động tiêu cực nó mang lại cũng không nhỏ. Theo khảo sát từ KDL, 90% du khách không muốn dừng lại ở việc cắm trại thuần túy giữa rừng tràm, mà các hoạt động nấu nướng, đốt lửa trại,..sẽ làm tăng thêm sự phong thú và tạo thêm không khí cho buổi cắm trại. Vệ sinh môi trường sẽ giảm xuống nếu lượng rác thải trong quá trình nấu nướng hay tàn dư của việc đốt lửa trại sinh ra không được xử lý, thu gom đúng theo quy định. Khói, bụi bốc lên trong quá trình đốt lửa trại cũng gây ảnh hưởng cho bầu không khí trong lành của rừng khi cắm trại.

Dịch vụ lưu trú – ăn uống

Khu nhà ăn ở TT. DLST&GDMT phục vụ việc ăn uống khi KDL có yêu cầu với các món ăn mang tính chất đặc trưng của địa phương. Việc nấu nướng phục vụ cho KDL làm phát sinh các chất thải, thức ăn rơi vãi, nước thải do nấu nướng thải trực tiếp xuống kênh ảnh hưởng tới tập tính kiếm ăn của một số loài.

Khu vực nấu ăn thường xuất hiện các loài côn trùng nhỏ. Chúng quanh quẩn chờ cơ hội thâm nhập và nhặt thức ăn rơi vãi hoặc thức ăn được thải ra ngoài.

Do điều kiện đi lại khó khăn nên rác được lưu trữ trong rừng một thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi phát sinh ô nhiễm, ảnh hưởng đến HST khu vực xung quanh.

Các hoạt động sinh hoạt tại các khu nhà nghỉ cho du khách ở TTDK sinh ra một lượng nước thải, chất thải rắn lên môi trường rừng trong khu vực. Nếu các chất thải này tiếp tục được kiểm soát tốt, lượng chất thải sinh ra nằm trong ngưỡng cho phép có thể tự làm sạch thì môi trường không bị ảnh thưởng nhiều. Nếu không được kiểm soát tốt đây sẽ là nguyên nhân làm phá hoại môi trường của rừng.

41 Trò chơi GDMT và nghe diễn giải môi trường

Với mục đích là giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn cho KDL. VQG đã tổ chức nhiều trò chơi GDMT chủ yếu cho đối tượng là các em học sinh ở các khối lớp tại khu vực TTDK. Ngay khi tổ chức xong trò chơi thì vấn đề còn tồn đọng rác thải là vẫn có. Công tác nghe diễn giải môi trường thường được HDV của VQG kết hợp với các mô hình thực tế và phát tờ rơi cho du khách. Việc vứt các tờ rơi ở tại chỗ nghe diễn giải thường xảy ra do ý thức kém của du khách, một phần cũng do HDV rất ngại phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần về giữ gìn vệ sinh đối với KDL nên tình trạng này vẫn có xảy ra.

Các tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH được thể hiện qua Bảng 4.7:

Thang điểm đánh giá: -3: tác tiêu cực mạnh

-2: tác động tiêu cực vừa

-1: tác động tiêu cực ít 0: không tác động

42

Bảng 4.7: Tác động tiêu cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH

STT Công tác bảo tồn Các ho t đ ng chính Sự phát tri ển của thực vậ t Đời sống đ ng vật Phòng ch áy

chữa cháy Quản ý

bảo

vệ rừng Môi trƣờ

ng

Tổng tiêu cực

1 Đi bộ, chèo thuyền trong rừng -2 -2 0 -1 -3 -8

2 Nghiên cứu khoa học 0 0 0 0 0 0

3 Ăn uống phục vụ khách -1 -1 -2 0 -3 -7

4 Lưu trú của khách 0 -2 -2 -1 -3 -8

5 Xem chim, thú -2 -3 0 -1 -1 -7

6 Tham quan TTDK và nghe DGMT 0 0 0 0 -1 -1

7 Cắm trại -2 -2 -3 -1 -3 -11

8 Trò chơi GDMT 0 0 0 0 -1 -1

9 Tham quan bằng Tắc ráng -3 -3 0 -1 -1 -8

10 Câu cá -1 -2 -1 -3 -3 -10

Tổng tiêu cực -11 -15 -8 -8 -19

Dựa vào kết quả thể hiện Bảng 4.7: ta thấy các hoạt động cắm trại, đi bộ và chèo thuyền trong rừng, ăn uống phục vụ khách và tham quan bằng tắc ráng có tác động tiêu cực nhiều nhất đến công tác bảo tồn ĐDSH. Trong đó hoạt động cắm trại có tác động nhiều nhất.

Môi trường xung quanh cùng với đời sống của đông – thực vật là những thành phần bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hoạt động trên.

Nhận xét ảnh hƣởng của ho t đ ng DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH t i VQG Tràm Chim

Kết quả điều tra về nhận thức của KDL về ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH được thể hiện trong Hình 4.9:

43

Hình 4.9: Nhận thức của du khách về ảnh hưởng của hoạt động DLST

đến công tác bảo tồn ĐDSH

Theo kết quả điều tra, có đến 91,6% du khách khẳng định hoạt động DLST có gây ra ảnh hưởng đến công tác bảo tồn ĐDSH. Kết quả này cho thấy, một bộ phận lớn du khách đều có ý thức về những tác động do chính hoạt động của họ gây ra.

Và cũng theo kết quả điều tra KDL về các hoạt động DLST hiện có ở VQG gây ảnh hưởng đến công tác bảo tồn ĐDSH thì 76,7% KDL cho rằng hoạt động cắm trại, ngủ lại trong rừng gây ảnh hưởng nhiều nhất; tiếp đến là hoạt động; Tham quan bằng tắc ráng (65%); xem chim, thú (40%); đi bộ dã ngoại, chèo thuyền (15%) và các hoạt động khác (10%).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 49 -56 )

×