Tạo nguồn kinh phí bảo tồn cho VQG
Cung cấp kinh phí cho các khu bảo tồn là mối quan tâm chính của các nhà bảo tồn. Theo ghi nhận của TT. DLST&GDMT, doanh thu hoạt động DL từ các nguồn
chính : dịch vụ lưu trú, cho thuê dụng cụ dã ngoại và các dịch vụ khác ( ăn uống, bán hàng lưu niệm, cắm trại…). Như vậy, hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim đã làm tốt vai trò của mình góp phần thúc đẩy công tác bảo tồn của Vườn ngày càng tốt hơn.
Tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân vùng đệm
Áp lực của cộng đồng dân cư lên khu bảo tồn nói chung và ĐDSH nói riêng là vấn đề chung của thế giới và Việt Nam. Việc quy hoạch các khu bảo tồn lấy mất đi nguồn sống của cộng đồng dân cư nơi đó. Mất đất canh tác, việc vào rừng tìm thức ăn, săn bắt…bị cắm bởi công tác bảo tồn, trong khi chính sách hỗ trợ đời sống cho cộng đồng quanh VQG còn rất hạn chế. Áp lực về tăng dân số và đói nghèo trở thành vấn đề nan giải. Với áp lực đời sống như thế, việc phát triển DLST là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương.
Hình 4.6: Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng dân cư
Hình 4.7: Dịch vụ du lịch cộng đồng dân cư muốn tham gia
Qua kết quả điều tra (Hình 4.6 và Hình 4.7), 37,5% người dân được hỏi đến mong muốn tham gia vào hoạt động DLST. Và trong 37,5% người dân tham gia đó có 80% người dân muốn tham gia dịch vụ ăn uống, hướng dẫn du lịch (33,3% ); 13,3% tham gia bán hàng lưu niệm, nhà nghỉ cho du khách (20%). Như vậy, có một số không
37.5% 62.5% Có Không 33.3% 13.3% 80% 20% 6.7% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Hướng dẫn khách du lịch Bán hàng
lưu niệm Dịch vụ ăn uống Nhà nghỉ cho du khách
nhỏ người dân được hỏi đến mong muốn tham gia vào hoạt động DLST. Vườn cần đẩy mạnh hỗ trợ và người dân tham gia phát triển hơn nữa các dịch vụ bán hàng lưu niệm, ăn uống và homestay để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa của cộng đồng nơi đây và góp phần tạo thêm thu nhập, việc làm cho người dân giúp họ ổn định cuộc sống.
Và cũng theo kết quả khảo sát về mức độ tầm quan trọng của các loài sinh vật trong VQG: 87,5% cộng đồng dân cư trả lời rằng các loài động, thực vật của VQG quan trọng và rất quan trọng. Điều đó khẳng định rằng, người dân rất có nhận thức trong vấn đề bảo tồn và thấy được tầm quan trọng của các loài nơi đây.
Như vậy, có thể thấy sự phát triển du lịch ở VQG Tràm Chim là mong muốn chung của cộng đồng để có thêm công ăn việc làm, giúp ổn định cuộc sống. Việc tăng thu nhập sẽ làm giảm sức ép của cộng đồng lên TNTN của VQG nói chung và công tác bảo tồn sẽ được thuận lợi hơn. Vì vấn đề giữa bảo tồn và khai thác là một trong những khó khăn lớn nhất của VQG hiện nay.
Nâng cao công tác bảo tồn giá trị văn hóa địa phương:
Những nét đặc sắc về nền văn hóa của cộng đồng người dân vùng đệm là một yếu tố thu hút lượng lớn KDL. Việc đó giúp nâng cao nhận thức của người dân, tạo điều kiện phát triển tri thức. Giúp người dân nhận ra giá trị của nền văn hóa truyền thống và tạo động lực để họ giữ gìn và phát triển chúng.
Theo kết quả nghiên cứu KDL, thì hoạt động DLST ở VQG Tràm Chim thu hút được KDL nhiều nhất đó là hoạt động xem chim, thú (chiếm 58,3%), hoạt động tham quan cảnh quan cũng khá thu hút ( 36,7%), hoạt động tìm hiểu văn hóa bản địa cũng thu hút KDL nhưng chiếm tỷ trọng không lớn (18,3%). Các hoạt động đi bộ dã ngoại (31,6%) và câu cá (21,7%). Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong Hình 4.8:
Hình 4.8: Hoạt động thu hút KDL đến với VQG Tràm Chim
Qua kết quả điều tra cho thấy yếu tố văn hóa bản địa khu vực VQG chưa thực sự thu hút KDL, VQG cần đưa nhiều chương trình hoạt động văn hóa hơn vào hoạt động DLST, cụ thể là biểu diễn Đờn ca tài tử cải lương Nam Bộ. Điều đó sẽ tạo nên sự hấp dẫn và thu hút KDL nhiều hơn nữa.
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục môi trường:
Lồng ghép chương trình GDMT vào hoạt động DLST để du khách có thể nhận thức giá trị và tầm quan trọng của TNTN. Họ sẽ không chỉ tôn trọng khu vực họ tới tham quan mà cả những khu vực khác họ đến trong tương lai.
Kết quả điều tra về mức độ nhận thức của du khách về tính hiệu quả của việc lồng ghép GDMT trong hoạt động DLST: sau chuyến đi tham quan 100% khẳng định mình có thêm nhiều kinh nghiệm, hiểu biết và thêm gần gũi, yêu quý thiên nhiên; 66,7% KDL cho rằng bảo tồn ĐDSH là rất quan trọng và 33,3% cho rằng quan trọng.
Kết quả điều tra cho thấy, GDMT đã góp phần giúp KDL có thêm ý thức về môi trường thực tại. Tuy nhiên, chỉ khi nào, ý thức được thể hiện bằng hành động và việc làm thì mới có thể làm tốt được công tác giáo dục và tuyên truyền. Vì vẫn còn 5% du khách vẫn vứt rác tại chỗ. Đây là một một thách thức đối với người làm công tác tuyên truyền mà vai trò quan trọng hơn hết là HDV. Do đó cần nâng cao hơn nữa công tác chuyên môn của HDV để nhiệm vụ này được hoàn thành một cách xuất sắc hơn.
31.6% 58.3% 36.7% 26.7% 21.7% 0 10 20 30 40 50 60 70 Đi bộ dã ngoại, chèo thuyền Xem chim,thú Tham quan cảnh quan Nghiên cứu HST và ĐDSH Câu cá
Các tác động tích cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH được thể hiện qua Bảng 4.5:
Thang điểm đánh giá: 3: tác động rất tích cực
2: tác động tích cực
1: tác động tích cực ít 0: không tác động
Bảng 4.5: Tác động tích cực của DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH
STT Công tác bảo tồnn
Các ho t đ ng chính Kinh phí bảo tồn Giáo dục môi trƣờ
ng
Văn hóa địa phƣơng Tham gia của c ng đồng Tổng tích cực
1 Đi bộ, chèo thuyền trong rừng 2 3 3 3 12
2 Nghiên cứu khoa học 1 1 1 1 4
3 Ăn uống phục vụ khách 0 0 2 3 6
4 Lưu trú của khách 2 0 2 3 7
5 Xem chim, thú 2 3 1 1 7
6 Tham quan TTDK - nghe DGMT 3 3 3 1 10
7 Cắm trại 2 2 1 0 5
8 Trò chơi GDMT 1 3 1 0 5
9 Xem Đờn ca tài tử Cải lương 2 1 3 3 9
10 Câu cá 3 0 0 0 3
Tổng tích cực 18 16 17 15
Qua Bảng 4.5: cho thấy, hoạt động du lịch có tác động tích cực nhiều nhất đến công tác bảo tồn bao gồm các hoạt động: đi bộ trong rừng, tham quan TTDK và nghe DGMT, xem biểu diễn đờn ca tài tử cải lương và xem chim – thú.
Và các hoạt động này có tác động mạnh nhất đến công tác GDMT và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST.