Trong suốt quá trình làm báo cáo phải luôn tham khảo, tiếp nhận những ý kiến quý báu từ các chuyên gia trong ngành nhằm làm cho đề tài được hoàn thiện hơn, mang tính khách quan, có giá trị khoa học và giá trị về thực tiễn ứng dụng.
Đối tượng tham khảo:
- Hạt nhân của ban quản lý VQG Tràm Chim: họ là những người đã gắn bó và am hiểu tình hình ở đây.
- Giảng viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM: những chia sẻ, ý kiến đóng góp về chuyên môn.
Các chuyên gia trong lĩnh vực DLST và bảo tồn ĐDSH: cung cấp những kiến thức cần thiết và những đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài.
3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Từ những số liệu đã thu thập được từ công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa và kết quả điều tra phỏng vấn sẽ tiến hành thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra được những kết quả để làm căn cứ cho bài báo cáo.
- Sử dụng một số nhóm hàm thông dụng và cơ bản như hàm logic, toán học, thống kê, chuỗi, ngày tháng…trong Excel để thống kê lại các số liệu.
- Sử dụng phầm mềm N- Grap hoặc ORIGIN 7.0 để vẽ các biểu đồ, diễn giải các số liệu thu thập được để xử lý các thông tin định lượng trong bảng câu hỏi.
3.2.2.1. Ma trận hoạt động tác động (Active Impact Matrix = AIM)
Các bước thực hiện
- Xác định các hoạt động du lịch quan trong nhất. Xác định các hoạt động du lịch mang tính chất thường xuyên, có tác động nhiều nhất.
- Xác định công tác bảo tồn thiên nhiên đang được tiến hành tại VQG.
- Xác định tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm Chim.
- Xác định các tác động quan trọng nhất và mức độ ảnh hưởng của những tác động đó mà chúng ta cho điểm theo các mức 3, 2, 1, 0, -1, -2, -3 tương đương: 3: tác động rất tích cực/ -3 : rất tiêu cực, 2: tác động tích cực/ -2: tiêu cực, 1: tác động tích cực ít/ -1 : tiêu cực ít và 0: không tác động, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý, hạn chế tác động tiêu cực.
3.2.2.2. Phương pháp tính sức chứa (Carrying capacity)
Tính lượng khách có thể tham quan mỗi ngày.
Để xác định sức chứa, năm 1985 Boullon đã đề xuất công thức xác định sức chứa như sau:
Công thức tính sức chứa du lịch của 1 khu vực căn cứ vào tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân ( m2/người)
Sức chứa =
Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân: tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi du khách thường được xác định bằng thực nghiệm, phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch.
- Nghỉ dưỡng biển : 30 - 40 m2/người - Picnic : 60 - 80 m2/người - Thể thao : 200 - 400 m2/người - Hoạt động cắm trại ngoài trời : 100 - 200 m2/người
Tiêu chuẩn cho hoạt động đi bộ trong rừng: 10 người/km (theo Điều kiện môi trường để tổ chức một số loại hình du lịch cơ bản, ban hành kèm quyết định số 02/2003/QĐ – BTNMT ngày 29/07/2003 của Bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường).
Tổng số khách tham quan mỗi ngày (KMN)
KMN = sức chứa × hệ số luân chuyển
Hệ số luân chuyển (HSLC)
Thời gian khu vực mở cửa cho du khách tham quan HSLC =
Thời gian trung bình của một cuộc tham quan
Theo Ceballor – Lascurain, sức chứa du lịch của một khu vực cụ thể còn liên quan đến các yếu tố như: chính sách cho du lịch và quản lý VQG, hiện trạng tham quan, các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tham quan, khả năng phục vụ,..
Sử dụng phần mềm Word 2010 để trình bày kết quả đạt được.
khu vực do du khách sử dụng tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DLST TẠI VQG TRÀM CHIM 4.1.1. Cơ sở pháp lý ho t đ ng DLST của VQG Tràm Chim 4.1.1. Cơ sở pháp lý ho t đ ng DLST của VQG Tràm Chim
- Luật Du lịch; Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Thông tư 99/2006/TT-BNN, ngày 06/01/2006 của Bộ NN&PTNT.
- Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 83/1992/QĐ-TTg, ngày 10/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim; Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim thành VQG Tràm Chim.
- Quyết định số: 192/2003/QĐ-TTg, ngày 17/09/2003 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến 2010.
- Quyết định số: 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Quyết định số 65/QĐ-UB.TL ngày 26/3/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thành lập Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc VQG Tràm Chim.
4.1.2. Hiện tr ng ho t đ ng DLST t i VQG Tràm Chim
4.1.2.1. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Vườn quốc gia Tràm Chim có thể chia thành hai nhóm. Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật do sự quản lý của Vườn quốc gia: nhà nghỉ có tất cả 07 phòng, sức chứa khoảng 21 người/đêm; 01 nhà ăn có thể phục vụ được cùng lúc khoảng 100 khách; 03 chiếc tắc ráng có thể chuyên chở từ 27 đến
36 người/lượt; 01 Trung tâm du khách có thể tiếp nhận cùng lúc khoảng 30 - 40 người; 01 sân tennis, 06 đài quan sát, 01 nhà nghỉ chân giữa rừng. Nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật của người dân ở các xã và thị trấn vùng đệm Vườn quốc gia có khoảng 09 nhà nghỉ có khả năng đón tiếp 180 lượt khách/đêm. (xem thêm ở Bảng 1, PHỤ LỤC 3).
4.1.2.2. Các sản phẩm du lịch
Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường (TT. DVDLST & GDMT) VQG Tràm Chim tổ chức các chương trình DLST cho du khách có nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu môi trường cảnh quan. Với các sản phẩm như sau:
- Dịch vụ DLST: với các tuyến điểm tham quan VQG Tràm Chim, du khách trãi nghiệm không gian của vùng đất hoang sơ Đồng Tháp Mười, tìm hiểu các hệ sinh
thái, quần xã tiêu biểu của VQG.
- Dịch vụ các công trình nghiên cứu: hỗ trợ công tác nghiên cứu của các tổ chức khoa học quốc gia và quốc tế, về môi trường sinh thái Đồng Tháp Mười, các công trình nghiên cứu các loài chim quý hiếm có tại VQG Tràm Chim, đặc biệt là Sếu đầu đỏ. Tiếp nhận và lên chương trình hỗ trợ công tác nghiên cứu thông qua đội ngũ nghiên cứu khoa học và môi trường của VQG.
4.1.2.3. Các tuyến tham quan
Khi tham quan, du khách buộc phải ngồi trên tắc ráng chạy dọc theo các con kênh len lỏi trong VQG, sau đó lên nhà nghỉ chân giữa rừng hoặc chòi quan sát để ngắm cảnh, chụp ảnh, câu cá, ăn uống, vệ sinh. Khi các hoạt động hoàn tất du khách lại tiếp tục xuống tắc ráng để tham quan đoạn đường còn lại và trở về nơi xuất phát ban đầu.
Các tuyến tham quan chính tại VQG Tràm Chim: Tuyến 1:
Tổng chiều dài 36 km. Thời gian chạy xuồng là 3 giờ.
Theo tuyến này du khách sẽ được tham quan phía Tây khu A1, một khu đất ngập nước mang đậm nét hoang sơ với các sinh cảnh rừng tràm và đồng cỏ ngập nước theo mùa của vùng Đồng Tháp Mười.
Tuyến 2:
Tổng chiều dài 28 km. Thời gian chạy xuồng là 2 giờ 45 phút.
Theo tuyến này, du khách được tham quan hầu hết các sinh cảnh chủ yếu của hệ sinh thái đất ngập nước, có cơ hội quan sát các loài chim nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (A1) của VQG.
Tuyến 3:
Tổng chiều dài của tuyến 28 km. Thời gian chạy xuồng là 1 giờ 30 phút. Theo tuyến này du khách được tham quan các sinh cảnh lúa ma, cỏ năng và các
loài chim nước. Tuyến 4:
Tổng chiều dài của tuyến 17 km. Thời gian chạy xuồng là 1 giờ.
Theo tuyến này du khách được tham quan hai kiểu sinh cảnh chủ yếu của hệ sinh thái đất ngập nước của Đồng Tháp Mười và có cơ hội quan sát bãi chim nước trong phân khu A2 của VQG.
Tuyến 5:
Tổng chiều dài của tuyến 12 km. Thời gian chạy xuồng là 45 phút.
Tuy thời gian không nhiều nhưng du khách sẽ được ngắm nhìn một cách tổng quát VQG Tràm Chim.
Tất cả các tuyến du lịch đều có cảnh quan gần giống như nhau. Khi tham quan bất kỳ tuyến nào du khách cũng đều có dịp thấy được rừng tràm, năn, cỏ ống, cỏ mồm, lúa ma, bèo hoa dâu, sen; các loài chim nước như cò trắng, cò ma, trích, cúm núm, cồng cộc, le le, …
Bảng 4.2: Các dịch vụ du lịch khác dành cho du khách STT Các dịch vụ DLST khác Phân khu
1 Tham quan đường bộ đê bao Khu A1: trạm C4, C2, C1
2 Cấm trại
Khu A1: Đài , C3 Nhà nghỉ chân số 3 Khu A2: Trạm Quyết Thắng.
3 Câu cá
Đội cơ động đến trạm C4, C3, Phú Thành B, kênh C1.
Khu A2: Trạm C3, C6, C5.
Bảng 4.3: Các tuyến tham quan đặc biệt của VQG Tràm Chim STT Tên tuyến Thời gian
tham quan Cảnh quản
1 Xem chim sinh sản 9 -12
Sinh sản của Cồng cộc, Điêng điểng, Cò trắng, Diệc...trên rừng tràm. Đồng lúa trời, cỏ năng, sen, súng...
2 Xem Sếu 1 – 5
Cỏ năng, cỏ ống, tràm, sen, súng..., Các loài chim kiếm ăn hai bê bờ kênh
3 Cảnh quan mùa
nước nổi 7 -11
Câu cá, bơi xuồng, hái trái cà na, bông điêng điểng, Cỏ năng, cỏ ống, tràm, sen, súng, đồng lúa trời...
4.1.2.4. Đặc điểm khách du lịch
a. Lượng khách du lịch
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú nêu trên, DLST VQG Tràm Chim là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch. Từ đó, tình hình khách tham quan, doanh thu hàng năm đều tăng; công tác phục vụ khách tham quan từng bước được cải thiện.
Bảng 4.4: Lượng khách tham quan, giai đoạn 2011-2013 (Đơn vị tính: Người) Năm Loại Tổng Tổng Khách 2011 Nội địa 8,216 8,389 Quốc tế 173 2012 Nội địa 16,131 16,556 Quốc tế 425 2013 Nội địa 23,581 24,095 Quốc tế 514
(Nguồn: TT.DLST&GDMT VQG Tràm Chim) Từ bảng trên cho ta thấy: Lượng khách nội địa chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với khách quốc tế, lượng khách tăng theo từng năm. Năm 2013 lượng khách đến VQG Tràm chim là 24,095 người, trong đó khách nội địa là 23,581người (Chiếm 97,87%). Điều này cho thấy tỉ lệ KDL quốc tế đến với VQG còn rất thấp, VQG cần chú trọng việc thu hút KDL từ nước ngoài thông qua công tác quảng bá hình ảnh của VQG ra quốc tế.
b. Phân loại khách theo mục đích du lịch
Kết quả khảo sát lý do khách chọn DL tại VQG Tràm Chim cho thấy, lý do khách chọn DL tại VQG khá đa dạng. Lý do lớn nhất là muốn thu thập kinh nghiệm về thiên nhiên, bảo tồn và văn hóa bản địa... chiếm tỷ lệ cao 56,6%; tiếp đến là sự quan tâm đến ĐDSH và HST của Vườn (20%); sự tò mò, muốn thay đổi không khí, gần gũi với thiên nhiên cũng là một động cơ đưa KDL đến với VQG, lượng khách đến với mục đích này chiếm 15%; 23,3% trong số 60 KDL được khảo sát quan tâm đến Vườn là muốn có ngày nghỉ ấn tượng, sự tình cờ và lý do khác.
Khi được khảo sát về nguồn thông tin mà khách biết đến VQG Tràm Chim thì có đến 48,3% người nói rằng họ biết đến VQG Tràm Chim thông qua bạn bè và người thân, cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:
Hình 4.1: Nguồn thông tin khách biết đến VQG Tràm Chim
c. Đối tượng khách du lịch
Theo kết quả điều tra của tác giả vào tháng 3 năm 2014 thì, đối tượng tham quan VQG được thể hiện trong Hình 4.2:
Hình 4.2: Đối tượng tham quan VQG Tràm Chim
Theo kết quả điều tra thì đối tượng đến VQG Tràm Chim chủ yếu là các công chức (chiếm 65,7%), tiếp theo là các học sinh và sinh viên (Chiếm 19,5%), các nhà nghiên cứu chiếm xếp hạng 3 với tỉ lệ là 10,2%. Kết quả trên cho ta thấy lượng khách đến với VQG Tràm Chim chủ yếu là những đối tượng có mức sống tương đối. Tuy nhiên, đối tượng học sinh, sinh viên là rất tiềm năng. Vì vậy cần có các giải pháp cụ thể để thu hút học sinh, sinh viên đến với VQG.
Thông qua 2 hình 4.2 và 4.3 ta thấy lượng khách du lịch đến VQG chủ yếu là công chức và nhóm này lại biết đến VQG thông qua kênh truyền thông là bạn bè,
35% 8.3% 5% 13.3% 48.3% 6.7% 18.3% 0 10 20 30 40 50 60 Internet Phương tiện truyền thông Công ty lữ hành Chương trình du lịch Bạn bè, người thân Sách hướng dẫn du lịch Khác 19.5% 65.7% 10.2% 4.6%
Học sinh, sinh viên Công chức
Nhà nghiên cứu Đối tượng khác
người thân. Vì vậy VQG phải đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch nhằm khai thác tối đa tiềm năng truyền thông (Bạn bè, người thân), bởi lẽ mối quan hệ của nhóm người này trong xã hội là rất lớn.
d. Doanh thu du lịch : Theo kết quả báo cáo doanh thu du lịch của VQG
Tổng doanh thu năm 2013 là 2.125.648.000 đồng (Hai tỷ, một trăm hai mươi lăm triệu, sáu trăm bốn mươi tám ngàn đồng). So với năm 2012, tăng 39,56%.
Trong đó, tổng chi: 1.961.740.000 đồng (Một tỷ, chín trăm sáu mươi mốt triệu, bảy trăm bốn chục ngàn đồng).
e. Đánh giá chung về đặc điểm khách du lịch
Thời gian lưu trú:
Hầu hết KDL đến với VQG chỉ để tham quan DL thuần tuý và hoạt động lưu trú của khách chỉ dẫn ra thường xuyên nhất là một buổi và đi về trong ngày (chiếm 93,4%). Kết quả điều tra được thể hiện trong Hình 4.3:
Hình 4.3: Thời gian tham quan của du khách tại VQG
Thông qua Hình 4.2 và 4.3 ta thấy KDL đến với VQG Tràm Chim là Công chức và thời gian lưu trú 1 buổi chiếm tỉ lệ rất cao. Do tính chất công việc của nhóm người này là nghỉ vào những ngày cuối tuần, vì vậy chất lượng dịch vụ các ngày cuối tuần phải luôn được quan tâm, đảm bảo tốt nhất. Để khi rời khỏi VQG, họ sẽ có những kỉ niệm tốt nhất về vườn. Từ đó, kênh thông tin Bạn bè, người thân lại được khai thác tốt hơn nhất. Cảm nhận của khách du lịch về VQG: 66.7% 26.7% 6.6% 0 20 40 60 80 1 buổi Cả ngày Khác
Thông qua kết quả điều tra đối với KDL, 86,6% KDL cho rằng HST ở VQG đa dạng và đặc biệt, điều này làm cho DL nơi đây thành nơi con người được trở về với thiên nhiên, đòi hỏi hoạt động bảo tồn HST hiệu quả hơn nữa nhằm giúp DLST phát triển tốt hơn và thân thiện để thuyết phục được KDL, kể cả những KDL khó tính nhất.
Số lần khách đến VQG:
Kết quả điều tra về số lần du khách đến VQG được thể hiện trong Hình 4.4:
Hình 4.4: Thống kê số lần du khách đến VQG
Tiềm năng và sản phẩm DL thu hút khách của VQG là rất lớn trong tương lai, nhưng tỉ lệ quay trở lại thực tế còn rất hạn chế và tập trung chủ yếu các nhà nghiên cứu. Như vậy, công tác quản lý của VQG cần được chú trọng hơn nữa vì việc giữ chân được KDL là một yếu tố quan trọng giúp DLST ở Vườn càng phát triển và VQG sẽ được biết đến nhiều hơn nữa.
Mức độ hài lòng của du khách: